Tin tức : Hoạt động chuyên môn-Trao đổi KN - PPDH

Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục

Ngày đăng : 20-01-2017

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và KTĐG nói riêng. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Là một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình. Bởi vì, sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tổ chức, chủ động và mang tính tập thể cao.

Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẽ đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là giáo viên tập sự có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn thông thường là xây dựng kế hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, ký duyệt giáo án và phiếu báo giảng, tổ chức dự giờ, thao giảng, tổ chức hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi, tiến hành các hoạt động kiểm tra….nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn.

Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả cần phải đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn. Cụ thể: Thứ nhất là thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thi đua …Ngoài các nội dung trên, sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như, coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy; Dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn dự giờ. Cần phân công giáo viên theo chu kỳ vòng (2 giáo viên/tháng) soạn giảng một bài dạy cụ thể; tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, góp ý trong kỳ họp tiếp theo; chọn lớp – tiết – thứ - tuần hợp lý, không bị trùng giờ dạy của giáo viên khác để tổ chức giảng dạy thể nghiệm và dự giờ. Đến kỳ họp sau, tổ chức thảo luận, suy ngẫm và chia sẽ ý kiến về bài dạy.

Hai là, phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn. Mỗi tổ chuyên môn đều có giáo viên đầu đàn. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH – KTĐG và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói riêng. Đó là những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Là tổ trưởng chuyên môn giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Ba là, phát triển dần tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết học hỏi”. Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chuyên môn hiện này cho thấy tính đồng thuận và tập thể chưa cao, phần lớn hoạt động của giáo viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là thiên về mục đích cá nhân nhiều hơn việc học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn. Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp.

Có nhiều nhân tố để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, thực hiện sâu rộng, triệt để và có hiệu quả việc đổi mới PPDH - KTĐG, trong đó, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn là nhân tố quyết định hàng đầu. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, cầu thị, cầu tiến, phải biết chia sẽ từ cái đơn giản đến cái khó, phức tạp để cùng nhau tiến bộ trong từng tiết dạy và trong quá trình giảng dạy. Có như thế, tổ chuyên môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

 

 
 

c1chauminh

Xem thêm...
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường
Phim khai giảng

Website đơn vị