TÁC PHẨM THAM DỰ CUỘC THI VIẾT :
“ Tấm gương nhà giáo Việt Nam”- Năm 2017
TÁC GIẢ : - Nguyễn Thị Hương- lớp 5D
Đơn vị : Trường Tiểu học Ngọc Sơn
NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
Thấm thoắt đã 4 năm học trôi qua .
Mới ngày nào em còn bỡ ngỡ được mẹ dắt tay đến trường . Lạ lắm , cái gì cũng lạ … ngôi trường to và đẹp quá ! Tất cả choáng ngợp trước mắt em.Cái cảm giác vừa háo hức , vừa hồi hộp , lạ lẫm như lạc vào một thế giới khác . Nhìn thấy các anh chị chạy nhảy nô đừa , em cũng như muốn hùa theo , nhưng sao sự nhút nhát , dụt dè sao ở đâu ra mà nhiều đến vậy??? em nép vào sau lưng mẹ , chỉ dám ngó đầu nhìn theo các anh chị lớp lớn .
Bỗng nhiên có bàn tay ai đó đặt lên vai e .. “ Con lại đây với cô nào!” .
Ôi … Giật bắn mình em vội ngước nhìn lên , một luồng suy nghĩ chạy nhanh trong em :
- Ai đây ta ? – cô giáo của mình sao ?
Trong suy nghĩ trẻ con , cô giáo em là một người trẻ , xinh và diện nữa …. Vậy mà … trước mắt em là một cô giáo đã khá nhiều tuổi . chập người ,không cáo. Cô có nước da ngăm đen . Cô mặc 1 chiếc quần đen và chiếc áo hoa cộc giống như mấy bác có tuổi ở làng em . Mái tóc của cô cũng thật đơn giản có lẽ rất phù hợp với bộ quần áo cô đang mặc . Tóc dài tự nhiên được cặp gọn bằng chiếc cặp không màu sặc sỡ, không hoa lá …. Ôi thôi bao như sự tưởng tượng về một cô giáo xinh đẹp – thời trang như diễn viên điện ảnh như tan biến hết trong em .
Nghe cô nói em càng đứng nép chặt vào mẹ hơn,Lúc này mẹ em mới kéo tay e ra và nói : - Cô giáo dạy con đó , chào cô đi con !
Cái miệng “ toang toác” hàng ngày của em như bị dán keo , e lí nhí chào cô , đầu cúi xuống như tìm lại hình ảnh cô chìm vào đâu đó ,
Buổi ban đầu đã qua đi , rồi cái gì đến cũng vẫn đến . Em đã chính thức là học sinh của cô – Cô là “ Người thầy đầu tiên của em – Cô Nguyễn Thị Liệu”
Lớp học của em lúc đó có 36 bạn – bạn nào cũng “ bé rin rin” như em . Lớp học đông, chúng em đứa nào đứa lấy cũng nói như “ Khướu” ,tự do hết mức, thích gì nói đó nên cứ bước vào lớp là thi nhau nói em có cảm giác ong… ong như bầy ong vỡ tổ . Chỗ này nói chỗ kia nói các bạn thi nhau nói, Em có cảm giác chỉ có phép mầu “ hô biến” cả lớp mới giữ trật tự được , huống hồ lại còn “ học” nữa chứ . Nhưng không , Vẫn nét mặt vẫn nụ cười đó cô mang đến lớp chúng em.
Từ sự tò mò của trẻ con lần đầu đến sự thán phục cô – Những buổi đầu cô không quát , không gõ mà chỉ là sự khuyến khích là trò chơi , là câu đố - hôm nào bước vào lớp trên tay cô cũng cầm một cái gì đó , khi thì quả khế , lúc thì bức tranh con gà trống …. Nó thu hút sự chú ý của tụi trẻ con chúng em ( mãi sau này em mới hiểu ,đó không phải là quà nịnh trẻ con mà chính là đồ dùng dạy học của cô. Có những đồ dùng cô tự làm , có những đồ dùng cô sưu tầm ở nhiều nơi – sau e được nghe các thầy cô trong trường kể lại , trường đi thăm quan đâu đó thì thường mói người mua hải sản ,đặc sản – còn cô thì tìm mua những cái đồ địa phương như cái thuyền nhỏ , cái mủng , cái khăn phiêu …. Về vừa làm đồ dùng dạy học vừa để cho tụi nhỏ chúng em mở rộng tầm mắt , thêm hiểu biết vầ văn hóa vùng miền của mọi miền quê Việt Nam.)
