Thứ bảy, 11/05/2024 20:08:08
KẾ HOẠCH TỰ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2015-2016

Ngày: 12/11/2015

 PHÒNG GD&ĐT VĨNH THẠNH

TRƯỜNG THCS VĨNH TRINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 28 /THCS-KH- KT

Vĩnh Trinh,  ngày 5  tháng 10  năm 2015

 

 

KẾ HOẠCH

TỰ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2015-2016

         

           Căn cứ vào hướng dẫn số: 535b/PGDĐT-NV ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp THCS năm học: 2014-2015;

Căn cứ kế hoạch số 525/ KH- PGD&ĐT ngày 23 tháng 09 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Thạnh về công tác Kiểm tra giáo dục năm học 2015 - 2016;

          Căn cứ kế hoạch số 27/THCS-KH ngày29/9/2015 của trường THCS Vĩnh Trinh về việc thực hiện kế hoạch năm học 2015-2016;

Trường THCS Vĩnh Trinh  đề ra kế hoạch công tác tự kiểm tra năm học 2015 - 2016 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

Trường THCS Vĩnh Trinh được tọa lạc tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ. Học sinh học tại trường chủ yếu là 4 ấp là Vĩnh Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Qui ;  xã Vĩnh Bình ; Hòa tây B ( Thoại Sơn)

1. Thuận lợi

          - Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo ngành về sự kiểm tra các hoạt động của nhà trường.

          - Thanh tra nhân dân của nhà trường luôn học hỏi nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và được tập huấn chuyên môn của Thanh tra Phòng GD-ĐT huyện.

          - Các văn bản của ngành đầy đủ, hướng dẫn cụ thể để nhà trường thực hiện theo một cách cụ thể.

2. Khó khăn

           Các giáo viên ở ban kiểm tra nội bộ trường học phần lớn mới đảm nhận nên còn nhiều hạn chế trong khâu kiểm tra. Việc học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn về công tác kiểm tra ở một vài giáo viên còn hạn chế.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật thanh ta, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết tốt việc khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí ; thực hành tiết kiệm, công tác dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường. Thu chi kinh phí, hồ sơ sổ sách, tuyển sinh đầu cấp.

          2. Phối hợp với Công đoàn trường để phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân trường. Tăng cường bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ thanh tra nhân dân.

          3. Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở. Kiểm tra việc thực hiện công khai theo Thông tư  09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD-ĐT bàn hành Qui chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

          4. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tại đơn vị như đôn đốc, kiểm tra các thành viên thực hiện nhiệm vụ.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.

          Nhà trường xây dựng Ban tự kiểm tra, có đủ khả năng tham mưu, phối hợp và Ban giám hiệu, Công đoàn triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học.

          Căn cứ kế hoạch năm học 2015-2016 của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học sát với thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.

          Ban kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra ; sau khi hoàn thành công việc, lập báo cáo và kết luận về các nội dung đã được tự kiểm tra.  Kiểm tra phải đầy đủ các nội dung, bám đúng mục tiêu ; tránh bệnh thành tích, đối phó, không hiệu quả, cả nể.

          Ban tự kiểm tra phối hợp tốt với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời những những nội dung có liên quan ; kiến nghị với thủ trưởng cơ quan, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế, lệch lạc phải điều chỉnh kịp thời.

          Cuối năm phải có đánh giá toàn diện các mặt được kiểm tra một cách khách quan, đúng qui định, rút ra những kinh nghiệm cho những năm tiếp theo về công tác tự kiểm tra trường học.

          1. Kiểm tra chuyên ngành

1.1. Tự kiểm tra toàn diện đơn vị

1.1.1. Kiểm tra về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ  quản lý, nhà giáo, nhân viên;

* Chỉ tiêu

100% GV được kiểm tra

* Nội dung kiểm tra

Kiểm tra tỷ lệ giáo viên/lớp, cơ cấu giáo viên theo môn học, số lượng cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ, tổ chức bộ máy trong nhà trường. 100% GV được kiểm tra.

*Biện pháp thực hiện.

