Chủ nhật, 28/04/2024 20:02:15
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN: 2016 – 2020

Ngày: 05/09/2016

PHÒNG GD-ĐT VĨNH THẠNH    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS VĨNH TRINH                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

       
   
 

 

 

Số: 69/KH-THCSVT                                    Vĩnh Trinh, ngày 01 tháng  9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

GIAI ĐOẠN: 2016 – 2020

 

I. GIỚI THIỆU NHÀ TRƯỜNG:

  1. Giới thiệu quá trình phát triển nhà trường:

Trường Trung học cơ sở Vĩnh Trinh có diện tích 11.106,3m2 nằm trên địa bàn ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh. Trường được xây dựng xong vào năm 2009 và chính thức đi vào giảng dạy từ năm học 2009 - 2010 đến nay. Trường có Khu phòng học, phòng học bộ môn; khu phục vụ học tập; có sân chơi, bãi tập, nhà để xe; nhà vệ sinh phục vụ tốt cho việc dạy và học.

Là một trường vùng xa nằm ở khu vực nông thôn xa trung tâm huyện, Phía đông  giáp xã Vĩnh Bình; phía tây Phường Mỹ Thới-TP.Long Xuyên; phía  nam giáp xã Phú Thuận Thoại Sơn – An Giang, được xây dựng khang trang và được đầu tư trang thiết bị khá đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy.

Trong giai đoạn phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mới đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm với thời đại, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của trường Trung học cơ sở Vĩnh Trinh giai đoạn 2016 – 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng trường cũng như hoạt động của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.

  1. Cơ cấu tổ chức năm học 2015 - 2016:

2.1. Học sinh :

- Tổng số học sinh: 345 hs         .

- Tổng số lớp: 10 lớp

2.2. Nhân sự :

- Cán bộ quản lý:      02 (ĐHSP: 02)

- Giáo viên:               21 (ĐHSP: 12, CĐSP: 9)

- Nhân viên:              06

2.3. Cơ sở vật chất của trường:

            Phòng học: 05                                   Văn phòng: 01

            Thư viện: 01                                      Thiết bị: 01

            Vi tính: 01                                                     Y tế: 01

Những thành tựu nổi bật của nhà trường:

Năm học 2011 – 2012: Tập thể Lao động tiên tiến

Năm học 2012 – 2013: Tập thể Lao động tiên tiến

Năm học 2013 – 2014: Tập thể Lao động tiên tiến

Năm học 2014 – 2015: Tập thể Lao động tiên tiến

  1. Chất lượng giáo dục trong các năm gần đây:

Tỷ lệ học sinh được xếp loại học lực hằng năm

 

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Trung bình

 

 

 

 

Khá

 

 

 

 

Giỏi

 

 

 

 

 

Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hằng năm

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

 

 

 

 

 

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG:

               Dựa vào tình hình thực tế và dự báo tương lai, trường THCS Vĩnh Trinh đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại, đảm bảo cho nhà trường có sự phát triển vượt bậc.

1. Môi trường bên trong :

 a)  Mặt mạnh :

  1. Đội ngũ :

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm, đầy nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần cầu tiến học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cán bộ quản lý làm việc khoa học, sáng tạo, có kế hoạch mang tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh.

- Đội ngũ đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn khá đồng đều, trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn là 100%, trong đó 63,67% trên chuẩn.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động có hiệu quả, phối hợp tốt với lãnh đạo nhà trường và đạt được nhiều thành tích như Chi bộ “Trong sạch, vững mạnh” (hiện chi bộ có 6 đảng viên), Công đoàn “Vững mạnh”, Chi Đoàn: Mạnh, Liên Đội: Mạnh.

- Tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 98% , trong đó tỷ lệ học sinh Giỏi đạt hơn 12%.

- Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi thoáng mát. Thiết bị giáo dục tương đối đầy đủ phục vụ cho hoạt động dạy và học.

b) Mặt yếu :

- Còn nhiều em chưa xác định phương pháp học tập, chưa tự giác, thiếu động cơ học tập, còn lơ là, ham chơi.

- Do địa bàn chủ yếu là người dân nhập cư, chỗ ở không ổn định, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến con em mình nên còn học sinh chưa ngoan, thường xuyên vi phạm nề nếp, tác phong của nhà trường, có biểu hiện muốn bỏ học.

2.  Môi trường bên ngoài :

Cơ hội :

-  Được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo huyện, xã  và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh.

