Tin tức : Chuyện xưa-Chuyện nay

Vì sao lại có câu nói: “Có mắt mà không thấy Thái Sơn”?

Ngày đăng : 23-01-2018

Một số người thường cho rằng “Thái Sơn” trong câu này là chỉ ngọn núi lớn nhất trong Ngũ nhạc danh sơn, kỳ thực, “Thái Sơn” ở đây không phải nói về một ngọn núi, mà là nói về một người, một thợ thủ công thời Xuân Thu.

 
 

Truyền thuyết kể rằng, Thái Sơn vốn là đồ đệ của tổ sư nghề mộc Lỗ Ban. Ngay từ nhỏ ông đã thông minh lanh lợi, thích dùng cây trúc và bùn làm thành đủ loại kiểu dáng đồ chơi, đến khi hơn 10 tuổi, cha ông đã gửi ông đến chỗ thầy Lỗ Ban để học nghề mộc.

Trong lúc Thái Sơn học nghề, luôn chạy quanh sư phụ hỏi han, Lỗ Ban thấy ông rất có tâm cầu tiến thì hết sức hài lòng, liền tự mình cầm tay chỉ việc.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, Lỗ Ban phát hiện Thái Sơn không chuyên tâm học tập, cứ khi nào rảnh lại thường một mình chui vào rừng trúc dạo chơi, mỗi lần đi là hết cả nửa ngày. Bởi vậy, Lỗ Ban dần dần không còn quý mến Thái Sơn nữa, ngay cả nghề cũng không thường truyền dạy nữa.

Đến cuối năm, Lỗ Ban cho gọi các đệ tử đến để khảo thí, ông yêu cầu mỗi người phải làm một cái bàn. Những sư huynh sư đệ cùng học nghệ với Thái Sơn đều làm được rất khá, duy chỉ có Thái Sơn là đổ lên đổ xuống.

Lỗ Ban thấy vậy rất tức giận, liền hỏi: “Ngươi học nghề đã một năm rồi, mà ngay cả làm một cái bàn cũng không làm nổi sao?”

 

c1chauminh

Xem thêm...
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường
Phim khai giảng

Website đơn vị