Rà soát lại đội ngũ, kiểm tra đối chiếu, dựa vào đánh giá xếp loại cuối năm, phân công chuyên môn ; Tổ chức bộ máy trong nhà trường.

* Đối tượng được kiểm tra

Ban giám hiệu, các tổ trưởng, văn thư.

1.1.2. Kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật.

* Chỉ tiêu

          Tất cả các nội dung đều được kiểm tra trong tháng 9/2015.

* Nội dung kiểm tra

 Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm; thiết bị dạy học, phương tiện làm việc; số lượng, chất lượng phòng học, phòng làm việc, phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, thư viện, sân chơi, bãi tập. Có đối chiếu với trường chuẩn quốc gia. Ít nhất 2 lần trong năm.

* Biện pháp thực hiện 

Thực hiện các chuyên đề kiểm tra trật tự trong nhà trường, việc thực hiện vệ sinh của các lớp học, các phòng chức năng, xung quanh nhà trường, cảnh quang sư phạm, môi trường xung quanh nhà trường ; kiểm tra thiết bị dạy học, phương tiện làm việc của các bộ phận trong nhà trường.

* Đối tượng được kiểm tra

Hồ sơ quản lý của nhà trường, hồ sơ và hoạt động của các cán bộ thư viện, thiết bị, y tế học đường, phụ trách lao động, nhân viên bảo vệ. Văn thư. Hồ sơ trường chuẩn.

1.1.3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.

*  Chỉ tiêu

          100 % được kiểm tra, đặc biệt là lớp 6 đầu cấp.

* Nội dung kiểm tra

 Công tác tuyển sinh đầu cấp, biên chế lớp, công tác phổ cập. Kiểm tra 1 lần vào đầu năm học.

* Biện pháp thực hiện.

Kiểm tra kế hoạch tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh ; kiểm tra việc thực hiện biên chế lớp so với phương án bố trí lớp, học sinh, nhân sự đầu năm; kiểm tra việc thực hiện hồ sơ phổ cập và mức độ đạt các tiêu chuẩn trong công tác phổ cập.

* Đối tượng được kiểm tra

Hồ sơ nhà trường, 1 giáo viên chuyên trách phổ cập, hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, văn thư.

1.1.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá:

*  Chỉ tiêu

          100 % giáo viên được kiểm tra, kiểm tra 5 tổ chuyên môn.

* Nội dung kiểm tra

Thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm, xét tốt nghiệp tại trường, thi học sinh giỏi. Kiểm tra 2 lần trong năm và đột xuất về qui chế chuyên môn.

* Biện pháp thực hiện .

Thực hiện các chuyên đề về thực hiện chương trình,  đánh giá xếp loại, hồ sơ giáo viên, cấp văn bằng, chất lượng giảng dạy của giáo viên, dự giờ thăm lớp theo định kỳ hoặc đột xuất của Ban Giám hiệu.

* Đối tượng được kiểm tra

Hồ sơ lưu của nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn, hồ sơ của các giáo viên, văn thư.

1.1.5. Kiểm tra việc thực hiện  nội dung, chương trình giáo dục toàn diện.

*  Chỉ tiêu

          Mỗi nội dung làm một chuyên đề kiểm tra.

* Nội dung kiểm tra

`Kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề; kết quả giáo dục, kỹ năng sống, công tác chủ nhiệm, Đoàn, Đội , xếp loại hạnh kiểm, phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác. Kiểm tra ít nhất  1 lần trong năm

* Biện pháp thực hiện.

Thực hiện các chuyên đề về kỹ năng sống, chủ nhiệm, công tác Đoàn- Đội, các phong trào của Đoàn-Đội ; Kiểm tra việc thực hiện công tác lao động hướng nghiệp và dạy nghề lớp 9.

* Đối tượng được kiểm tra

Giáo viên, học sinh, Y tế học đường, giáo viên phụ trách Đoàn, Đội

1.1.6. Công tác quản lý giáo dục của hiệu trưởng, bao gồm:

* Chỉ tiêu :

          Tất cả các nội dung đều được kiểm tra thể hiện qua chuyên đề

* Nội dung kiểm tra.

- Việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp;

- Thực hiện 3 công khai: công khai về chất lượng giáo dục; công khai về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; công khai về tài chính;

- Xây dựng kế hoạch giáo dục (kế hoạch đào tạo); tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết KNTC; thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo, người học.

- Công tác kiểm tra, quản lý chuyên môn.

- Công tác xã hội hoá giáo dục và phối hợp với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có).

* Biện pháp thực hiện.

Cập nhật thường xuyên để cuối học kỳ hoặc cuối năm để phân công các thành viên trong ban tự kiểm tra lên kế hoạch kiểm tra.

* Đối tượng được kiểm tra

Hồ sơ quản lý của nhà trường mà trực tiếp là hiệu trưởng, hồ sơ các bộ phận có liên quan đến công tác này.

1.1.7. Kiểm tra việc triển khai thực hiện chủ đề của năm học 2015 – 2016:

* Chỉ tiêu :

          Tất cả các kế hoạch có liên quan được kiểm tra ít nhất 1 lần trong năm

* Nội dung kiểm tra.

Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả  giáo dục” theo nội dung 3 công khai là công khai về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ;

* Biện pháp thực hiện

Kiểm tra việc công của nhà trường đến đối tượng cần công khai, các biện pháp của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục như chất lượng giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu, công tác chủ nhiệm, chất lượng sinh hoạt các tổ.

* Đối tượng kiểm tra

Hồ sơ nhà trường, các hoạt động của tổ chuyên môn, GVCN.

1.1.8. Kiểm tra việc thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.

* Chỉ tiêu

          100 % giáo viên biết ứng dụng CNTT trong giảng dạy, mỗi học kỳ phải có  1 bài giảng E-learning.

* Nội dung kiểm tra.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tổ công nghệ thông tin; kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường; kinh phí đầu tư; chất lượng thiết bị, hiệu quả sử dụng.

* Biện pháp thực hiện.

Kiểm tra hoạt động của tổ công nghệ thông tin trong nhà trường, chất lượng các trang thiết bị phục vụ như máy vi tinh, máy chiếu, tai nghe, chất lượng phòng máy, kinh phí mua sắm, sửa chữa.

* Đối tượng kiểm tra

Tổ công nghệ thông tin, kế hoạch hoạt động tổ, các hồ sơ giảng dạy minh chứng có liên quan.

1.2. Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo

*Chỉ tiêu :

          Tự kiểm tra HĐSP nhà giáo  đạt 30 %

* Nội dung kiểm tra

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng ; việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, của cơ quan, ngày giờ công theo quy định.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao : Thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy, kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác.

* Biện pháp thực hiện :

Vào đầu năm học nhà trường lên kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo ( 30% giáo viên đứng lớp).

* Đối tượng được kiểm tra ( 6 giáo viên)

1.3. Kiểm tra công tác tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi, kiểm tra học kỳ, xét lên lớp,

          * Chỉ tiêu

                   100 % hồ sơ được kiểm tra

          * Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra công tác tuyển sinh lớp 6 so với kế hoạch đưa ra.

- Hồ sơ  thi chọn học sinh giỏi vòng trường.

- Kiểm tra công tác coi chấm thi thực hiện theo quy chế của ngành.

- Kiểm tra công tác đánh giá xếp loại học sinh sau mỗi học kỳ và cả năm.

* Biện pháp thực hiện.

- Đầu năm thành lập Hội đồng tuyển sinh đầu cấp , Giáo viên chủ nhiệm khi nhận hồ sơ thì có kiểm tra chéo hồ sơ để phát hiện sai sót.

- Thành lập các hội đồng coi, chấm thi, sao in đề trường ra  theo qui định,

- Tập huấn nghiệp vụ coi thi trước khi kiểm tra.

- Xử lý các sai phạm ( nếu có ) một cách khách quan đúng luật.

* Đối tượng kiểm tra.

