TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG

Tin từ đơn vị khác

GV TÍCH CỰC ÔN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG LÝ THUYẾT

GV TÍCH CỰC ÔN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG LÝ THUYẾT

Để chuẩn bị tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện vòng lý thuyết, BGH nhà trường đã tổ chức cho giáo viên trong trường tích cực ôn thi kiến thức về chuyên môn, về dinh dưỡng và các văn bản chỉ đạo, luật giáo dục.

Một số kiến thức gợi ý cho gv ôn thi:

 

            Phần I. Nội dung GD

Câu 1:  Đồng chí hãy trình bày phương pháp giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm? (Tr 81-82)

Đáp án:

Phương pháp giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm:

Giáo dục nghệ thuật cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp, trong đó đề cao sự chủ động, tích cực và kinh nghiệm chủ quan của trẻ, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị và phát triển tiềm năng, sự sáng tạo của bản thân trẻ, tiến tới sáng tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật và trong cuộc sống.

Phương pháp giáo dục nghệ thuật cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm chính là quá trình giáo viên cùng trẻ thực hiện các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm ( tìm hiểu các kinh nghiêm đã có, đã trải nghiệm trước đây của trẻ để tạo nên những hiểu biết, tri thức, giá trị, kĩ năng mới về các loại hình nghệ thuật của trẻ. Các kiến thức, kĩ năng, giá trị mới này tiếp tục được kiểm chứng trong quá trình hoạt động trải nghiệm thực tiễn, quá trình giải quyết nhiệm vụ mới tiếp theo). Việc học về các loại hình nghệ thuật của trẻ được thực hiện có sự định hướng, có sự dẫn dắt của giáo viên chứ không phải là sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng. Việc sử dụng phương pháp giáo dục có định hướng sẽ giúp cho việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ em đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mục tiêu giáo dục đề ra.

Quá trình tổ chức cấc hoạt động giáo dục nghệ thuật thông qua trải nghiệm được thực hiện qua 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Kinh nghiệm: Giáo viên dựa trên những kinh nghiệm, kiến thức của trẻ để lựa chọn nội dung, hoạt động cho trẻ trải nghiệm trong môi trường nghệ thuật. Trẻ có thể tiếp xúc với nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau như: Trực tiếp ngắm nhìn tác phẩm, xem/ nghe nghệ sĩ/ giáo viên biểu diễn; Xem/ nghe gián tiếp qua các phương tiện truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi; xem biểu diễn nghệ thuật; tham gia lễ hội, các cuộc thi, trò chơi…Trong giai đoạn này, trẻ được hòa mình vào nghệ thuật trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm.

Bước 2:  Quan sát, phản hồi: Trẻ quan sát đối chiếu phân tích những điều quan sát, cảm nhận được ở bước 1. Trẻ học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng, thảo luận, chia sẻ, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại, liên hệ trải nghiệm với các kiến thức, kĩ năng đã có.

Bước 3. Hình thành khái niệm: trẻ nắm bắt, hình thành các kiến thức, hiểu biết mới vào việc tham gia các hoạt động nghệ thuật, áp dụng những điều học được  vào các tình huống khác thế nào, liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực.

Bước 4: Thử nghiệm tính tích cực: Trẻ thực hành, sử dụng những kĩ năng mới vào việc tham gia các hoạt động nghệ thuật, áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác trong cuộc sống thực.

Câu 2: Hoạt động trải nghiệm là gì? Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục trẻ?

Đáp án:

* Hoạt động trải nghiệm là gì?

- Trải nghiệm là tham gia các hoạt động thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân.

- Hoạt động trải nghiệm của trẻ là quá trình trẻ hành động thực tiễn với các sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống thực;  trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức (cảm nhận) và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm tự nhiên, xã hội, đồng thời bộc lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ.

- Hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non bao gồm hoạt động trải nghiệm mang tính tập thể, có qui mô lớn (ngày hội thể thao, hội chợ xuân, giao lưu văn nghệ, hội thi của trẻ, thăm quan, dã ngoại..) và hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động vui chơi – học tập của trẻ (thực hành đóng vai, làm thí nghiệm, thử nghiệm, thao tác với đồ vật…).

