tin tức-sự kiện

QUY CHẾ DÂN CHỦ

PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THẮNG

                                                                    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Số:      /QCDCNT

Thị trấn Thắng, ngày   tháng 9  năm 20163

(Dự thảo)

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

Năm học 2016 – 2017

 

 
 

 

 

 

 

Căn cứ Luật giáo dục sửa đổi - bổ sung năm 2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 04 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ các văn bản của ngành và địa phương về công tác giáo dục;

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 2016 -2017;

Trường THCS Thị trấn Thắng xây dựng Quy chế hoạt động nhà trường như sau: 

Chương I:

 QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Xây dựng QUY CHẾ DÂN CHỦ của trường THCS Thị trấn Thắng là nhằm từng bước xây dựng nền hành chính Nhà nước tinh gọn, làm việc có chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, ngăn chặn và chống các hiện tượng tiêu cực, gây phiền hà sách nhiễu nhân dân.

 

Điều 2. Xây dựng QUY CHẾ DÂN CHỦ để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, nâng cao khả năng quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) trong cơ quan.

 

Điều 3. Xây dựng QUY CHẾ DÂN CHỦ để thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. 

Chương II

NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

CỦA BAN GIÁM HIỆU

 Điều 4. Nguyên tắc làm việc:

Lề lối làm việc và quan hệ công tác trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

+ Hiệu trưởng là người lãnh đạo và đứng đầu nhà trường, thực nhiệm vụ quyền hạn của mình theo điều lệ trường THCS và quy định pháp luật và là người chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục và cấp trên về toàn bộ công việc thuộc chức năng thẩm quyền của mình, kể cả khi phân công hoặc uỷ nhiệm cho phó hiệu trưởng hoặc các thành viên khác trong nhà trường.

+ Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng chỉ đạo những lĩnh vực công tác của trường do hiệu trưởng phân công, cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan đến nhà trường.

+ Trong chỉ đạo, điều hành công việc Ban giám hiệu (BGH) trường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng; đồng thời phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ công chức, đảm bảo trật tự, kỷ cương của nhà trường xã hội chủ nghĩa.

Điều 5. Phân công nhiệm vụ :

+ Hiệu trưởng: Phụ trách chung mọi công việc của nhà trường: Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra CB, GV, NV trong nhà trường việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản của cấp trên, quyết định của trường để thực hiện các công tác của trường, kể cả chuyên môn. Ký các  văn bản do nhà trường ban hành.  Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều 19 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Một số công việc cụ thể của Hiệu trưởng :

- Trực tiếp phụ trách chỉ đạo các mặt công tác tổ chức, thanh tra, kế toán tài vụ, cơ sở vật chất, thư viện, phổ cập THCS;

- Là chủ tịch các hội đồng mà nhà trường đứng ra tổ chức theo đúng luật giáo dục và điều lệ trường phổ thông; 

- Tổ chức các cuộc họp hội đồng nhà trường, hội đồng trường. Giải trình các vấn đề khi có yêu cầu theo thẩm quyền;

- Ký duyệt trang đầu phần lý lịch của học bạ các khối

- Kiểm tra Sổ điểm lớn, Sổ đầu bài, Sổ chủ nhiệm theo định kỳ.

- Tham dự các cuộc họp tại Phòng Giáo dục Đào tạo, Ủy ban nhân dân; các cuộc họp khác theo nội dung, thành phần của thư mời họp;

- Ký ban hành các kế hoạch, quyết định, công văn của trường theo quy định của Điều lệ trường;

- Trực cơ quan theo quy định.

+ Phó hiệu trưởng: Được Hiệu trưởng phân công giúp việc cho Hiệu trưởng. Được phép ký, duyệt các văn bản trong công tác được phân công. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều 19 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Một số công việc cụ thể của Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng.

- Phụ trách công tác tuyển sinh.

- Phụ trách công tác bồi dưỡng thường xuyên.

- Phụ trách công tác phổ cập giáp dục nhà trường.

