I. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN :
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trư¬ởng, tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn :
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư¬ơng trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi d¬ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.
I
I- NỘI DUNG SINH HOẠT HỌP LỆ TỔ CM TRONG THÁNG :
• Nội Dung Họp Sinh Hoạt Tổ chuyên môn :
Do Tổ trưởng chuyên môn chủ trì và triệu tập sinh hoạt và làm việc theo lịch công tác của từng Tổ Tổ chuyên môn, được duyệt thống nhất của Hiệu Trưởng ( Định kỳ Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.)
Nội dung khi sinh hoạt Tổ Chuyên môn như sau : ( do Tổ trưởng chuyên môn chủ trì tổ chức )
1. Tuyên bố lý do - Kiểm diện số lượng có mặt - vắng mặt .
2. Nội dung làm việc .
2.1- Tổ trưởng chuyên môn thông qua sơ kết tình hình thuận lợi – khó khăn của Tổ chuyên môn trong tháng qua đó đồng thời nêu cụ thể số liệu trong tháng đã làm được , chưa làm được , đánh giá những cá nhân GV - lớp hoàn thành tốt , những tồn tại trong tháng , những vấn đề cần khắc phục , tháo gở bổ sung trong tháng .
2.2- Tổng hợp nắm báo cáo tình hình số liệu HS - lớp của tổ viên phản ảnh :
+ Tổ trưởng chuyên môn cần nắm và ghi nhận :
- Sĩ số HS , tình hình duy trì sĩ số , bỏ học trong tháng ( tĩ lệ chuyên cần của lớp ) tình hình thực hiện chương trình , nhanh chậm từng môn . Tình hình phụ đạo HS yếu – cá biệt , tình hình lớp dạy 2 B / Ngày và lớp dạy trên 5 B/ Tuần .
- Các phong trào hoạt động chủ đề trong tháng do BGH phân công cho lớp , cho Tổ chuyên môn phải thực hiện
- Tình hình khó khăn thuận lợi , các môn , tiết , chương khó theo phân môn giảng dạy .
- Nội dung kiến thức môn khó trong tháng mà GV vấp phải , bàn biện pháp để tháo gở .
- Tình hình chuẩn bị thiết bị-tự làm ĐDDH thực hiện trong tháng, tài liệu sách giáo khoa …
- Số lượng tiết GV dự giờ chéo đã đi dự - chưa dự được ( có phân loại Tốt – Khá - Đạt yêu cầu – chưa đạt yêu cầu bao nhiêu ) cần nắm tình hình tiến bộ , khó khăn về chất lượng giờ dạy khi dự giờ so với thời gian trước như thế nào ?
- Nguyên nhân chưa đạt , tồn tại trong tháng cần phân tích cụ thể để tập thể rút kinh nghiệm cho thời gian tới .
- Thời gian nào ? sẽ tiếp tục thực hiện các công việc còn tồn tại chưa thực hiện được .
3. Triển khai 1 số công tác tháng được BGH phân công cho Tổ chuyên môn:
Tuỳ tình hình từng tháng mà Tổ trưởng chuyên môn chọn lựa để định ra những công việc làm cụ thể theo gợi ý dưới đây .
- Báo cáo chuyên đề ( nếu có ) Tên chuyên đề
- Hướng dẫn phân công GV báo cáo .
- Chuẩn bị nội dung gì ? Tài liệu ? Thời gian ? nhân sự tham gia xây dựng chuyên đề .
- GV nào minh hoạ thao giảng ? địa điểm ? Thời gian thao giàng ? cần chuẩn bị gì ?
- Phân công giáo viên dự giờ chéo ( theo lịch cụ thể )
- Phân công GV tập sự hợp đồng mới ( nếu có ) dự giờ riêng theo lịch , có thể phân theo qui định dự những môn giáo viên gặp khó khi dạy cần rút kinh nghiệm thêm , cần ghi cụ thể trong lịch phân công . Nghe GV tập sự phản ảnh những thuận lợi và khó khăn , Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo tháo gở .
- Giao chỉ tiêu các phong trào thi đua Tổ chuyên môn tham gia theo lịch của BGH trong tháng , cụ thể hóa trong từng lớp nhận thực hiện . Thời gian báo kết quả thực hiện được .
- Triển khai báo giảng , phân phối chương trình trong tuần , tháng .