- Phân biệt : Thực hành, thực tập, trải nghiệm

+ Thực hành: Vận dụng kiến thức đã có để thực hiện 1 yêu cầu, nhiệm vụ nào đó

+ Thực tập: Hình thành kĩ năng qua thao tác trực tiếp của người học với đối tượng

+ Trải nghiệm: Kiến thức, kỹ năng, năng lực được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm. Người học có được những trải nghiệm về cảm xúc, cảm giác, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác nhau

* Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục trẻ? (T 65-66)

- Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. các nhà giáo dục coi giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

 - Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn.

- Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.

- Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng.

- Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

- Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận.

- Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

- So sánh với các hoạt động học truyền thống với hoạt động học trải nghiệm thì giáo dục qua hoạt động trải nghiệm đối lập với hình thức giáo dục truyền thống là giáo viên thường truyền đạt kiến thức cho trẻ theo kiểu một chiều. Ngược lại, ở giáo dục trải nghiệm, giáo viên đóng vai trò là người thúc đẩy, khuyễn khích, hướng dẫn trẻ tham gia trực tiếp trải nghiệm thực tế, đảm bảo quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của trẻ một cách chủ động, tích cực:

       Bảng so sánh hoạt động học truyền thống với hoạt động học trải nghiệm

Đặc tính

Hoạt động học

truyền thống

Hoạt động học qua trải nghiệm

Đối tượng trung tâm

Giáo viên

Người học

Trọng tâm

Nội dung bài học

Nội dung và quá trình tổ chức hoạt động giáo dục

Nhiệm vụ người dạy

 

Truyền thụ kiến thức

 

 

Sắp xếp, tổ chức để quá trình hoạt động giáo dục được diễn ra, đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả

Tâm thế người học

Bị động

Chủ động

Quan điểm, ý kiến của người học

Ít được chú ý

Biết và được lắng nghe, tôn trọng

Liên hệ với thế giới bên ngoài

Tương đối cách biệt, ít có tính cập nhật

Luôn có tính cập nhật, gắn với cuộc sống theo quan điểm: Giáo dục bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống

Kết luận/phát hiện trong quá trình khám phá tri thức

Xu hướng phổ biến là từ người dạy

Luôn có và từ bản thân người học

Lựa chọn của người học về cách khám phá tri thức

Rất ít lựa chọn

Rất nhiều lựa chọn

Yêu cầu chính với người dạy

Thuyết phục người học

Nhạy cảm với người học, là điểm tựa, “thang đỡ” để tổ chức quá trình nhận thức cho người học tự tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và thu nhận kiến thức cho bản thân trẻ       

       Câu 3: Đồng chí hãy nêu các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục trẻ (hoạt động chơi, hoạt động học)? Nêu ví dụ minh họa trong một hoạt động trải nghiệm tại nhóm lớp đồng chí phụ trách, cụ thể: 3 tuổi: Cứng hay mềm;  4 tuổi: Vật chìm- vật nổi;  5 tuổi: Pha mầu.

      Đáp án:

* Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục trẻ( hoạt động chơi, hoạt động học)

Bước 1 - Kinh nghiệm

Bước 2 - Quan sát, phản hồi

Bước 3 - Hình thành khái niệm

Bước 4 - Thử nghiệm tích cực

* Riêng từng độ tuổi:

* Ví dụ một hoạt động trải nghiệm vật cứng, vật mềm đối tượng 3-4 tuổi

I Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ khám phá và biết được những đồ vật xung quanh trẻ có vật cứng, vật mềm

2. Rèn kỹ năng

- Trau rồi kỹ năng dự đoán, so sánh và phát triển ngôn ngữ

3. Thái độ:

  -  Trẻ c yêu thích hoạt động khám phá, tích cực tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

 Một nhóm các đồ vật gồm: hòn đá, viên sỏi, cục đất sét ướt, đất khô, lá cây khô, lá cây ướt, qỏa bóng bay, bọt biển…

1 số khay có mầu sắc khác nhau

III. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Kinh nghiệm cụ thể

Cô cùng trò chuyện với trẻ, dựa trên kinh nghiêm mà trẻ đã có, cho trẻ quan sát, gọi tên các đồ vật, mầu sắc. Cho trẻ đoán xem vật cứng, vật mềm, nhẵn hay sần sùi….