- Phụ trách đánh giá ngoài và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Phụ trách công tác giáo dục cộng đồng: Xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động, lập báo cáo...

- Phụ trách công tác dạy nghề: Xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy nghề và thi nghề..

- Phụ trách công tác xây dựng cơ sở vật chất: Lập kế hoạch xây dựng và bổ sung mua sắm trang thiết bị hàng năm, kiểm kê tài sản; lập kế hoạch tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trường trọng điểm chất lượng cao giai đoạn 2015 - 2025.

- Đi dự hội nghị tại Phòng Giáo dục Đào tạo, Uỷ ban nhân dân, các cuộc họp khác (nếu mời đích danh hoặc được Hiệu trưởng ủy quyền);

- Ký ban hành các kế hoạch, công văn của trường theo quy định của hiệu trưởng;

- Trực cơ quan theo quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

+ Một số công việc cụ thể của Phó hiệu trưởng Nguyễn Thúy Anh.

- Phụ trách chuyên môn.

- Chuẩn bị nội dung, chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn (một tháng 2 lần theo điều 16 của Điều lệ trường THCS theo Thông tư 12/2011-BGDĐT), giải trình các vấn đề có liên quan đến công việc mình phụ trách;

- Thanh tra chuyên môn theo quy định của Phòng Giáo dục Đào tạo, kiểm tra hồ sơ chuyên môn;

- Xây dựng thời khóa biểu chính khóa, dạy thêm và bồi dưỡng.

- Phân công dạy thay khi có giáo viên đi họp hoặc bị bệnh;

- Ký duyệt các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên theo quy định

- Chỉ đạo bảo quản, lưu trữ, kiểm tra các loại hồ sơ, sổ danh bạ học sinh, sổ điểm, sổ cấp phát văn bằng, học bạ;

- Phụ trách công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi và học sinh giỏi.

- Đi dự hội nghị tại Phòng Giáo dục Đào tạo, Uỷ ban nhân dân, các cuộc họp khác (nếu mời đích danh hoặc được Hiệu trưởng ủy quyền);

- Ký ban hành các Kế hoạch, công văn của trường theo quy định của hiệu trưởng;

- Trực cơ quan theo quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Điều 6. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của BGH:

+ Trách nhiệm của Hiệu trưởng : Hiệu trưởng là người phụ trách chung mọi công việc của nhà trường , chỉ đạo đôn đốc , kiểm tra việc thực hiện của cán bộ, công chức trong trường, trong công tác chuyên môn , tổ chức và kiểm tra các hoạt động của nhà trường. Thực hiện trách nhiệm của người thủ trưởng cơ quan, chỉ đạo CB, GV, NV trong cơ quan thực hiện tốt.

+ Trách nhiệm Phó hiệu trưởng: Phó hiệu trưởng giúp hiệu trưởng giải quyết công việc được Hiệu trưởng phân công. Phó hiệu trưởng được sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng, thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Khi hiệu trưởng vắng Phó hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo toàn trường hoạt động (Nếu được sự phân công của Hiệu trưởng).

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN , ĐOÀN THỂ VÀ CÁC HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG

Điều 7. Chế độ làm việc:

Trường THCS Thị trấn Thắng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm toàn diện, quản lý điều hành chung các mặt công tác của trường theo chế độ thủ trưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Thị trấn Thắng và Phòng Giáo dục Đào tạo Hiệp Hòa; trước Pháp luật về toàn bộ lĩnh vực công tác được giao. Phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ và cá nhân được phân công giúp Hiệu trưởng theo dõi từng lĩnh vực, từng công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc được phân công.

CB, GV, NV của trường làm việc từ thứ hai đến thứ bảy theo Kế hoạch hoạt động giáo dục của trường, được nghỉ làm việc theo quy định của Bộ luật lao động, các quy định của Sở Giáo dục – Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Trường hợp đặc biệt nghỉ trong giờ, trong ngày phải có ý kiến đồng ý của Hiệu trưởng. Nghỉ từ 3 ngày trở lên phải được sự đồng ý của lãnh đạo Phòng Giáo dục Đào tạo Hiệp Hòa bằng văn bản.

