tin tức-sự kiện

KH công tác pháp chế NH 2014-2015

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ

     NĂM HỌC 2014 - 2015


          Thực hiện Hướng dẫn số 1000/SGDĐT-TTr ngày 15/9/2014 của Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang về việc Hướng dẫn việc triển khai thực hiện nhiệm vụ pháp chế năm học 2014-2015.

          Thực hiện công văn số 476/CV-PGDĐT ngày 18/9/2014 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ pháp chế năm học 2014-2015.

          Thực hiện kế hoạch năm học 2014-2015 và triển khai công tác pháp chế trong nhà trường năm học 2014-2015 trường THCS Thị trấn Thắng xây dựng kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, của nhà trường về tầm quan trọng của công tác pháp chế trong tổ chức hoạt động của trường học, nắm được nhiệm vụ của công tác pháp chế mà nhà trường tổ chức thực hiện;

          2. Các đoàn thể, tổ chuyên môn nắm được cách thức tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác pháp chế hàng năm của Đoàn thể, của tổ chuyên môn, nhằm đưa công tác pháp chế hoạt động ổn định, có chiều sâu, đạt được hiệu quả, thúc đẩy các hoạt động giáo dục của nhà trường đi vào nề nếp;

          3. Tăng cường công tác pháp chế, đảm bảo cho nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của cán bộ, nhà giáo, người lao động và người học trong nhà trường.

II. NHIỆM VỤ CHUNG

          1. Nâng cao chất lượng công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

          2. Bảo đảm quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục theo đúng các quy định của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của nhà trường;

          3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bồi d­ưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất l­ượng công tác pháp chế và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác tham gia xây dựng pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thực hiện pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

          4. Thực hiện mua bổ sung tài liệu phục vụ công tác phổ biến pháp luật; tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tủ sách pháp luật;

          5. Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc ban hành văn bản nhà trường, quản lý văn bản đi, đến đúng quy định.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Kiện toàn tổ chức pháp chế.

          - Phân công cán bộ giáo viên theo dõi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

          - Cán bộ theo dõi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được lựa chọn từ những người có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, có bản lĩnh chính trị;

          - Cử cán bộ phụ trách công tác pháp chế tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do Phòng GD&ĐT và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.

2. Hoạt động pháp chế

2.1.Về công tác xây dựng pháp luật

          - Nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật để triển khai tuyên truyền trong nhà trường;

          - Tham gia trực tiếp soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi được phân công của lãnh đạo cơ quan;

          - Thực hiện tổ chức triển khai cho cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh, tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác do các cơ quan Nhà nước đề nghị hoặc yêu cầu; việc tổ chức lấy ý kiến phải triển khai nghiêm túc, có chất lượng, kịp thời theo đúng thời gian, đối tượng quy định.

2.2. Về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

          + Cán bộ được phân công theo dõi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm tốt công việc sau:

          - Lập sổ theo dõi và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực giáo dục của nhà trường (Quản lý công văn đi- đến);

          - Đưa các văn bản liên quan đến pháp luật, đặc biệt là các văn bản có liên quan đến Giáo dục và Đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường;

          - Thường xuyên cập nhật, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Trong quá trình triển khai thực hiện áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật tại trường, các đoàn thể, tổ chuyên môn, CBGV thấy có những điểm bất hợp lý, mâu thuẫn, không phù hợp với tình hình thực tế cần có ý kiến phản hồi với nhà trường và Hiệu trưởng có ý kiến đóng góp với các cơ quan ra văn bản đó để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

2.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

          - Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 2104/KH-UBND ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch số 1055/KH-SGD&ĐT ngày 03/9/2013 của Sở GD&ĐT  về thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2013-2016 của ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang.

          - Tiếp tục triển khai đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 (kèm theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và công văn số 2441/CV-HDPH ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù.

2.4. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

          2.4.1. Đối với học sinh:

          - Giáo dục pháp luật lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật.

          - Giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở nhằm trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

          - Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen ứng xử có văn hóa theo pháp luật của học sinh;

          2.4.2. Đối với cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động:

          - Tập trung tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, của huyện, của ngành giáo dục và đào tạo như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản pháp luật mới về giáo dục; các luật liên quan như Luật phòng chống tham nhũng; Luật thanh tra; Luật viên chức; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật giao thông; Luật bảo vệ môi trường; Luật khiếu nại tố cáo... Các nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị nhiệm vụ năm học, Quy chế thi tốt nghiệp, tuyển sinh; các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, nội quy, quy chế của đơn vị...

          - Tuyên tuyền về các việc làm và cuộc vận động lớn như việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

          - Lập kế hoạch về công tác pháp chế và phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; thực hiện Ngày pháp luật theo chủ đề lựa chọn phù hợp nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường;

          - Phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách mà chính người học, người làm công tác quản lý, giảng dạy là đối tượng được điều chỉnh trực tiếp;

          - Xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Khai thác và sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật của trường.

2.4. Công tác cải cách thủ tục hành chính và quản lý văn thư lưu trữ

          - Thực hiện nghiêm túc việc ban hành văn bản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Bộ Nội vụ hướng dân về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

          - Quản lý văn bản (đi, đến) và lập sổ đăng ký văn bản đi, văn bản đến theo mẫu quy định tại Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 15/7/2005 của Cục lưu trữ nhà nước về Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản dến; Văn bản số 139/VTLTNN-TTTH ngày 14/3/2009 của Cục văn thư lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hố sơ trong môi trường mạng; gửi, nhận văn bản điện tử và sử dụng  thư điện tử theo Quyết định số518/QĐ-UBND, ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về việc gửi, nhạn văn bản điện tử và sử dụng thư điện tử trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

          - Việc quản lý văn bản phải thống nhất tại bộ phận văn thư; đối với văn bản đến, nhân viên văn thư phải tiếp nhận, phân loại, vào sổ đăng ký và chuyển giao cho thủ trưởng kịp thời trong ngày; đối với văn bản đi, phải kiểm tra chặt chẽ về thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày, vào sổ đăng ký văn bản trước khi ban hành và được lưu trữ 01 bản tại bộ phận văn thư cơ quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban giám hiệu:

          + Kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo công tác pháp chế của nhà trường .

          + Xây dựng kế hoạch thực hiện, kiểm tra việc tham gia thực hiện công tác pháp chế. Hàng tháng kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện công tác pháp chế của CBGV, NV.

          + Căn cứ vào kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện công tác pháp chế của trường, giao cho bộ phận kế toán lập dự toán cho các hoạt động từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp giáo dục đã giao cho nhà trường. Kinh phí chi cho công tác tuyên truyền, PBGDPL thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP, ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn.

2. Các đoàn thể: Công đoàn, Đội TN, tổ chuyên môn:

          - Triển khai kịp thời kế hoạch thực hiện tuyên truyền pháp luật tới các thành viên của đoàn thể mình, thường xuyên tham gia thực tích cực các hoạt động giáo dục của nhà trường, có trách nhiệm tham gia học tập và tham gia công tác truyên truyền phổ biến pháp luật cùng ban công tác của nhà trường.

          - Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục của nhà trường, các tổ chuyên môn, các đoàn thể nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa thông qua các hình thức như: tuyên truyền miệng, phát hành tài liệu, xây dựng tủ sách pháp luật, thi tìm hiểu, tư vấn pháp luật, lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các đợt sinh hoạt chính trị, ngoại khóa.Tuyên truyền, phổ biến thông qua buổi sinh hoạt tổ.

          - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tới BGH về thực hiện nhiệm vụ pháp chế của tổ, đoàn thể.

          Cuối học kỳ I, cuối năm học Ban chỉ đạo CTPC nhà trường nộp báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực công tác pháp chế của nhà trường về Thanh tra Phòng GD&ĐT bằng công văn và thư điện tử, theo đúng lịch.

          Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác pháp chế của nhà trường năm học 2014-2015, yêu cầu các Đoàn thể, tổ chuyên môn, CBGVNV nhà trường nghiêm túc thực hiện, trong quá thực hiện có gì vướng mắc, báo cáo BGH nhà trường để kịp thời giải quyết./.

  

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT(B/c)

- Trang web của trường;

- Lưu: VT.

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Hà Văn Trị

 

Tác giả: c2thitran

Xem thêm

Tin tức