Bước 2: Quan sát phản hồi

- Cô chia lớp thành 3 nhóm và phát cho mỗi nhóm một số đồ vật, cho trẻ  trao đổi với nhau về vật cứng của vật khi cầm trên tay và đến hỏi trẻ:

+ Nhóm con có những đồ vật gì?

+ Con có nhận xét gì về các đồ vật này?

+ Điều gì sẽ sảy ra nếu con sờ(nắn, bóp, kéo…)?

- Cho trẻ thực hiện trực tiếp với các đồ vật: sờ(nắn, bóp, kéo…) và đưa ra những nhận xét.

- Trẻ  nhặt các vật cứng ra một khay, vật mềm ra một khay khác

+ Hỏi trẻ: Khay này đựng vật cứng hay mềm? vì sao ?

- Cho trẻ gọi tên các đồ  vật lên cho trẻ quan sát, gọi tên -> cho trẻ khẳng định lại kết quả về vật cứng, vật mềm….

- Cô mời trẻ dự đoán ghi lại kết quả thí nghiệm, cho trẻ so sánh với dự đoán lần đầu.

- Cho nhóm trẻ đổi đồ vật cho nhau và tiếp tục trực tiếp thao tác  sờ(nắn, bóp, kéo…) và đưa ra những nhận xét. cô ghi kết quả. Sau mỗi lần làm thực hiện cô hỏi trẻ tại sao con biết vật đó cứng, tại sao con biết vật đó mềm?

Bước 3: Khái quát hóa (Tư duy)

- Cô khái quát lại cho trẻ: Những vật đất sét, quả bóng, bọt biển…là vật mềm  có thể nắn, bóp, thay , kéo ra không bị đau tay. Những vật  như sỏi, đất khô, viên sỏi….là vật cứng khi cầm tay nặng hơn, nắm đau tay, không thể bóp và kéo ra được .

Bước 4: Thử nghiệm tích cực

- Cho trẻ tự chơi các trò chơi theo ý thích:  làn đồ chơi, nặn con vật từ đất sét, làm con vật, thuyền từ lá cây, xốp, dùng sỏi… làm xếp hoa, chơi cua cắp.., xếp hoa Thả thuyền giấy và thuyền lá. Trẻ lấy thuyền giấy và thuyền lá đã gấp thả vào bể nước và chúng đi.

* Ví dụ một hoạt động trải nghiệm Vật chìm- vật nổi  đối tượng 4-5 tuổi

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ khám phá và biết được những đồ vật xung quanh trẻ khi ở trung nước có thể chìm hoặc nổi

2.  Kỹ năng

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, phát triển óc sáng tạo của trẻ.

3. Giáo dục :
     -  Trẻ c yêu thích hoạt động khám phá, tích cực tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị

Một số đồ vật bằng: bóng nhựa, nút bấc, cốc, chìa khóa, muỗng Inox, sỏi, bi sắt..

Đồ chơi để trẻ chơi trò chơi: Qủa thông khô, thuyền giấy, thuyền lá, gỗ, sỏi, …

III. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Kinh nghiệm cụ thể

Cô cùng trò chuyện với trẻ, dựa trên kinh nghiêm mà trẻ đã có, cho trẻ quan sát, gọi tên vật. Cho trẻ đoán xem vật nào nổi, vật nào chìm.

Bước 2: Quan sát phản hồi

- Cô chia lớp thành 3 nhóm và phát cho mỗi nhóm một số đồ vật, cho trẻ  trao đổi với nhau về độ nặng, nhẹ của vật khi cầm trên tay và đến hỏi trẻ:

+ Nhóm con có những đồ vật gì?

+ Con có nhận xét gì về các đồ vật này?

+ Điều gì sẽ sảy ra nếu con thả vật này xuống nước?

- Cho trẻ thả từng vật xuống nước và cùng quan sát điều gì sẽ xảy ra với đồ vật đó khi ở dưới nước.

- Trẻ thực hiện và trao đổi về kết quả

+ Hỏi trẻ: Vật nào đã chìm? Tại sao chìm?

+ Vật nào nổi? vì sao nổi?

- Cô vớt vật nổi lên cho trẻ khẳng định lại kết quả về vật chìm, vật nổi.

- Cô mời trẻ dự đoán ghi lại kết quả thí nghiệm, cho trẻ so sánh với dự đoán lần đầu.