Điều 8. Tổ chuyên môn:

+ Trường THCS có các khối từ khối 6 đến khối lớp 9, được phân ra làm 2 tổ: Tổ tự nhiên và tổ xã hội. Các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo Điều 16 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Một số công việc cụ thể của Tổ chuyên môn:

- Các tổ trưởng điều hành công việc trong tổ của mình, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về những công việc được uỷ quyền giải quyết;

- Ký duyệt các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong tổ; duyệt giáo án của các thành viên trong tổ 1 lần/ 1 tháng

- Tổ trưởng phải xây dựng chương trình, công tác cụ thể từng tuần, từng tháng , từng học kỳ, từng năm học. Chương trình kế hoạch công tác phải được BGH thông qua và duyệt;

- Tổ trưởng thường xuyên theo dõi đôn đốc và kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ viên trong tổ theo chương trình kế hoạch mà nhà trường đề ra;

- Lên lịch và dự giờ thăm lớp, cùng đi thanh tra giáo viên của tổ mình;

- Khi được ủy quyền tổ trưởng có trách nhiệm triển khai các văn bản hoặc thông báo của nhà tường đối với tổ viên trong tổ;

- Phân công dạy thay khi có giáo viên đi họp hoặc bị bệnh, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và phó hiệu trưởng về việc phân công của mình;

- Tham gia các buổi họp do Phòng Giáo dục Đào tạo, Ban giám hiệu triệu tập; tổ chức sinh hoạt chuyên môn một tháng 2 lần theo điều 16 của Điều lệ trường THCS theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, giải trình các vấn đề có liên quan đến công việc mình phụ trách.

+ Trường có 1 tổ Văn phòng: Tổ văn phòng của trường có trách nhiệm tổ chức phối hợp các tổ chuyên môn, xây dựng Kế hoạch tháng, học kỳ, năm học; lưu trữ hồ sơ ( Hồ sơ quản lý CB, GV, NV; hồ sơ theo dõi hoạt động giáo dục, hồ sơ tài chính, tài sản) của trường; có kế hoạch tốt để phục vụ cho cho việc dạy và học của trường; tổ chức tiếp dân, tiếp khách theo đúng quy định;

+ Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ 2 tuần 1 lần.

Điều 9. Mối quan hệ giữa các tổ chuyên môn:

Quan hệ giữa các tổ chuyên môn là mối quan hệ cùng cấp, dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các tổ có trách nhiệm trao đổi ý kiến cùng bàn bạc giải quyết các công việc được phân công. Trường hợp có vấn đề chưa thống nhất cách giải quyết thì hiệu trưởng và BGH sẽ quyết định kết luận.

Điều 10. Trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ công chức:

Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn được xác định, đồng thời có trách nhiệm phối hợp công tác đối với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường; Khi có yêu cầu, BGH phân công nhiệm vụ trực tiếp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu của nhà trường, CB, GV, NV phải báo cáo cho Tổ trưởng biết để Tổ trưởng điều hành công việc trong tổ; Cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, ban hành kèm theo nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường học là những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy. Kiểm tra đánh giá đúng quy định, lên lớp đúng giờ, không bỏ tiết, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, tham gia các công tác giáo dục ở địa phương. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cần rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, nghiệp vụ để nâng cao chất luợng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục, thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyết định của hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường học phải giữ gìn phẩm chất, danh dự , uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, đối xử công bằng với học sinh , bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, chủ động phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan, trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Ngoài ra cán bộ, công chức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên được phân công làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của đội.

* Những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên không được làm:

+ Không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ,

+ Không được gây bè phái, mất đoàn kết nội bộ, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.

+ Nghiêm cấm cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm trong các hành vi nhà giáo không được làm tại Điều 75 Luật Giáo Dục, điều 19 Nghị Định 374/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng.