- Ban đại diện Cha mẹ học sinh ủng hộ đắc lực, phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

- Các ban ngành đoàn thể cùng cha mẹ học sinh cấp nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

 * Thách thức :

- Tình hình gia tăng các tệ nạn xã hội cùng với sự phát triển của mạng nternet đã tác động nhất định đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức và chất lượng học lực của học sinh.

- Mặt bằng dân trí ở khu vực trường toạ lạc chưa cao, đa số là con em lao động nghèo, sống với ông bà cha mẹ đi làm ở xa nên mọi vấn đề giáo dục đều giao phó cho nhà trường.

- Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập và xu hướng phát triển xã hội, chất lượng đội ngũ phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC :

Trên cơ sở phân tích thực trạng những việc đã làm được, những tồn tại của nhà trường trong những năm qua. Để ổn định, nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020 và các năm tiếp theo, trường THCS Vĩnh Trinh đề ra chiến lược phát triển cụ thể như sau:

1. Định hướng Tầm nhìn:

Trường THCS Vĩnh Trinh là một trong những trường có uy tín của Huyện; giáo viên và học sinh của nhà trường luôn tự hào về điều đó để cống hiến và ra sức học tập tốt hơn.

2. Định hướng Sứ mạng:

Tạo dựng được môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, mỗi học sinh được phát triển toàn diện về nhân cách, có cơ hội phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy của mình.

3. Định hướng giá trị: Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

Tinh thần trách nhiệm. Lòng nhân ái. Tính trung thực. Tính kiên trì. Khát vọng vươn lên.

Năng động, sáng tạo. Hợp tác.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC :

1. Mục tiêu chung: 

Xây dựng lực lượng sư phạm vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt trong giao tiếp, có tâm huyết với nghề, yêu mến ngôi trường mình đang công tác và đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.

Nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả học tập của học sinh trên các mặt “Đức – Trí – Thể – Mỹ”; giáo dục học sinh các đức tính: trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bén thích nghi với môi trường; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình.

Xây dựng môi trường sư phạm hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất để phát triển các kỹ năng, năng khiếu cho học sinh; tạo lập môi trường thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Học sinh :

            Tổng số lớp dự kiến đến năm 2017: 12 lớp, số học sinh 390.

            Tỉ lệ học sinh lưu ban không quá 1%, tỉ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

            Học lực:         Khá - Giỏi: 59%,      Yếu kém dưới 3%

            Hạnh kiểm:    Tốt:  90%,                  Khá: 9,5%

            Học sinh giỏi cấp huyện: 10

Học sinh giỏi cấp Thành phố: 5

Tỉ lệ tốt nghiệp THCS : 100%.

2.2. Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên :

100% CB-GV có bằng A tin học trở lên, 70% giáo viên có bằng B Tiếng Anh.

100% CB-GV đạt chuẩn  (70% trên chuẩn)

            15% CB-GV đạt CSTĐ cơ sở

2.3. Nhà trường :

Năm 2016-2017:      Đạt danh hiệu: Tiên tiến Xuất sắc.

Trường đạt chuẩn quốc gia

Năm 2017-2018:      Đạt danh hiệu: Tiên tiến Xuất sắc

                                    Kiểm định chất lượng đạt mức độ 3

Năm 2019-2020:      Đạt danh hiệu: Tiên tiến Xuất sắc.

                                    Cờ thi đua của UBND Thành Phố

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC :

1. Các giải pháp chủ đạo:

Toàn thể cán bộ - Giáo viên - Nhân viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch chiến lược. Thống nhất cao trong các nội dung kế hoạch chiến lược đã xây dựng, từ đó quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược đề ra.

Cán bộ quản lý nhà trường tham mưu kịp thời, hiệu quả với lãnh đạo địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo, ban Đại diện cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác… để thực hiện các mục tiêu của chiến lược.

2. Các giải pháp cụ thể:

2.1. Đổi mới phương pháp dạy học:

  1. Về sử dụng phương pháp sư phạm :

            Thực hiện quá trình chuyển hóa từ truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Giáo viên điều khiển học sinh tích cực, chủ động học tập, tư duy sáng tạo.

Đẩy mạnh dạy học theo hướng cá thể, làm cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau, tự tin bày tỏ ý kiến của mình.

            Đổi mới các hoạt động giáo dục, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức trọng tâm của bài học, hạn chế tối đa lối truyền thụ kiến thức một chiều.

