Thứ tư, 03/07/2024 20:20:27
Ý tưởng sáng tạo 2013

Ngày: 15/10/2013

­­

TRƯỜNG THPT THỚI LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ PHẬN ĐOÀN – HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 02 KH/ĐTN Long Hưng, ngày 02 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HỘI THI “Ý TƯỞNG SÁNG TẠO”

NĂM HỌC 2013 – 2014

Thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch năm học 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Cần Thơ; chương trình công tác Đoàn và thanh niên trường học năm học 2013 – 2014 của Thành đoàn TP. Cần Thơ. Trường THPT Thới Long tổ chức hội thi “Ý tưởng sáng tạo” năm học 2013 – 2014 cụ thể như sau:

1. Mục đích cuộc thi

1.1.Khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT Thới Long nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới, sáng kiến, hiến kế hoặc giải pháp cụ thể, thiết thực có khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học.

1.2.Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm thực hành.

1.3.Nâng cao nhận thức của học sinh trương THPT Thới Longtrong việc tự giác học tập, nghiên cứu vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

1.4.Thúc đẩy nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo những học sinh có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, biết giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn của cuộc sống

2. Yêu cầu và điều kiện dự thi:

2.1.Toàn thể học sinh trong toàn trường (khối 10, 11, 12). Học sinh có thể tham gia dự thi dưới hình thức cá nhân hay đồng đội (mỗi đội không quá 3 học sinh).

2.2.Nội dung:

2.2.1. cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật nhằm lựa chọn những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng chế, giải pháp hữu ích, các công trình sáng tạo có hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Đồng thời qua cuộc thi còn tôn vinh sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân có những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật mới

2.2.2. Người dự thi đưa ra những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến hoặc giải pháp khoa học có ý nghĩa lý thuyết hoặc ứng dụng thực tiễn thuộc các lĩnh vực mà cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông của bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định gồm 17 lĩnh vực nghiên cứu khoa học như : Khoa học Động vật; Khoa học Xã hội & Hành vi; Hoá sinh; Sinh học Tế bào & Phân tử; Hoá học; Khoa học máy tính; Khoa học Trái đất và Hành tinh; Kỹ thuật Điện & Cơ khí; Kỹ thuật Vật liệu & Công nghệ Sinh học; Năng lượng & Vận tải; Quản lý môi trường; Khoa học Môi trường; Toán học; Y khoa và Sức khoẻ; Vi trùng học; Vật Lý và Thiên văn học; Khoa học Thực vật

3. Quy định về nội dung và hình thức của báo cáo đề tài

3.1.Hình thức:

3.1.1. Đối với những ý tưởng có ứng dụng công nghệ thông tin: Công trình là sản phẩm nghe, nhìn ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu là 5 phút sử dụng trên các thiết bị dân dụng (máy vi tính, đầu máy phát băng, đĩa …. Ngoài ra phải kèm theo tài liệu thuyết minh nội dung (khổ giấy A4, font chữ 13, kiểu Times New Roman, không tính phụ lục và danh mục tham khảo, không quy định số trang tối thiểu) của sản phẩm.

3.1.2. Đối với công trình là ý tưởng mang ý nghĩa nghiên cứu khoa học và ứng dụng được trình bày trên giấy khổ giấy A4, font chữ 13, kiểu Times New Roman, không tính phụ lục và danh mục tham khảo, ngôn ngữ thể hiện ý tưởng đề án là tiếng Việt.

3.1.3. Các bản vẽ, biểu đồ minh họa phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích rõ ràng.

3.2.Nội dung:

- Đặt vấn đề: nêu rõ mục đích, ý nghĩa của ý tưởng.

- Nội dung của ý tưởng

- Giải pháp thực hiện

- Hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Kết luận.

Ý tưởng đưa ra phải đáp ứng được tính phù hợp, tính sáng tạo, độc đáo, tính mới, ý nghĩa khoa học, tính khả thi và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

3.3.Trình bày đề tài:

3.3.1. Trình bày một cách khoa học, hợp lý, rõ ràng, mạch lạc; văn phong dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn.

3.3.2. Điểm quan trọng được khuyến khích là tính thực tiễn của ý tưởng và giải pháp đưa ra trên cơ sở thực nghiệm khoa học, tính khả thi và có thể áp dụng được trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

4. Các quy định khác:

Nội dung đưa ra hoàn toàn là những ý tưởng mới, không sao chép của người khác và chưa từng tham gia bất kỳ kỳ thi nào. Không nhận những ý tưởng là bộ phận của công trình nghiên cứu, đề tài NCKH hay luận án, khóa luận tốt nghiệp đã được công bố, hoặc đánh giá. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc trong quá trình tham gia cuộc thi. Ban Giám khảo có quyền quyết định cuối cùng về lựa chọn ý tưởng đề tài đoạt giải. Ban Tổ chức không trả lại bài dự thi, kể cả bài đoạt giải và được quyền sử dụng các bài dự thi cho mục đích tuyên truyền.