Điều 11. Hội đồng trường:

Hội đồng trường được thành lập và hoạt động theo Điều 20 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 12. Hội đồng nhà trường:

Đây là tổ chức của toàn bộ tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch, nhằm triển khai các văn bản cấp trên và xây dựng các mục tiêu kế hoạch của nhà trường trong tuần, tháng, học kỳ, năm học về tổ chức cũng như chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường, đồng thời giải quyết mọi công việc liên quan đến nhà trường, quy định mỗi tháng họp hội đồng 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết.

Điều 13. Các hội đồng khác trong nhà trường:

a. Hội đồng thi đua và khen thưởng:

Hội đồng thi đua khen thưởng(HĐTĐKT) của nhà trường do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học và làm chủ tịch, các thành viên gồm có Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công Đoàn, Bí thư chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm. HĐTĐKT giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua học tập, đề nghị danh sách học sinh khen thưởng, HĐTĐKT họp vào cuối đợt thi đua, cuối mỗi học kỳ.

b. Hội đồng kỷ luật:

Hội đồng kỷ luật của nhà trường do Hiệu trưởng tổ chức và làm chủ tịch. Các thành viên theo đúng luật giáo dục, luật công chức, luật khiếu nại, tố cáo.

c. Hội đồng tuyển sinh:

Hội đồng tuyển sinh của nhà trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch. Hội đồng tuyển sinh làm việc theo Quy chế tuyển sinh và Quyết định của UBND huyện Hiệp Hòa

d. Hội đồng xét tốt nghiệp THCS:

Hội đồng xét tốt nghiệp THCS của nhà trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch. Hội đồng xét tốt nghiệp làm việc theo Quy chế xét tốt nghiệp và Quyết định của UBND huyện Hiệp Hòa

Ngoài các hội đồng trên, khi cần thiết hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác. Nhiệm vụ thành phần và thời gian hoạt động do hiệu trưởng quy định.

Điều 14. Các đoàn thể trong nhà trường:

Chi bộ là tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường, lãnh đạo toàn diện nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật.

Công đòan là tổ chức của người lao động, hoạt động theo Điều lệ của tổ chức công đoàn. Công đoàn tổ chức và phối hợp cùng chính quyền để thực hiện các phong trào thi đua trong trường.

Đoàn đội là tổ chức của giáo viên, học sinh trong trường do Ban chấp hành chi đoàn lãnh đạo. Đoàn đội tổ chức và phối hợp cùng với tổ chức công đoàn, chính quyền để thực hiện các phong trào thi đua trong trường. 

Chương IV

QUẢN LÝ TÀI SẢN, TÀI CHÍNH

 

Điều 15. Việc quản lý tài sản:

 

Việc quản lý tài sản của nhà trường phải tuân theo quy định của nhà nước. Mỗi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường. Nếu cán bộ, giáo viên, nhân viên nào làm hư hỏng hay mất mát phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra.

Khi sử dụng máy vi tính, không được phép vào thư mục của các bộ phận, cá nhân khác nếu không được sự cho phép của Hiệu trưởng. Tổ Văn phòng có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng máy, bảo quản máy vi tính. Khuyến khích CB, GV, NV sử dụng Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao trình độ. Cũng như các năm học trước các văn bản dự thảo của trường sẽ được gửi vào Email của CB, GV, NV nên CB, GV, NV hàng ngày phải mở Email để xem, cho ý kiến và thực hiện.

Tủ hồ sơ của bộ phận nào do bộ phận đó sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật và của nhà trường. Nghiêm cấm người không có trách nhiệm mở tủ của bộ phận khác.

 

Điều 16. Việc quản lý tài chính:

Bộ phận kế toán tài vụ giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính trong ngân sách, ngoài ngân sách. Hồ sơ chứng từ phải chặt chẽ, đúng quy định, lưu trữ không thời hạn. Hàng tháng phải báo cáo kịp thời về tình hình tài chính nhà trường đảm bảo chính xác, trung thực. Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và Hội đồng về kết quả báo cáo của mình.