- Bàn kế hoạch bồi dưỡng hướng dẫn học sinh yếu cá biệt , HS giỏi trong tháng học kỳ , kế hoạch bồi dưỡng HS đội tuyển HS giỏi Văn – Toán .
- Tổ chức soạn đề cương ôn tập khi hết chương , hết học kỳ .
- Thảo luận về tiết dạy mẫu , tiết thao giảng chưa đạt yêu cầu trong Tổ chuyên môn còn vấp phải . Những phương pháp và kiến thức trong tiết dạy khò , chưa đạt yêu cầu , những hạn chế chất lượng HS trong tiếp thu , bàn biện pháp tháo gỡ .
- Phổ biến những sáng kiến , kinh nghiệm cho tổ bàn bạc trao đổi thống nhất tối ưu để rút kinh nghiệm điển hình
- Kiểm điểm phê bình , góp ý GV trong tổ có vi phạm .chưa hoàn thành công tác được tập thể phát hiện và BGH giới thiệu trong tháng ( nếu có ) .
– Xét và chấm điểm thi đua lớp , cá nhân trong tháng theo qui chế , ( Theo mẫu thống nhất )
Tuỳ theo tình hình từng tháng mà Tổ trưởng chuyên môn lựa chọn nội dung cần thiết để làm việc theo những nội dung nói trên
4- Tổng kết sinh hoạt Tổ chuyên môn:
Tổ trưởng chuyên môn tổng kết nội dung làm việc trong ngày .
+ Nêu lại những công tác trọng tâm trong tháng mà Tổ chuyên môn cần ra sức thực hiện đạt yêu cầu .
+ Những vấn đề mà tập thể đưa ra bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất chung cần thực hiện trong tháng , Ý kiến quyết định cuối cùng là của Tổ trưởng chuyên môn , mang tính chất quyết định .
+ Những vấn đề cần thống nhất đề xuất BGH trường xem xét giải quyết , nhằm tháo gở khó khăn trong Tổ chuyên môn ( nếu có ) . Khi vượt thẩm quyền của Tổ trưởng chuyên môn , thì Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp xin ý kiến Hiệu Trưởng , sau đó sẽ trả lời hoặc chỉ đạo tổ viên thực hiện .
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHUẨN BỊ
1- Trước khi họp Tổ chuyên môn:
- Tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước khi triệu tập làm việc trong tháng . Cần tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của Hiệu Trưởng và phó Hiệu Trưởng những vấn đề khó , chưa nắm rõ cụ thể , cần giải quyết trong ngày làm việc .
Tham khảo tìm tài liệu liên quan , chuẩn bị những nội dung , tài liệu liên quan đến các chuyên đề , mà Tổ chuyên môn nhận minh hoạ , báo cáo chuẩn bị trước một bước sưu tầm tài liệu , thiết bị , tham khảo thêm ý kiến của BGH trường trước khi đưa ra làm việc ở Tổ chuyên môn.
- Kế hoạch công tác tháng phải xây dựng có duyệt BGH trước khi triển khai , 01 niêm yết tại văn phòng , 01 lưu ở Tổ chuyên môn để tổ chức thực hiện .
- Nội dung họp trong tháng cần thực hiện , tập trung đi sâu vào chuyên môn và những vấn đề đổi mới SGK và chương trình của Bộ GD&ĐT triển khai , tránh hình thức , vụn vặt , không mang hình thức thiết thực , cụ thể , nội dung phải linh hoạt thay đổi phong phú , phải tạo hứng thú GV sinh hoạt nhưng tránh làm qua loa , thiếu trách nhiệm , hết giờ nhưng chưa hết việc , hoặc bao biện làm thay .
2 Tổ chuyên môn– Minh Hoạ - Thao Giảng Mẫu :
A- Khi được lịch phân công thao giảng Tổ chuyên môn nhận minh hoạ - thao giảng mẫu , thì nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ sẽ thực hiện như sau :
+ Họp Tổ chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên báo cáo chuyên đề , minh hoạ , giao thời gian viết chuyên đề , soạn giáo án mẫu , qui định thời gian nộp duyệt ở Tổ chuyên môn, nộp duyệt BGH ( cả tổ cùng góp ý trước khi nộp về BGH ) .
+ Tập thể các thành viên cùng Tổ trưởng chuyên môn tham gia giúp đỡ GV được phân công dạy mẫu , xây dựng tiết dạy , chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu tiết dạy .
