Ngày đăng : 31-05-2017
Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục . Năm học 2016 - 2017
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về công tác quản lý, chỉ đạo
Năm học 2016 – 2017, Trường Tiểu học Châu Minh có 7 lớp 1 với 188 học sinh. Sau 1 năm áp dụng dạy học theo sách Tiếng Việt CNGD, qua đánh giá cuối năm, chất lượng học môn Tiếng Việt của các em học sinh lớp 1 đã được nâng lên so với trước, trong đó có 65 em học sinh HT tốt chiếm 35 %; 122 em Hoàn thành chiếm 64,7% còn 1 em Chưa hoàn thành chiếm 0,5%. Đối với những học sinh này, nhà trường lên kế hoạch bồi dưỡng thêm trong dịp hè.
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc tham dự nghiêm túc các đợt tập huấn do Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cho từng tuần, từng tháng, từng kỳ.
Nhà trường tổ chức nghiên cứu tài liệu, thiết kế, xem đĩa để có thêm kinh nghiệm áp dụng vào việc giảng dạy. BGH cùng tổ chuyên môn cụ thể hóa quy trình 4 việc của tiết dạy cho các giáo viên trong tổ tham khảo.
Ban giám hiệu cùng học hỏi cùng làm với giáo viên,dự giờ, góp ý, tư vấn để kịp thời giải đáp vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình.
. 2. Về giáo viên:
Ngay từ đầu năm học nhà trường bố trí GV được tập huấn TV CG 1 thì được dạy lớp 1
Bản thân mỗi giáo viên đều tích cực, nhiệt tình trong công việc của mình, hầu hết thời gian ở trường là dành cho học sinh.
Đã hướng dẫn tỉ mỉ các thao tác, các ký hiệu, hiệu lệnh. Khi vào lớp tất cả học sinh làm theo lệnh của giáo viên, nếu em nào làm chưa đúng thì sửa cho đúng, yêu cầu HS giao việc gì học sinh làm việc đó. Đưa học sinh vào nền nếp, làm nghiêm túc, kỷ luật nghiêm.
Luôn chú ý quan tâm đến quy trình 4 việc trong khi dạy TV1 CN1.
Tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu kỹ thiết kế, tham khảo các mẫu giảng, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học,. Thao tác vẽ mô hình của giáo viên đúng chuẩn, khi viết mẫu chính xác. Giáo viên Thao tác làm mẫu giao việc chậm, tỉ mỉ, chính xác, cụ thể. Luôn luôn tạo không khí cởi mở thân thiện với các em học sinh trong lớp để giờ học được vui tươi thoải mái.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu thiết kế bài giảng có sẵn của sách công nghệ giáo dục. Giáo viên chỉ cần thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế.
Tài liệu thiết kế chi tiết cho các dạng bài, các mẫu của từng tiết dạy.
Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên ít hơn, cũng đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đa số các thao tác đều có sẵn trong thiết kế bài giảng.
2. Khó khăn
Nội dung, phương pháp hoàn toàn mới, khác với nội dung, phương pháp mà các GV áp dụng trước đây. Phần lớn giáo viên dạy lớp 1 trình độ không đồng đều nên tiếp cận chương trình CGD khó khăn.Là phương pháp mới nên cả thầy và trò đều ít nhiều còn bỡ ngỡ, thời gian cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết còn ít nên một số học sinh sau khi kết thúc năm học kỹ năng viết còn hạn chế…
Khi đọc kết hợp các động tác khác nhau,Trong tiết dạy, giáo viên phải nói, làm việc khá nhiều;
Tiết học kéo dài vì nội dung mới, nhiều kể cả đọc kể cả viết. Những tuần đầu, giáo viên loay hoay cả buổi vì môn tiếng Việt, thậm chí còn chưa xong 4 việc.
. 3. Nguyên nhân:
Là phương pháp mới nên cả thầy và trò đều ít nhiều còn bỡ ngỡ, thời gian cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết còn ít . Nội dung mới, nhiều kể cả đọc kể cả viết nên Tiết học kéo dài .
