Thứ ba, 23/07/2024 03:27:55
Làm thế nào để đạt điểm 10 môn Sử?

Ngày: 26/02/2016

Với nhiều bạn, lịch sử được xem như một môn học khó đạt điểm cao vì…khó học thuộc. Thế nhưng, môn lịch sử có thật sự khó như vậy bạn nghĩ? 

 

Cùng lắng nghe chia sẻ của các bạn học sinh giỏi môn Sử để chọn cho mình phương pháp học tập tốt cho môn học này nhé!

Hệ thống kiến thức cho bài học

Sau mỗi tiết học lịch sử, bạn Minh Hòa (trường THPT Chuyên Quang Trung- Bình Phước) hệ thống lại lượng kiến thức đã học thành những ý chính để nắm bắt nội dung của bài học. Hòa tập thói quen đọc lại sách giáo khoa vài lần, rồi sử dụng bút dạ quang để tô đậm những từ ngữ, những câu quan trọng và viết ra thành những sơ đồ tư duy. Sau khi đã nắm được các ý chính, bạn triển khai ý thành một bài hoàn chỉnh.

Hòa chia sẻ: “Lịch sử là môn học có lượng kiến thức khá lớn. Nếu học thuộc lòng sẽ dễ “ngán” và mau quên. Việc hệ thống ý giúp mình nắm vững kiến thức đã học và không bị sót ý khi làm bài.

 

Bạn Minh Hòa
 

 

Xem nhiều tài liệu và phim lịch sử

Bạn Nguyễn Phú Tân (Trường THPT Thoại Ngọc Hầu) cho biết ngoài giờ học trên lớp, vào thời gian rảnh rỗi, Tân thường lên mạng tìm tài liệu ở các diễn đàn, nghe bài giảng trên You Tube và xem các bộ phim lịch sử.

Tân cho biết nhờ kết hợp sách giáo khoa và tài liệu tìm được trên mạng mà bạn nắm bài nhanh hơn và không sợ bỏ sót ý. Đồng thời, việc xem phim lịch sử vừa giúp bạn ôn lại bài vừa cung cấp những kiến thức mở rộng bên ngoài sách giáo khoa. “Đó là là cách để mình vừa học vừa giải trí, tránh được sự nhàm chán trong quá trình học bài.”

 

Bạn Nguyễn Phú Tân (phải)
 

 

Tích cực giải đề và sửa bài

Bên cạnh việc học kĩ kiến thức trong sách giáo khoa, giải đề thi là cách bạn Trần Thị Xuân Mơ (điểm 10 môn Sử kì thi THPT quốc gia 2015) thường làm trong quá trình ôn luyện của mình. Việc giải đề thi nhiều giúp Mơ làm quen với các dạng đề bài, tránh trường hợp bối rối khi găp dạng đề mới. Đồng thời, đó cũng là cách để cô bạn tự ôn tập và đánh giá năng lực của bản thân.

Bạn Xuân Mơ

 

 “Làm đề nhiều giúp tớ biết mình đang hỏng kiến thức ở phần nào. Đặc biệt là lúc sửa bài, chỉ cần phát hiện ra lỗi nhỏ thôi, mình sẽ ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho lần sau.” – Mơ chia sẻ.

Sưu tầm
Tin liên quan