Cho đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ như in những buổi đầu chúng em học viết học tính – những nét chữ nghệch ngoạc nhìn như “ giun”- có bạn còn nắm cả bàn tay vào thân bút ghì xuống giấy… Cô thật vất vả với chúng em , lúc chỗ này lúc chỗ khác , cô di chuyển như thoi đưa vậy cô nắm tay từng đứa một , uốn nắm nét chữ cho chúng em – vẫn cái giọng nói nhẹ nhàng , vẫn nụ cười thân thiện, gần gũi , động viên khích lệ …… dần dần cái chữ của chúng em đã bắt đầu “ thành chữ” – chúng em đã đọc được những câu ngắn rồi câu dài … rồi cả một khổ thơ… cũng đã biết làm toán …không những thế cô còn uốn nắm cho chúng em từng lời ăn tiếng nói . Có những lúc tụi nhỏ chúng em trêu đùa nhau rồi đánh nhau … cứ ngỡ cô sẽ phạt cho mấy “ thằng” đứng góc lớp không trí ít cũng “ăn” vài cái thước kẻ. Nào ngờ cô cho 2 đứa ngồi mỗi thằng 1 nơi để suy nghĩ về việc mình vừa làm . Chính những biện pháp giáo dục của cô làm chúng em tự thấy cái đúng cái sai của mình , từ đó thấy yêu thương nhau hơn , tập thể lớp 1E chúng em đoàn kết hơn , hiện tượng đánh nhau dần ít đi , không nói tục không chửi bậy ….
Cô cho chúng em biết giá trị của tình yêu thương. Biết yêu thương bố mẹ tôn trọng những thành quả của lao động . Em vẫn nhớ hôm đó trời lạnh , rét..em được mẹ mặc cho không biết bao nhiêu là quần áo , vậy mà người vẫn cứng đơ vì rét – hôm đó cô vào lớp , lớp đang rất mất trật tự . Cô vào ngồi xuống và nhìn chúng em , nét mặt cô buồn buồn … cô cứ ngồi nhìn vậy cho đến khi cả lớp im lặng để xem cô có nói gì không? Lúc đó cô mới cất tiếng hỏi :
Cô cứ ngồi trò chuyện với chúng em, tụi nhỏ chúng em thích lắm vì không phải học chỉ ngồi nói chuyện với cô thôi . Cô vừa nói vừa hỏi “ Em có biết hạt gạo sáng nay em ăn được lấy từ đâu …. Vì sao lại có bát cơm trắng….” cho cho chúng em hiểu giá trị của hạt gạo, giá trị của thời gian được mặc ấm ngồi học … hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của mẹ …lúc đó mặc dù trời rét mà chúng em không còn cảm giác rét mà mặt mũi đứa nào đứa ấy nóng bừng lên vì thương mẹ. Trời lạnh là vậy mà chân mẹ đang lội bùn , tay cắm mạ… ( cấy tranh thủ nay có nước về đồng ). Suốt buổi học đó cả lớp im lặng không một tiếng nói chuyện chỉ có trao đổi bài . Cô dạy chúng em như thế đó , cô ân cần chu đáo , nhớ từng hoàn cảnh , từng sở thích tính tình của chúng em – Chỉ là những dòng chữ nhỏ chúc mừng động viên, những món quà nhỏ: khỉ thì cái bút chì , khi thì cục tẩy nhỏ trong ngày sinh nhật cũng đủ làm cho chúng em không thể quên được.
Hôm vừa rồi nhà trường tổ chức trồng cuốc đất trồng rau cô trò chúng em như lại được sống lại trong kỉ niệm
Vẫn sự giản dị ấy , vẫn nụ cười tươi ấy ,vẫn những lời chỉ bảo ân cần ..và những việc làm của cô như làm sống lại những kỉ niệm cô trò từ ngày chúng em là học sinh lớp 1, là trò của cô. Gặp lại cô, tuy cô không còn trẻ như ngày dạy chúng em nhưng nụ cười của cô vẫn ấm áp như ngày nào.
Người thầy của em là như thế đó , giản dị vậy thôi nhưng vô vàn tình yêu thương dành cho chúng em những thế hệ học trò của cô ! Nếu cho em được nói một lời về cô, thì em có thể tự hào nói rằng : “ Cô ơi ! cô chính là người mẹ thứ hai của em – Em yêu cô thật nhiều”
Ngọc Sơn, tháng 9 năm
BA CÔNG KHAI NĂM HỌC 2018- 2019
CHẤT LƯỢNG, CSVC, CÁC KHOẢN THU, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNBA CÔNG KHAI NĂM HỌC 2018-2019
DỰ TOÁN CHI VÀ CÁC NGUỒN VỐN CHO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NĂM 2017-2018BA CÔNG KHAI NĂM HỌC 2018-2019
CÔNG KHAI DỰ TOÁN THU CHI NĂM 2018Biểu mẫu công khai T5 - theo thông tư 21
Biểu mẫu công khai T5 theo thông tư 21