4. Các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc:
Để tiếp tục triển khai và nhân rộng thành công phương pháp dạy Tiếng Việt 1 - CNGD và khắc phục những hạn chế của chương trình thì đội ngũ giáo viên phải bám sát chặt chẽ phương pháp giảng dạy, thực hiện đúng quy trình; đồng thời phát hiện, đóng góp những ý kiến để khắc phục hạn chế, phát huy tối đa hiệu quả trong việc dạy và học.
– Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận về việc dạy học theo tài liệu TV1- CGD. Giúp phụ huynh cách hướng dẫn con tự học ở nhà theo đúng mục tiêu đề ra (Tổ chức buổi họp riêng với phụ huynh học sinh ( PHHS) lớp 1 để tuyên truyền và hướng dẫn PHHS biết cách để dạy con khi ở nhà) trao đổi và thống nhất các quan điểm giáo dục các em ở nhà của PHHS như: Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con tự học, nên khen con thường xuyên, kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều các con nói. Phụ huynh cũng nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi., không nên dạy con học trước hay chê con khi con chưa làm được. Đặc biệt không nên nóng giận, áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ và tạo áp lực về điểm số, thành tích đối với các em.
– Tổ chức dạy chuyên đề cho tất cả CBGV nhà trường cùng dự, nắm được phương pháp, cách thức tổ chức để thực hiện quy trình 4 việc.
– Tham gia đầy đủ, có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường do phòng GD&ĐT, sở GD&TT tổ chức.
– Hướng dẫn GV lớp 1 truy cập, tìm hiểu những thông tin từ các đơn vị bạn đã thực hiện chương trình này; chủ động xin ý kiến chỉ đạo của phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT để kịp thời khắc phục những khó khăn.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo, thực hiện đề ra những giải pháp khắc phục hạn chế.
5. Những sáng kiến, bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai.
1. Nên ưu tiên dạy lớp 1 được học 2b/ ngày để luyện đọc, luyên viết cho học sinh nhiều hơn
2. Đối với những tiết học có nội dung dài chưa đảm bảo thời gian (không kể những tiết có 6 vần thay vì học 2 tiết thì được phép kéo dài 3 tiêt), khi dạy việc 0, việc 1 nên dạy tỉ mỉ theo khâu- bước của thiết kế để 100 % học sinh trong lớp hoàn thành bài. Sang việc 2 phần luyện viết trên bảng con thì 100 % học sinh trong lớp được viết, còn phần viết vào vở em tập viết GV phải luôn quan sát tốc độ viết của học sinh, nếu em nào viết đúng và nhanh thì khen thưởng .
Ở việc 3, việc 4 có thể co lại để rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo được việc luyện đọc, luyên viết cho học sinh.
+ Ở việc 4 nếu đoạn viết quá dài thì cho học sinh viết 2 đến 3 câu, còn lại cho viết vào buổi chiều ( lưu ý: chỉ có thể lược bớt nội dung bài đọc hoặc nội dung bài viết chứ quy trình đọc viết không được cắt bớt)
3. Ở chương trình này không có phần kiểm tra đánh giá mà chỉ có phần ôn lại mẫu đã hoc ( việc o), vậy kiểm tra đánh giá vào lúc nào?
Phần luyện đọc ở việc 3 của mỗi tiết học, nghe học sinh đọc chúng ta có thể đánh giá được em đó có hoàn thành nội dung bài chưa, nếu chưa hoàn thành thì phải rèn thêm cho học sinh vào giờ truy bài hoặc thời gian nào đó do giáo viên tự sắp xếp.
4. Phần viết chữ hoa quả là khó khăn đối với học sinh lớp 1: Nên sau khi cho học sinh quan sát chữ mẫu, nêu cấu tạo, GV viết mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li phóng to ( kẻ sẵn trên bảng lớp) để học sinh quan sát rõ được điểm đặt bút điểm dừng bút, độ rộng, độ cao của chữ hoa nên các em luyện viết trên bảng con cũng dễ dàng hơn.
- Khi viết vào vở phần tô chữ hoa và phần viết vần, từ thì nên cho 100 % học sinh viết bút mực. Còn phần viết chữ hoa những em viết chậm hoặc viết mới thành hình chữ chưa đúng mẫu, tôi cho viết bằng bút chì cho quen tay, rồi chuyển dần sang viết bằng bút mực.