Tin tức : DIỄN ĐÀN NHÀ GIÁO

BÍ QUYẾT XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN VÀ THÚC ĐẨY VIỆC LẮNG NGHE LẪN NHAU

Ngày đăng : 28-10-2015

Trong quá trình dạy học, chắc hẳn không ít lần bạn tự hỏi tại sao học sinh của mình lại dụt dè, thiếu tự tin, ngại phát biểu, không dám  bày tỏ ý kiến, chia sẻ suy nghĩ của bản thân, thậm chí sợ bạn không dám đến gần. Trong khi bạn hoặc một học sinh nói, các em khác không biết lắng nghe mà nói chuyện riêng hoặc tranh nhau nói. Thực hiện tốt những nguyên tắc và chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp học sinh lớp của bạn thay đổi.

1. Thái độ của giáo viên

-         Là người hỏi chuyện học sinh trước, chứ không chờ các em đến nói chuyện với mình;

-         Khởi xướng các hoạt động để các em tham gia;

-         Cùng chơi với các em;

-         Dành thời gian với các em càng nhiều càng tốt;

-         Chấp nhận thực tế của học sinh;

-         Nói chuyện với các em ít nhất 1 lần mỗi ngày;

-         Giữ đúng lời hứa;

-         Không nói dối;

-         Giữ trung lập, không thiên vị, không phân biệt đối xử với bất cứ học sinh nào

-         Luôn mỉm cười vui vẻ;

-         Ca ngợi, tuyên dương cũng như trách cứ học sinh đúng mức khi các em làm điều gì đó không đúng;

-         Không làm tổn thương lòng kiêu hãnh của các em;

       2. Khi một  học sinh đến hỏi ý kiến

-         Lắng nghe học nói;

-         Cố gắng nghe mà không cần ghi chép;

-       Khuyến khích các em nói bằng cách động viên: “ố....ừ...Thế lúc đó em nghĩ thế nào ? Rồi em đã làm gì ? Vậy từ nay em định làm thế nào ?...Em cảm thấy thế nào ? vv….”

-         Không đưa ra ý kiến theo kiểu “Đáng lẽ em không nên làm như thế” Vì học trò đến không để nghe bạn phê bình mà mong được thông cảm;

       3. Trong giờ học:

-        Khi đặt câu hỏi, một vài em có thể trả lời ngay. Tuy nhiên bạn hãy chờ cho tất cả các em bình tĩnh lại sau 15 hay 30 giây yêu cầu các em giơ tay phát biểu.

-       Khuyến khích các em phát biểu trơn tru bằng những cách nói động viên như: “Ừ….Rồi sao nữa…Ồ đúng vậy…Tuyệt…Thật thế sao…”

-        Lồng những câu hỏi ngắn khi học sinh phát biểu (dành cho những em phát biểu không trôi chảy lắm);

-       Đừng bỏ qua những học sinh phát biểu: “Em trùng với ý kiến của bạn X” mà hãy hỏi: “Ý kiến của em giống với ý kiến của bạn X như thế nào ?

-       Chuyển đối tượng nghe câu trả lời về phía học sinh; VD: “Em hãy trình bày lại cho các bạn cả lớp cùng nghe” Hạn chế cách nói: “Em cho cô biết” “…”

4. Quy tắc lắng nghe dành cho học sinh

* Trước hết GV cần nhấn mạnh rằng lắng nghe lẫn nhau không chỉ bằng hai tai mà cả bằng mắt và cả trái tim.

-         Ngồi trực diện với bạn đang phát biểu; (Ngoảnh mặt hướng về bạn đang phát biểu)

-         Nhìn bạn đó;

-         Lắng nghe xem bạn nói gì;

-         Im lặng lắng nghe, không ngắt quãng, không nói xen ngang;

-         Thoải mái và thể hiện phản ứng chân thật của mình đối với những gì bạn nói (VD: gật đầu, mỉm cười, lắc đầu…)

-         Có các hành động tiếp theo sau khi bạn nói (giơ tay, đặt câu hỏi, phát biểu) sau khi bạn đó nói xong;

VŨ HẠNH

Xem thêm...
TRẢI NGHIỆM: 'UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN'
TUYỂN TẬP DÂN CA QUAN HỌ
Dân ca quan họ lời cổ hay nhất
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO-TÌM HIỂU NHÀ TRƯỜNG

Website đơn vị