Ngày: 08/03/2015
Ba giá trị cốt lõi của giáo dục Nhật Bản
Tinh thần làm việc tập
thể, những bài học đạo đức và hành động luôn đi kèm mục tiêu là những giá trị
tối cơ bản của nền giáo dục xứ sở hoa anh đào.
Lucy Crehan là một nhà
giáo, nhà nghiên cứu về giáo dục rất tận tâm với những đề tài của mình. Cô đã
gặp gỡ nhiều bậc giáo viên, phụ huynh để có thể đưa ra được những góc nhìn mới
lạ và chính xác về nền giáo dục của Nhật Bản.
Cộng đồng hóa giáo dục
từ bậc tiểu học
|
Ngay từ bậc tiểu
học, hầu hết thời gian học sinh được học tập và làm việc theo nhóm. Ảnh: Factrange. |
Điều làm Susan, một
giáo viên, cảm thấy bất ngờ ngay ngày đầu tiên đi dạy là cách ứng xử của các
học sinh tiểu học. Theo Susan, "học sinh được phép đứng lên, tự do đi lại
xung quanh lớp ngay cả khi tiết học đang diễn ra và hầu như có thể làm mọi việc,
trừ những việc gây nguy hiểm."
Hành động này được xem
là "hư" và hoàn toàn trái với những suy nghĩ cũng như khuôn mẫu trước
đây về học sinh Nhật Bản biết nghe lời và có tinh thần học tập cao. Tuy nhiên,
những bất ngờ đó đều nằm trong chuỗi chính sách có chủ đích của chính phủ Nhật
Bản áp dụng cho học sinh tiểu học.
Thay vì dành những năm
tháng đầu tiên của bậc tiểu học rèn giũa học sinh về tầm quan trọng của việc
làm theo đúng chỉ dẫn của giáo viên, người Nhật cho rằng đây là quãng thời gian
để các em tự nhận ra những gì phù hợp và yêu thích. Bên cạnh đó, việc hướng các
em vào hoạt động nhóm cũng luôn được ưu tiên.
Hầu hết hoạt động của
học sinh tiểu học đều được tổ chức theo các nhóm nhỏ, vì thế, học tập dường như
trở thành hoạt động tự nhiên mang tính xã hội. Nếu một học sinh rời ghế của
mình và không tham gia vào các hoạt động, giáo viên sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở như:
"Đội Vàng vẫn chưa sẵn sàng!". Điều này sẽ khiến các học sinh khác
trong đội quan tâm và yêu cầu người bạn trở nên tích cực hơn vì lợi ích của
nhóm.
Cách giáo dục này
khiến trẻ em ý thức rằng chúng là thành phần cần thiết của nhóm và tự hào khi
đạt được thành tựu dưới tư cách nhóm. Những cảm xúc và niềm tin này rất quan
trọng trong xã hội Nhật Bản, nó sẽ theo mỗi cá nhân suốt cuộc đời.
Giáo dục đạo đức
Cạnh các tiết học về
chuyên môn, những giá trị nhân văn cũng được giáo viên Nhật Bản chú trọng giảng
dạy thông qua các tiết học đạo đức. Các tiết học này thường được tổ chức một
lần một tuần và trong suốt quãng đời học sinh với tiêu chí chung là: "Phát
triển một tầng lớp cư dân Nhật Bản, những người sẽ không bao giờ mất đi tinh
thần nhất quán tôn trọng mọi người xung quanh, luôn mang theo tư tưởng đó ở
nhà, tại trường học hay bất cứ hoàn cảnh nào trong xã hội mà anh ta là thành
viên; phấn đấu cho sự sáng tạo của một nền văn hóa giàu cá tính và cho sự phát
triển của một quốc gia dân chủ; tự nguyện cống hiến cho một xã hội hòa
bình".
Những bài học như thế
này chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên giảng dạy, không có một quy chuẩn cụ thể.
Đa phần, học sinh sẽ được nghe kể về một câu chuyện hay một tình huống nào đó.
Tiếp theo, các em sẽ thảo luận theo nhóm và cuối cùng là chia sẻ những suy nghĩ,
ý kiến mình sẽ làm gì và tại sao, trong từng tình huống trước cả lớp.
Dù cách giảng dạy phụ
thuộc vào từng giáo viên nhưng nội dung và mục tiêu của các bài học thì hoàn
toàn được quy định bởi bộ Giáo dục.
Những hoạt động hướng
mục tiêu
|
Học sinh Nhật Bản
thường ở lại lớp dọn vệ sinh sau giờ học. Ảnh: Inside
Classrooms. |
Hầu hết các trường ở
Nhật đều có những hoạt động thể thao hay lễ hội thường niên với mục tiêu
"xây dựng tình đoàn kết, khuyến khích cá nhân nỗ lực hết mình, tận tâm và
kiên trì". Ngoài ra, các cuộc dã ngoại cũng thường xuyên được tổ chức nhằm
"mở rộng hiểu biết của học sinh về thiên nhiên và thế giới xung quanh theo
một cách thú vị mà đáng nhớ, đồng thời rèn luyện học sinh có những hành vi phù
hợp nơi công cộng".
Những hoạt động hàng
tuần, hàng ngày cũng đều có mục tiêu đi kèm và thường được thảo luận bởi chính
học sinh. Thêm vào đó, có hẳn một nét văn hóa trong việc kiểm tra xem mục tiêu
có đạt được không sau khi mỗi hoạt động kết thúc. Ví dụ như tất cả học sinh
dành 20 phút cuối ngày để dọn vệ sinh trường học cùng nhau. Khi kết thúc hoạt
động, các nhóm sẽ tập hợp và đồng thanh hô to khẩu hiệu như: "Chúng ta có
hợp tác tốt không?", "Chúng ta có tận dụng tối đa thời gian
không?"...
Việc đánh giá giá trị
một phương pháp giáo dục là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, một điểm mà toàn Thế
giới phải công nhận là nền giáo dục của Nhật Bản đã đào tạo ra một thế hệ những
con người chăm chỉ, tận tâm với công việc và ý thức kỷ luật rất cao.