Tin tức : Giáo dục bốn phương
GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở NHẬT BẢN
Càng đông càng trật tự
Đáng ngạc nhiên là người Nhật quan niệm rằng lớp học đông (khoảng 28 em/lớp, ở Mỹ 23 em/lớp) sẽ là môi trường học tập hiệu quả. Khi một giáo viên hướng dẫn một lớp đông các em nhỏ là họ đang tạo điều kiện cho các đồng nghiệp còn lại có thời gian nghiên cứu, soạn bài, dạy kèm những học sinh cá biệt.
Trẻ em Nhật cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo.
Verna Kimura, một nhà tư vấn giáo dục đã sống và giảng dạy tại Nhật hơn 20 năm, nói: “Lớp học đông hơn so với ở Mỹ và giáo viên toàn quyền kiểm soát. Bọn trẻ cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo. Người Nhật tin rằng những thói quen hình thành trong những năm đầu đến trường sẽ theo chúng khi lớn lên. Khi mới 6-7 tuổi, bọn trẻ được dạy cụ thể về kỹ năng làm bài thi, chẳng hạn như cách sử dụng phương pháp loại trừ để tìm câu trả lời chính xác. Theo nhà tư vấn giáo dục Kimura, cách tiếp cận này có vẻ áp lực nhưng không khí căng thẳng sẽ giúp các em xây dựng tính trật tự, bền bỉ và trách nhiệm”.
Các tin khác
- 7 điều "kì quặc" làm nên nền giáo dục số 1 thế giới ở Phần Lan (12/10/2017)
- 10 sự thật về nền giáo dục Trung Quốc qua nhận xét của một giáo viên ngoại quốc (12/10/2017)
- Những nơi khó khăn nhất cho trẻ em gái tới trường (12/10/2017)
- NỀN GIÁO DỤC Ở NƯỚC PHÁP (10/10/2015)
- Giáo dục tiểu học ở Phần Lan (21/01/2015)
- GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở NEW ZEALAND (21/01/2015)
- Đôi nét về giáo dục tiểu học tại Mỹ (21/01/2015)