Hồ sơ chuyên môn, tuyển sinh, biên bản coi chấm thi…

1.4. Kiểm tra việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ

* Chỉ tiêu:

          Tất cả hồ sơ như bằng cấp, sổ cấp phát bằng phải đạt yêu cầu.

* Nội dung kiểm tra

Kiểm tra việc thực hiện và lưu trữ các loại văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi quản lý của nhà trường, nếu phát hiện sai phải có điều chỉnh kịp thời theo qui định của ngành.

* Biện pháp thực hiện.

Thực hiện theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bộ trường Bộ Giáo dục Và Đào tạo về qui chế cấp văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giao trách nhiệm cho văn thư nhà trường quản lý các loại sổ có liên quan đến văn bằng, chứng chỉ, cấp phát đúng qui định, hằng năm có báo cáo về trên theo qui định.

* Đối tượng kiểm tra

Hồ sơ lưu trữ, cán bộ trực tiếp quản lý.

1.5. Kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm

* Chỉ tiêu:

          Tất cả giáo viên trường đều được kiểm tra, địa bàn quản lý.

* Nội dung kiểm tra

Thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  về ban hành quy chế dạy thêm học thêm. Hướng dẫn số 681/HD-SGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ về việc thực hiện Quy định quản lý dạy thêm, học thêm.

* Biện pháp thực hiện.

- Giáo viên nếu có dạy thêm phải đăng ký đúng theo qui định, khi cấp phép mới tiến hành dạy.

- Nhà trường cùng với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra công tác này.

- Cho giáo viên cam kết nếu có dạy thêm phải đăng ký.

* Đối tượng kiểm tra

Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên.

2. Kiểm tra hành chính

2.1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao

* Chỉ tiêu

          Tất cả các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường được kiểm tra.

* Nội dung kiểm tra

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường, việc bố trí sử dụng đội ngũ cho hợp lý, đánh giá được chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, thành lập được Ban đại diện cha mẹ học sinh đủ mạnh để giúp đỡ nhà trường và học sinh. Các quy chế công khai ở đơn vị.

* Biện pháp thực hiện.

          - Các bộ phận trong nhà trường dựa vào kế hoạch chung của trường mà các bộ phận lên kế hoạch cụ thể của bộ phận mình phụ trách.

          - Phân công đúng chuyên môn đào tạo, phát huy hết vai trò của cá nhân.

          - Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh đủ mạnh để giúp đỡ nhà trường hoạt động đúng điều lệ của Bộ GD&ĐT .

          - Công khai minh bạch tại đơn vị ở chổ dễ nhìn và dễ góp ý. Các qui chế công khai rõ ràng, minh bạch, có sức thuyết phục cao.

* Đối tượng kiểm tra

Ban giám hiệu, hồ sơ, Công đoàn, Tổng phụ trách, Bí thư chi Đoàn...

2.2. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao

* Chỉ tiêu

          100 % được kiểm tra 2 lần trong năm.

* Nội dung kiểm tra

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học.

- Các văn bản chỉ đạo của ngành và địa phương.

- Công tác thu chi các loại quỹ trong nhà trường.

* Biện pháp thực hiện:

- Thực hiện quy chế dân chủ và công khai ở nhà trường

- Kiểm tra công tác thu chi của đơn vị.

- Kiểm kê tài sản cuối năm.

- Công tác bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

* Đối tượng kiểm tra

          Hồ sơ lưu của nhà trường, cán bộ thư viện-thiết bị, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ.

2.3. Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

* Chỉ tiêu

          Tất cả các cuộc vận động và phong trào đều được kiểm tra. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực cuối năm đạt xuất sắc.

* Nội dung kiểm tra

- Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-học sinh- phụ huynh- xã hội ngày càng tốt hơn. Tạo môi trường lành mạnh cho học sinh, thích đi học hơn ở nhà. Tránh được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.

* Biện pháp thực hiện.

- Thành lập ban chỉ đạo phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Lên kế hoạch thực hiện dựa vào kế hoạch chung của Ngành.

- Quán triệt đến giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của phong trào này, lợi ích sau khi hoàn thành kế hoạch được giao.