            Ứng dụng sơ đồ tư duy vào bài giảng một cách hợp lý.

            Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.

  1. Về môi trường học tập:

Xây dựng một môi trường an toàn, cởi mở và tôn trọng, giáo viên cần:

               Biết ghi nhận các nhu cầu cũng như những đặc điểm tâm lý khác nhau của học sinh.

               Khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.

               Đẩy mạnh sự tương tác mang tính tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.

               Sáng tạo những câu hỏi gợi mở để khuyến khích học sinh tư duy và động viên những nỗ lực của các em.

               Nghiêm cấm xúc phạm nhân cách học sinh dưới mọi hình thức.

  1. Về nội dung học tập:  Nội dung học tập chỉ có thể lôi cuốn học sinh khi:

      Nêu bật được những vấn đề trọng tâm.

               Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng và tính thực tế của kiến thức mà các em đã học.

               Sử dụng các ví dụ mang tính thời sự trong thực tế cuộc sống.

               Kích thích sự đam mê và khát khao khám phá.

  1. Về đánh giá xếp loại học sinh: 

               Việc đánh giá xếp loại học sinh thực hiện theo điều lệ trường Trung học và Thông tư của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

               Giáo viên nhận thức rõ sự đánh giá cần cụ thể, rõ ràng giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục để học sinh có thể tự điều chỉnh hoạt động học tập cũng như rèn luyện đạo đức của mình.

               Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh cần linh hoạt nhằm giúp các em nhận ra lỗi và có cơ hội để sửa chữa những khuyết điểm của mình.

2.2. Phát triển đội ngũ:

Phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường.

Tạo động lực làm việc cho cán bộ - giáo viên - nhân viên. Hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn, các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB – GV – NV.

Tạo điều kiện, động viên giáo viên có năng lực học sau đại học.

Tổ chức cho giáo viên, nhân viên tự đăng ký các chủ đề tự học, tự nghiên cứu.

Phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng (bài giảng điện tử, sử dụng bảng tương tác, khai thác Internet trong dạy học…)

2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ và thông tin:

            Tham mưu với lãnh đạo Quận đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà thi đấu đa năng để học sinh có một sân chơi, học tập, rèn luyện thể thao đúng chuẩn.

            Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ đầy đủ để phục vụ cho dạy và học.

            Xây dựng một môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

            Tổ chức linh hoạt hệ thống thông tin, làm cho cơ cấu nhà trường trở nên năng động, tinh giản và hiệu quả.

            Khai thác và sử dụng có hiệu quả trang web của nhà trường, qua đó cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.4. Nguồn lực tài chính:

Thực hiện các khoản thu, chi đúng qui định. Tiết kiệm các khoản chi về dịch vụ công cộng, tránh lãng phí.

Công khai minh bạch tài chính.

            Hiệu trưởng là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc huy động nguồn lực để biến mọi tiềm năng từ các nhà tài trợ, cha mẹ học sinh, dooanh nghiệp… trở thành nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của nhà trường.

2.5. Quan hệ với cộng đồng:

Chủ động tích cực tham mưu và quan hệ mật thiết với lực lượng ngoài nhà trường như các cấp lãnh đạo, đoàn thể, doanh nghiệp, nhân dân địa phương…

Thực hiện tốt mối quan hệ 3 môi trường: Nhà trường – Gia đình – Xã hội.

Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng.

2.6. Lãnh đạo và quản lý :

Chuyển hóa từ vai trò nhà quản lý sang nhà lãnh đạo và quản lý.

Đổi mới về tư duy quản lý giáo dục, đổi mới phương thức quản lý và cơ chế quản lý giáo dục.

Có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, có niềm tin và quyết tâm với lãnh đạo và quản lý hoạt động trong nhà trường.

Những vấn đề then chốt trong đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường

+ Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

+ Phát triển đội ngũ nhà trường.

+ Phát triển giáo dục toàn diện học sinh.

+ Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

+ Mở rộng quan hệ với cộng đồng để huy động các nguồn lực phát triển

Mạnh dạn đầu tư cho các hoạt động giáo dục có nội dung mới, mang tính đột phá.

2.7. Văn hóa nhà trường:

- Mỗi thành viên cần phải hiểu và lý giải được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, xác định rõ những đặc trưng của văn hóa nhà trường của như các giá trị cốt lõi và cách thức phát triển văn hóa nhà trường, với các định hướng:

- Tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy tôn trọng lẫn nhau.