+ Cả tổ cùng dự góp ý nhằm xây dựng tiết dạy đạt yêu cầu từ khá tốt sau khi đưa ra sơ tuyển ở cấp trường .
B- Tổ trưởng chuyên môn phải chỉ đạo sát GV đã được phân công , không khoán trắng nhằm giúp giáo viên có thời gian đầu tư công sức trong chuyên đề đã được chọn .
C- Xác định với giáo viên trong tổ về tư tưởng , tâm lý , xóa bỏ tư tưởng chủ quan là dạy Tổ chuyên môn nào thì biết và quan tâm Tổ chuyên môn đó , mà phải hiểu là GV Tiểu học là phải nắm vững chuyên môn toàn diện cấp tiểu học và phải hiểu , biết được các môn theo qui định , không phân biệt môn chính , phụ .
D- Khi dự giờ đồng nghiệp tránh tư tưởng vụn vặt , cầu toàn trong đóng góp , nên tập trung đi sâu vào các phương pháp , kiến thức chuyên môn trên tinh thần tôn trọng , giúp nhau đổi mới , mang lại hiệu quả tiết dạy tránh định kiến , cá nhân , phê góp những vấn đề thiếu sót vụ vặt , mà không thấy những cố gắng tốt , hiệu quả thiết thực , trong tiết dạy các phương pháp mà GV đó đã vận dụng truyền đạt , tìm ra những kinh nghiệm tốt để điển hình học tập nhân rộng .
E- Khi dự giờ phải trên tinh thần phải tôn trọng đồng nghiệp , gương mẫu nghiêm túc , không làm việc riêng , lắng nghe và thẳng thắng góp ý chân tình với đồng nghiệp , biết học hỏi những vấn đề mới để vận dụng thực tiển vào công tác của bản thân , tìm ra những kinh nghiệm tốt .
G- Việc tổ chức báo cáo minh hoạ - thao giảng , báo cáo chuyên đề phổ biến sáng kiến kinh nghiệm của tổ đạt kết quả tốt , khá là 1 tiêu chí quan trọng hàng đầu để xét thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân đó . Mang tính trách nhiệm quyết định của tập thể , qua đó làm cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm xây dựng những điển hình tiên tiến trong giảng dạy và tìm ra những nhân tố mới để bồi dưỡng thi GV giỏi cấp trường , Huyện trong thời gian tới .
3/ Sau khi kết thúc buổi họp :
+ Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp tình hình làm việc báo cáo về BGH , những vấn đề cần đề xuất , tình hình công tác của Tổ chuyên môn trong tháng ( theo mẫu báo cáo chung ) gởi về BGH trước ngày 20 hàng tháng . Khi tổ chức họp sinh hoạt , nhất thiết Tổ trưởng chuyên môn phải mở sổ nghị quyết biên bản và phân công 1 GV trong Tổ chuyên môn có năng lực ghi chép ,
+ Phân công GV có chữ tốt ghi chép sạch đẹp , cẩn thận , ghi đầy đủ những ý chính của buổi làm việc , kế hoạch , phân công cụ thể những đề xuất chính được tập thể thống nhất biểu quyết , không ghi ý kiến vụn vặt tràn lan .
+ Kết thúc biên bản phải có đủ chữ ký Tổ trưởng chuyên môn , thư ký và thành viên tham dự họp đồng ký tên thống nhất nội dung và chịu trách nhiệm thực hiện về nội dung họp lệ .
I
V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Trên đây là một số công tác hướng dẫn cho Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt hàng tháng, từng Tổ trưởng chuyên môn linh hoạt vận dụng, bố trí sắp xếp cho phù hợp từng nội dung hướng dẫn nói trên vào thực tế tình hình hoạt động của tổ mình cho phù hợp với thực tế . Có thể bổ sung thêm công tác mới, nhưng nhất thiết không được hạ thấp yêu cầu nội dung đã hướng dẫn nói trên
Các Đ/c Tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu kỹ hướng dẫn nói trên triển khai cho tổ viên trong tổ học tập và quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc tinh thần công văn nói trên .
Đồng thời để làm cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc, tránh thực hiện qua loa, chiếu lệ, hình thức, mất thời gian nhưng không tác dụng, không hiệu quả thiết thực, trong thực hiện gặp khó khăn kịp thời phản ảnh về Hiệu trưởng xem xét và chỉ đạo giải quyết .