- Cho nhóm trẻ đổi đồ vật cho nhau và tiếp tục làm thí nghiệm cô ghi kết quả. Sau mỗi lần làm thí nghiệm cô hỏi trẻ tại sao vật đó lại nổi?, tại sao vật đó chìm?

Bước 3: Khái quát hóa (Tư duy)

- Cô khái quát lại cho trẻ: Những vật nặng như sắt, inox, sỏi sẽ chìm trong nước, những vật nhẹ như xốp mỏng, bóng nhựa sẽ nổi.

Bước 4: Thử nghiệm tích cực

- Cho trẻ chơi: Thả thuyền giấy và thuyền lá. Trẻ lấy thuyền giấy và thuyền lá đã gấp thả vào bể nước và chúng đi.

- Lựa chọn các quả khô, hột hạt…thực hành. Trong khi thực hiện trẻ.

* Ví dụ một hoạt động trải nghiệm Pha mầu  đối tượng 5-6 tuổi

I. Mục đích , yêu cầu

1. Kiến thức

- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong cảm nhận và thể hiện nghệ thuật

- Tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, tự pha để tạo ra các mầu sắc mới trong hội họa, qua đó trẻ có được những hiểu biết cơ bản về mầu sắc trong nghệ thuật tạo hình

2. Kỹ năng:

- Trau dồi óc quan sát, so sánh và khả năng suy luận

3. Thái độ: Trẻ yêu thích hoạt động khám phá, tích cực tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị

Mầu nước, dụng cụ pha mầu, cọ vẽ, tăm bông, bông….

Mỗi trẻ một tờ giấy bìa trắng( có thể tận dụng bìa lịch cũ)

Dụng cụ( yếm vẽ) để đảm bảo mầu không dây lên quần áo của trẻ

Bảng mầu cấp độ 1,2( dành cho trẻ mẫu giáo)

III. Tiến hành

Bước 1: Kinh nghiệm cụ thể

* Chơi  trò chơi về bảy săc cầu vồng

Cô giáo cho trẻ quan sát, gọi tên các màu cơ bản trong hội hoạ (đỏ, vàng, xanh lam - còn gọi là màu sắc cấp l); trò chuyện với trẻ về các màu sắc (giải thích để trẻ hiểu về sự thay đổi của màu khi pha chung với nhau).

Bước 2: Quan sát phản hồi

- Cho trẻ quan sát bảng màu cấp độ 1 và cấp độ 2.

- Cô giáo đưa ra 3 màu cơ bản (màu cấp độ 1: đỏ, vàng, xanh lam). Cho trẻ quan sát cách cô pha màu với nhau để tạo nên các màu mới. Cô đặt ra cho trẻ nhiệm vụ nhận thức: hãy pha các màu với nhau (theo cách mà con thấy thích) để tạo thành màu mới, sử dụng chúng để vẽ thành một bức tranh theo sự sáng tạo của bản thân.

    - Cô khuyến khích trẻ tự suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ với nhau về cách pha các màu với nhau, cách mà trẻ sẽ dùng những màu đó trong bức tranh của mình. Giáo viên bao quát, động viên, khích

Bước 3: Khái niệm hoá (tư duy)

- Giáo viên khái quát hoá cho trẻ: Từ 3 màu cơ bản trong hội hoạ - còn gọi là màu sắc cấp 1 (đỏ, vàng, xanh lam), có thể pha trộn chúng với nhau để tạo thành vô vàn các màu khác nhau. Độ đậm - nhạt của màu tuỳ thuộc vào số lượng của mỗi màu thành phần mà ta pha.

Bước 4: Thử nghiệm tích cực

- Cho trẻ trải nghiệm hoạt động pha màu (Ví dụ: màu đỏ pha với màu vàng tuỳ lượng nhiều ít mà tạo thành màu da cam ở những sắc độ đậm nhạt khác nhau). Mỗi trẻ (bằng kinh nghiệm của cá nhân mình) trong khi tự trải nghiệm hoạt động pha màu sẽ tự quan sát, trò chuyện, thảo luận... để tạo nên các màu mới. Trẻ có thể nói lên những điều mà mình rút ra/thu nhận được trong quá trình thực hiện.