- Nâng cao trách nhiệm các thành viên trong ban, các đoàn thể và bộ phận trong nhà trường.

3. Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

* Chỉ tiêu:

          100 % CC-VC được kiểm tra

* Nội dung kiểm tra

 Ngăn ngừa các hành vi vi phạm, sự tiết kiệm của các bộ phận về tài chính, tài sản, thời gian.

* Biện pháp thực hiện.

Đầu năm Công đoàn tuyên truyền Luật phòng chống tham nhũng đến toàn thể cán bộ, giáo viên. Các giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận có sử dụng tài sản nhà trường phải ký cam kết về bảo quản tài sản đến cuối năm. Kế toán nhà trường phải am hiểu công tác kế toán nhà trường, xây dựng đề án chi tiêu nội bộ một cách phù hợp và chính xác. Công tác tài chính phải đúng nguyên tắc Luật tài chính của nhà nước.

* Đối tượng kiểm tra

Tất cả CC-VC và các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường.

4. Kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

* Chỉ tiêu

          100 % đơn điều phải giải quyết hoặc chuyển đến cấp có thẩm quyền.

* Nội dung kiểm tra :

- Căn cứ  luật về khiếu nại, tố cáo năm 2011. Có khiếu nại phải giải quyết ngay không kéo dài

- Đem lại lòng tin cho Phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên.

* Biện pháp thực hiện.

- Hàng năm thanh tra nhân dân được tập huấn khi có lớp.

- Triển khai các văn bản pháp luật có liên quan đến giáo dục cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường năm một cách tốt nhất.

- Nếu vụ việc nhà trường không đủ thẩm quyền thì chuyển về trên. Hoặc chưa  hiểu thì phải xin ý kiến Thanh tra Phòng Giáo dục& Đào tạo.

- Tại cơ quan có nơi tiếp dân đặt tại văn phòng BGH.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Ban Giám hiệu

- Hiệu Trưởng ra quyết định thành lập Ban tự kiểm tra chuyên môn bao gồm BGH, các tổ trưởng, Chủ Tịch Công đoàn, Thanh tra nhân dân, giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Nêu lên tầm quan trọng của việc tự kiểm tra nội bộ trường học, chấn chỉnh những sai sót, nâng chất dần cán bộ giáo viên trong nhà trường.

- Phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên, các công tác nghiệp khi thực hiện công tác kiểm tra cơ bản cần có.

- Triển khai tinh thần kế hoạch đến toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, có ý kiến đóng góp để thực hiện kế hoạch này.

2. Đối với các thành viên của Ban Tự kiểm tra trường học:

- Thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công của trưởng ban

- Khi thực hiện phải đúng theo lịch qui định, đánh giá đúng năng lực của người được kiểm tra, chỉ ra được điểm mạnh yếu của đối tượng, có biện pháp giúp đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Hoàn thành đầy đủ hồ sơ sao khi kiểm tra để thư ký tổng hợp và báo cáo lại trưởng Ban.

- Trong thực hiện nhiệm vụ có gì vướn mắc báo cáo ngay cho Ban tự kiểm tra biết  để giải quyết.

- Chế độ thông tin báo cáo:

+ Các thành viên sau khi tực hiện 5 ngày phải nộp báo cáo cho trưởng ban.

+ Hiệu trưởng định kỳ báo cáo về Phòng GD-ĐT như sau: Lần1( sơ kết) sau khi kiểm tra xong học kỳ 1 29/12/2015 ;  báo có tổng kết tự kiểm tra nội bộ trường học vào ngày 19/5/2016

+ Các giáo viên được phân công kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, các chuyên đề báo cáo về hiệu trưởng vào cuối tháng cùng với hồ sơ.

+ Thanh tra nhân dân trường học báo cáo về phòng vào cuối mỗi quý./.

 

Nơi nhận:                                                                  

- Phòng GD&ĐT(để báo cáo);

- Các bộ phận của trường(để thực hiện);

- Lưu: VT.

            HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

        

        LÊ VĂN  MIỆT

 

 

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH THẠNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BGH
Tin liên quan