5. Hồ sơ dự thi

- Phiếu đăng ký dự thi của tác giả hay nhóm tác giả có mẫu đính kèm.

- Trong hồ sơ dự thi (bài thi hoặc các mô hình, bảng vẽ…) không được ghi bất kỳ thông tin gì liên quan đến tác giả và các thông tin liên quan đến lớp mà tác giả đang theo học...

- Hồ sơ dự thi đóng thành tập, thí sinh nộp 2 bản, trình tự sắp xếp tài liệu: trang bìa (theo mẫu); trang mục lục; phần nội dung trình bày ý tưởng dự thi bao gồm: Tên ý tưởng đề án, lý do đề xuất, mục tiêu, địa điểm triển khai, nội dung và giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện, đối tượng hưởng lợi, dự kiến hiệu quả về giáo dục, kinh tế-xã hội.

6. Ban tổ chức hội thi: Ban tổ chức Hội thi gồm thành phần như sau:

Trưởng ban: Thầy Bùi Ngọc Diệp – BT Chi Bộ, Hiệu trưởng

Phó trưởng ban: Thầy Trịnh Đình Vinh - Phó Hiệu trưởng

Phó ban thường trực: Thầy Nguyễn Phan Minh Đăng – Phó BTCB, P.HT

Ủy viên: có 15 người, thành phần là: Tổ trưởng chuyên môn; giáo viên bộ môn có trình độ Thạc sĩ ; BTV Đoàn trường, Thư ký hội đồng.

6.1.Ủy ban thẩm định khoa học:

- Thành phần là các đồng chí trong nhà trường có kinh nghiệm trong việc tổ chức thi và đã từng tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, tham gia hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm ở trường.

* Chủ tịch: Hiệu trưởng.

* Phó chủ tịch: Phó hiệu trưởng.

* Ủy viên: Tùy theo số lượng và lĩnh vực nghiên cứu của các đề tài đăng ký dự thi của học sinh để có thêm các ủy viên thuộc các lĩnh vực khác nhau.

6.2.Phân công hướng dẫn học sinh:

- Sau khi học sinh đăng ký các đề tài nghiên cứu. Ban tổ chức phân công các giáo viên bộ môn có am hiểu, có kinh nghiệm thuộc lĩnh vực học sinh nghiên cứu để hướng dẫn giám sát theo dõi và giúp đỡ các em thực hiện các đề tài.

- Hướng dẫn học sinh viết báo cáo tóm tắt, báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày trước hội đồng thẩm định nhà trường.

- Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các phòng thí nghiệm, thư viện, phòng máy vi tính của nhà trường.

- Đối với các đề tài nghiên cứu có thí nghiệm trên con người, động vật hoặc liên quan đến người, động vật,... phải được sự đồng ý của Hội đồng thẩm định nhà trường và Ủy ban thẩm định khoa học.

6.3.Công tác tuyên truyền và vận động tài trợ:

- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để tổ chức triển khai mạnh mẽ công tác nghiên cứu khoa học trong toàn thể học sinh, xem đây là một trong những nội dung trọng tâm, quan trọng của nhà trường trong năm học này.

- Ban tổ chức tuyên truyền rộng rải nội dung mục đích và yêu cầu của Hội thi đến giáo viên học sinh, phụ huynh học sinh trong toàn trường.

- Xin hổ trợ cho hội thi và giúp (giới thiệu) học sinh xin tài trợ cho việc nghiên cứu đề tài (kinh phí, vật tư, … hoặc cho phép sử dụng các phòng thí nghiệm).

- Vận động các cá nhân, tập thể tài trợ kinh phí cho học sinh nghiên cứu đề tài (PHHS, Hội Cha Mẹ học sinh, Hội khuyến học, các đoàn thể, …)

6.4.Tổ chức thi, chấm thi chọn đề tài:

- Ban tổ chức nhận đề tài dự thi của các tập thể, cá nhân từ các lớp gồm: các biểu mẩu đăng ký (sẽ phát cho các đề tài đăng ký), báo cáo kết quả nghiên cứu,…

- Ban tổ chức chuyển các đề tài đủ điều kiện, đủ thủ tục hồ sơ cho Hội đồng thẩm định nhà trường, phân công độc lập cho ít nhất 02 giáo viên có chuyên môn thuộc lĩnh vực nghiên cứu chấm sơ loại vòng 1 (hình thức chấm, xem báo cáo, kết quả nghiên cứu, phỏng vấn, … ).

- Sau khi chấm sơ loại vòng một, Ban tổ chức tuyển chọn sơ bộ để tổ chức hội thi cấp nhà trường, với hình thức hội thi tập trung. Các đề tài phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký, báo cáo kết quả nghiên cứu, trình chiếu, sản phẩm,… Học sinh tham gia dự thi báo cáo, trả lời phỏng vấn về đề tài, quá trình nghiên cứu, …

- Kết thúc Hội thi Ban tổ chức công bố kết quả, viết báo cáo đánh giá về hội thi cấp nhà trường. Tuyển chọn danh sách các đề tài đạt yêu cầu (03 đề tài) tham gia dự thi cấp thành phố (Các đề tài dự thi cấp thành phố khuyến khích viết báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh).

