Ngày: 24/02/2015
Thông tư 30/2014 của BGDĐT ban hành quy định
đánh đánh giá học sinh tiểu học (HSTH) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2014
và chính thức được áp dụng vào việc đánh giá học sinh các trường Tiểu học trên
toàn quốc đã làm thay đổi căn bản hình thức kiểm tra đánh giá học sinh tiểu
học.
Từ
chỗ kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng điểm số và chủ yếu hướng vào ghi nhớ
kiến thức trước đây, được thay bằng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và kiểm
tra đánh giá hướng vào năng lực, chú ý nhận xét, tư vấn, phản biện, mức độ thể
hiện năng lực, phẩm chất học sinh. Đặc biệt, cách đánh giá mới, không xếp
loại học tập theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu, không so sánh học sinh
này với học sinh khác, đã góp phần đáng kể giảm áp lực điểm số, căn bệnh thành
tích trong GD.
Mục tiêu lớn nhất của Thông tư 30
là quan tâm đến sự phát triển về năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh đảm bảo
theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục được nêu ở Nghị quyết 29. Tuy
nhiên, để thực hiện tốt công tác này, để thông tư đi vào cuộc sống không phải
nhiệm vụ giản đơn có thể làm một sớm, một chiều mà cần có quá trình thay
đổi, từ nhận thức, đến cách làm, ở trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội,
tạo sự đồng thuận cao trong hành động.
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT nêu rõ mục đích
của việc đánh giá là giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi
giai đoạn dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng,
tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế của HS để
hướng dẫn, giúp đỡ các em trong quá trình học tập, rèn luyện.
Trước khi thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ra
đời cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên bậc tiểu học các trường đã được tiếp cận
với tinh thần của hình thức đánh giá mới này trên cơ sở triển khai thí điểm và
nhân rộng có hiệu quả mô hình Trường tiểu học mới Việt Nam (VNEN). Cùng
với đó, Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cử nhiều cán
bộ cốt cán tham dự các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Sau đó triển khai
sâu rộng tới tất cả các giáo viên đảm bảo giáo viên nào cũng được tiếp cận,
hiểu, biết cách đánh giá và đánh giá được học sinh theo đúng Thông tư.
Ở mỗi đơn vị trường học, Lãnh đạo
trường cũng vào cuộc một cách tích cực bằng những việc làm thiết thực: Thường
xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ, trường,
cụm trường nhằm chia sẻ, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc mà giáo viên dễ mắc phải khi thực hiện đánh giá học sinh theo hình
thức mới này. Để thông tư “sống” trong quá trình dạy- học, không ai khác, nhân
tố quyết định chính là giáo viên- những kĩ sư tâm hồn trực tiếp đứng lớp. Phải
thừa nhận rằng, việc chuyển đổi từ cách đánh giá bằng những con điểm khô khan
sang cách đánh giá thành ngôn từ phong phú, hấp dẫn đối với mỗi giáo viên là
không dễ dàng.. Để đảm bảo mục tiêu trong mỗi tiết học, đòi hỏi người giáo viên
phải quan sát kĩ lưỡng hơn, gần gũi hơn, tỉ mỉ hơn với mỗi học sinh từ đó kịp
thời động viên, khích lệ và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em. Trong mỗi lời
nhận xét, giáo viên cũng cần linh hoạt thay đổi ngôn từ để thu hút hơn với từng
học sinh, làm sao để mỗi học sinh đều cảm thấy mình được quan tâm, động viên, khuyến
khích, để từ đó tự tin, tích cực học tập để khắc phục những mặt còn hạn
chế .. Cũng qua lời nhận xét của giáo viên học sinh biết được mình đang
đạt ở mức độ nào, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân tự tìm cách
khắc phục. Lưu ý là giáo viên phải thường xuyên tạo cơ hội để học
sinh được tự đánh giá mình, đánh giá bạn, đó cũng chính là quá trình học
để phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Trong quá trình đánh giá thường
xuyên, để lời nhận xét không nhàm chán. mỗi giáo viên phải không ngừng
tự bồi dưỡng kiến thức, tích cực học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thông qua học
đồng nghiệp, luôn tự làm mới mình trong từng lời nhận xét. Để làm tốt
được việc này, mỗi nhà trường cần tập huấn kỹ cho giáo viên về “Kỹ thuật nói
lời nhận xét và viết lời nhận xét” thông qua các chuyên đề và việc dự giờ
thăm lớp của Ban giám hiệu và tổ cốt cán.
Ngoài việc thực hiện thay đổi cách đánh
giá học sinh, mỗi giáo viên phải là một tuyên truyền viên xuất sắc tuyên truyền
tinh thần đổi mới của Thông tư 30 đến các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng để
nhân dân thấy rõ được con đường Học mà con mình đang đi sẽ tạo ra một thế hệ
tương lai - những con người mới có kiến thức, năng lực và phẩm chất đáp ứng
được yêu cầu phát triển của xã hội. Để có được thế hệ con người mới, cha mẹ học
sinh phải có trách nhiệm cao hơn với con cái mình, không đứng ngoài cuộc mà
cùng tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của con em mình.
Khi tuyên truyền tốt, cộng đồng sẽ tin tưởng và ủng hộ cách đánh giá mới này.
Những
đổi mới trong đánh giá học sinh của Thông tư 30 đã bắt kịp theo xu hướng
đổi mới chung của giáo dục trên thế giới. Bất kì sự đổi mới nào cũng kèm
theo những khó khăn ban đầu . Tuy nhiên với tính tích cực, nhân văn của Thông
tư và sự nhiệt tâm của đội ngũ nhà giáo, CBQLGD chắc chắn mỗi học
sinh của chúng ta sẽ được quan tâm, chăm sóc tốt hơn trong môi trường giáo dục
lành mạnh để phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết, trở thành con người mới
Việt Nam mà thời đại đang cần.