Các khoản thu thực hiện theo đúng các văn bản của UBND Tỉnh Bắc Giang quy định. 

Chương V

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN

 

Điều 17. Thực hiện giờ làm việc:

* Tổ Văn phòng:

Tổ văn phòng trực theo giờ hành chính: Theo quy định của từng thời điểm (Chế độ mùa hè và chế độ mùa đông của nhà trường), theo quy định của tổ cho từng thành viên.

          Tổ Văn phòng thực hiện việc ghi chép khi trực đúng quy định, phản ánh đúng tiến trình công việc trong ngày, thực hiện việc chấm công đều đặn. Cuối tháng phải tổng hợp báo cáo kết quả tình hình hoạt động trong 1 tháng để hội đồng họp xem xét, giải quyết (Chịu trách nhiệm về việc tổng họp báo cáo trước hiệu trưởng và hội đồng về két quả báo cáo của mình)

* Giáo viên:

Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ giấc theo quy định (Ra vào lớp, hội họp, các hoạt động khác do nhà trường và các bộ phận tổ chức). 100% giáo viên tham dự giờ chào cờ đầu tuần.

Trong trường hợp cán bộ công chức nghỉ không đến cơ quan được phải có Giấy xin phép, hoặc giấy triệu tập đi công tác. Tổ trưởng có trách nhiệm phân công dạy thay, theo dõi việc dạy thay cho giáo viên nghỉ trong những trường hợp cụ thể.

Điều 18. Y phục của công chức trong giờ làm việc:

Y phục trong giờ làm việc của CB, GV, NV phải chỉnh tề, thể hiện sự văn minh. Không đi dép thiếu quai hậu, áo không có cổ, hoặc ăn mặc lòe loẹt….

Điều 19. Việc tiếp khách của cơ quan:

Khách đến cơ quan công tác với bộ phận nào thì bộ phận đó tiếp. Trường hợp công việc ngoài phạm vi quyền hạn của mình thì xin ý kiến của lãnh đạo.

Tất cả cán bộ công chức của cơ quan trong giờ làm việc, khi tiếp khách, khi nghe, nói chuyện trên điện thoại phải có thái độ ân cần, hoà nhã, lịch sự với đồng nghiệp, với khách.

Điều 20. Việc thực hiện báo cáo:

Các bộ phận, cá nhân trong trường thực hiện chế độ báo cáo cho thủ trưởng theo quy định của từng loại báo cáo.

Các bộ phận, cá nhân trước khi báo cáo với cấp trên, với ngành dọc phải thông qua thủ trưởng đơn vị. Không được tự ý báo cáo khi Thủ trưởng đơn vị chưa cho phép. Các bộ phận, cá nhân trước khi trình thủ trưởng đơn vị duyệt ký, phải ký (hoặc ký tắt ) và chịu trách nhiệm chính với văn bản của mình thảo ra.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Tổ chức thực hiện:

 CB, GV, NV của trường THCS Thị trấn Thắng phải nghiêm túc chấp hành các điều khoản của quy chế này, căn cứ vào các điều khoản nêu trên và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Nếu CB, GV, NV của trường không nghiêm túc thực hiện các điều khoản trên, đi ngược với quy chế này thì tùy theo tính chất vi phạm mà xử lý kỷ luật hành chính, nếu nghiêm trọng thì xử lý bằng pháp luật.

 

Quy chế này được thông qua tập thể CB, GV, NV của trường đóng góp và thay thế cho quy chế trước đây mọi quy định trái với quy chế này đều bị bãi bỏ./.

                                                                                           

Nơi nhân:

- Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa;

- UBND Thị trấn Thắng;

- HT, PHT;

- Các đoàn thể trong nhà trường;

- Lưu VT.

Bản điện tử:

- CB,GV,NV Trường THCS TTr.Thắng.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Hà Văn Trị

 

 

 

 

 

 

Tác giả: c2thitran

Xem thêm

Tin tức