7. Thời gian dự thi và công bố kết quả cuộc thi

- Thời gian nộp ý tưởng (hoặc tên đề tài nghiên cứu) từ ngày 07/10/2013 đến ngày 10/10/2013.

- Từ ngày 11/10 đến 13/10/2013:BTC họp, xét duyệt và phân công giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài.

- Ngày 13/10/2013: Học sinh tiến hành thực hiện đề tài.

- Từ ngày 21/10 đến 25/10/2013: Chấm sơ loại vòng 01.

- Từ ngày 26/10 đến ngày 27/10/2013: Thi tập trung toàn trường

- Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 28/10/2013.

8. Cơ cấu giải thưởng

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi bao gồm:

- Giải cá nhân:

+ 03 giải Ba, trị giá 200.000 kèm giấy khen của ban tổ chức

+ 02 giải Nhì, trị giá 300.000 kèm giấy khen của ban tổ chức

+ 01 giải Nhất, trị giá 500.000 kèm giấy khen của ban tổ chức

- Giải tập thể sẽ được Ban Tổ chức quyết định khi chấm vòng chung kết, dựa trên chất lượng đề tài

9. Nơi nhận hồ sơ

· Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 07/10/2013 đến hết ngày 12/10/2013.

· Văn phòng Đoàn TNCSHCM Trường trung học phổ thông Thới Long

DUYỆT CỦA LĐ TM.BAN TỔ CHỨC

HIỆU TRƯỞNG BÍ THƯ

(Đã ký) (Đã ký)


Mẫu đăng ký dự thi:
, ngàytháng năm 2013


Text Box: - Mã số:
            (do BTC ghi)

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI

CUỘC THI Ý TƯỞNG SÁNG TẠO

THPT THỚI LONG
_____________

Kính gửi: BTC cuộc thi ý tưởng sáng tạo THPT Thới Long 2013-2014

1. Tên tác giả (nếu là nhóm thì ghi tên trưởng nhóm):……………………..……

2. Ngày tháng năm sinh:.…………………………………………………………

3. Tên lớp đang theo học................................................................................

4. Địa chỉ liên hệ (gồm địa chỉ, số điện thoại, Email): ....................................................................................................................... ……………………………………………………………………...……………..

5. Tên ý tưởng tham gia cuộc thi:

6. Phần thông tin về thành viên nhóm (tối đa 3 người) :

w Tác giả 2 :

- Họ và tên: ………………………………; Ngày sinh: …………………………

- Lớp đang theo học:................................................ …..…………………….………

w Tác giả 3 :

- Họ và tên: ………………………………; Ngày sinh: ………………….………

- Lớp đang theo học: ........................................... …..………………….…………
­
Xác nhận của Tác giả

Giáo viên chủ nhiệm (cá nhân hoặc đại diện ký tên, ghi rõ họ tên)

(ký tên )
Phụ lục
CÁC LĨNH VỰC CỦA CUỘC THI
TT
Nhóm lĩnh vực
Các lĩnh vực cụ thể

1

Khoa học động vật

Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Chăn nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý học; Phân loại học; Lĩnh vực khác

2

Khoa học xã hội và hành vi

Tâm lý học Phát triển và lâm sàng; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học; Xã hội học; lĩnh vực khác

3

Hoá sinh

Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác

4

Sinh học tế bào và Phân tử

Sinh học tế bào; Di truyền tế bào và phân tử; Hệ miễn dịch; Sinh học phân tử; Lĩnh vực khác

5

Hoá học

Hoá học phân tích; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ; Hoá học vật chất; Hoá học tổng hợp; Lĩnh vực khác

6
Khoa học máy tính

Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Khoa học điện toán, Đồ hoạ máy tính; Lập trình phần mềm, Ngôn ngữ lập trình; Hệ thống máy tính, Hệ điều hành; Lĩnh vực khác

7

Khoa học Trái đất và hành tinh

Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học, Khoáng vật học; Cổ sinh vật học; Địa vật lý; Khoa học hành tinh; Kiến tạo địa chất; Lĩnh vực khác

8

Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hoá chất; Cơ khí công nghiệp, chế xuất;Cơ khí vật liệu;Lĩnh vực khác

9

Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí

Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác

10

Năng lượng và vận tải

Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học; Năng lượng thay thế; Năng lượng hoá thạch; Phát triển phương tiện; Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác

11

Khoa học môi trường

Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễm đất và chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chất lượng nước; Lĩnh vực khác

12

Quản lý môi trường

Khôi phục sinh thái; quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môi trường; Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Tái chế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác

13

Toán học

Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Thống kê; Lĩnh vực khác

14

Y khoa và khoa học sức khoẻ

Chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học Phân tử; Sinh lý học và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác

15

Vi trùng học

Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vực khác

16

Vật lý và thiên văn học

Thiên văn học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý sinh học; Thiết bị đo đạc và điện tử; Từ học và điện từ

Đoàn TNCS HCM
Tin liên quan