- Mỗi thành viên đều biết rõ công việc phải làm, phải hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực trong việc phối hợp với các thành viên khác trong  nhà trường.

- Chia sẻ kinh nghiệm, tầm nhìn và trao đổi chuyên môn.

- Khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo và đổi mới.

- Tạo một môi trường học tập thuận lợi cho học sinh:

Học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, thích thú cảm nhận và tìm tòi kiến thức.

Học sinh đươc tôn trọng, được bày tỏ chính kiến của bản thân.

Học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình.

Học sinh tích cực khám phá, phải liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, với bạn học.

-   Xây dựng các qui tắc giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường:

Tôn trọng người khác.

Tôn trọng lời hứa, sự cam kết.

Trung thực.

Biết nhìn nhận ưu điểm của người khác.

Luôn đặt vị trí mình vào người khác để cảm thông, chia sẻ và đối xử công bằng hợp tình, hợp lý.

-  Xây dựng các qui tắc ứng xử với môi trường: giữ gìn vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng…

V. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Bản soạn thảo kế hoạch chiến lược phải được thảo luận, góp ý, điều chỉnh từ các thành viên trong nhà trường.

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CB – GV – NV và học sinh nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh… để tham gia thực hiện và giám sát việc  thực hiện.

2. Tổ chức thực hiện:

-   Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược.

-   Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối quá trình thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Đề xuất giải pháp thực hiện:

3.1. Về đổi mới dạy học:

Cán bộ quản lý nhà trường cần quán triệt cho giáo viên về tính thiết thực của quá trình chuyển hóa chủ yếu từ truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, từ đó giáo viên vận dụng vào các hoạt động giáo dục của mình.

Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch là tổ chức thực hiện các chuyên đề, hội giảng, thao giảng, giới thiệu các phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Hội đồng trường tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp bổ trợ từng học kỳ, từng năm học.

3.2. Lộ trình thực hiện chiến lược:

Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2017

Giai đoạn 2: Từ năm 2017 – 2018

Giai đoạn 3: Từ năm 2018 – 2020

3.3. Đối với Hiệu trưởng:

Tham mưu với lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược đến từng CB – GV – NV nhà trường, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể…

Thành lập ban kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược trong từng năm học. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời quyết định những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với thực tiễn.

3.4. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Giúp hiệu trưởng triển khai từng phần việc cụ thể, kiểm tra đánh giá và tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch chiến lược.

3.5. Đối với Tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thảo luận, góp ý bản dự thảo và nêu rõ mục đích, tính thiết thực của kế hoạch chiến lược.

Xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ theo từng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên trong tổ, rút kinh nghiệm tham mưu đề xuất những giải pháp tiếp theo.

3.6. Đối với CB – GV – NV nhà trường:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm, tháng, tuần.

Báo cáo kết quả thực hiện với tổ chuyên môn, nhà trường theo từng học kỳ, năm học.

Đề xuất các giải pháp để thực hiện.

3.7. Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

Nắm vững các trọng tâm của kế hoạch chiến lược để xây dựng kế hoạch thực hiện của từng đoàn thể.

Tuyên truyền vận động các thành viên của đoàn thể tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch.

Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để kịp thời điều chỉnh và đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế góp phần thực hiện tốt kế hoạch chiến lược nhà trường.

VI. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:

Để chiến lược phát triển nhà trường đạt mục tiêu đề ra và có hiệu quả cao, ngoài nỗ lực của tập thể sư phạm và các em học sinh, nhà trường rất cần sự quan tâm hỗ trợ của huyện, Ủy Ban nhân dân, Phòng GD-ĐT, cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp giải quyết những vấn đề khó khăn của trường trong quá trình thực hiện như: Các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn, tài chính, tổ chức kiểm định, tổ chức nhân sự , cơ sở vật chất… Hỗ trợ nhà trường vận động học sinh ra lớp, hạn chế thấp nhất tình trạng bỏ học.

Trên đây là kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Vĩnh Trinh giai đoạn 2016 – 2020”. Nhà trường xây dựng lộ trình thực hiện và cụ thể hóa các mục tiêu thành chương trình hành động thiết thực, sát với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Kế hoạch có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế để đạt hiệu quả cao nhất.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                                   

 

 

                                                                                                              Lê Văn Miệt

 

 

 

                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

thcsvinhtrinh
Tin liên quan