- Trải nghiệm hoạt động sáng tạo: Trẻ dùng những màu mà mình vừa tự pha được để tạo hình (vẽ, vẩy, phết... dùng dụng cụ vẽ hoặc dùng tay) lên tờ giấy thành các hình theo ý thích. Khuyến khích trẻ cảm nhận vẻ đẹp của mỗi màu sắc, sự rực rỡ của màu sắc (giống như lễ hội của màu sắc) để lại trên tờ giấy trắng. Khuyến khích trẻ tưởng tượng những hình thù mà trẻ vừa tạo nên và có thể đặt tên cho sản phẩm tạo hình theo cách mà trẻ thích.

Câu 4: Đồng chí hãy nêu thực trạng việc tổ chức hoạt động học trong trường  mầm non? Vì sao tổ chức thực hành trải nghiệm là phương pháp giáo dục có hiệu quả trong hoạt động giáo dục?

*Thực trạng việc tổ chức hoạt động học trong trường  mầm non

- Giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- Trẻ được hoạt động nhiều hơn.

- Đồ dùng, trang thiết bị được đầu tư nhiều hơn

-> Tuy nhiên

- Vẫn có giáo viên làm thay trẻ, nói nhiều, giảng giải nhiều.

- Trẻ vẫn bị động trong hoạt động, giờ học gò ép kiến thức.

- Các hoạt động để hội giảng, thi dạy giỏi vẫn mang tính “diễn” nhiều.

- GV chưa biết tận dụng cơ hội, tình huống cho trẻ trải nghiệm, hoạt động với các phương tiện, dụng cụ, thiết bị dạy học hạn chế.

- Nội dung chưa linh hoạt.

* Tổ chức thực hành trải nghiệm là phương pháp giáo dục có hiệu quả trong hoạt động giáo dục. Vì:

Đây là phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực.

Học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp trẻ đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận khác nhau.

Trẻ có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi trẻ nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.

Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”, trẻ được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác, chăm sóc các con vật…; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết (chung) về loài thú mà còn phát triển tình yêu (riêng của mỗi người) đối với thiên nhiên và muông thú.

Như vậy, qua trải nghiệm trẻ được nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm… cho trẻ nhiều trải nghiệm phối hợp giữa các giác quan để khám phá sự vật, hiện tượng.

Câu 5:  Đồng chí hiểu hoạt động chơi của trẻ là như thế nào ?. Đồng chí lấy một số ví dụ đã áp dụng phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ khi chơi ngoài trời?

* Hoạt động chơi của trẻ mầm non

Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường lớp mầm non

Chơi trẻ được tìm tòi, khám phám trải nghiệm những điều trẻ chưa rõ để có kiến thức, kĩ năng mới trong cuộc sống

Trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận về thế giới xung quanh

Hoạt động chơi trong CTGDMN (Chơi khi đón trẻ, Chơi ở các góc, chơi ngoài trời, chơi theo ý thích, Học (có chơi)

Một số hoạt động trải nghiệm khi cho trẻ chơi ngoài trời

+ Với đất, cát, sỏi: cho trẻ nằm trên cỏ, nghịch cát ẩm, đóng khuân hình trên cát ẩm, đào xới đất cát bằng xẻng đồ chơi, trồng cây cỏ…làm các thí nghiệm đơn giản.

+ Với không khí, gió: cho trẻ hít thở sâu, chơi trò thổi bong bóng, chơi với túi bóng, chơi thổi bóng bay, làm chong chóng …

+ Với nước: cảm nhận khi nước mưa rơi vào tay, ngắm nhìn giọt sương mai đọng trên lá, ném sỏi xuống hồ, thả thuyền lá, té nước…

+ Với ánh nắng: cho trẻ đứng dưới ánh nắng ban mai, quan sát mặt trời lúc hoàng hôn, quan sát tia nắng qua vòm cây, kẽ lá, chơi với hoa nắng dưới các tán cây…

+ Với cây cỏ, hoa, lá: cho trẻ làm các trải nghiệm về “Rễ và ngọn mọc theo hướng nào”, “cây cần gì đề lớn”. “hoa đổi màu”….

Trong quá trình trẻ quan sát thiên nhiên, giáo viên cần xác định rõ hoạt động này tập trung vào mục đích nào để khuyến khích trẻ trở thành người khám phá nhạy cảm, tò mò, ham hiểu biết.

Ví dụ:

+ Đi dạo và quan sát:  tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó như về màu sắc, bóng mát, hạt giống, côn trùng, dấu hiệu của mùa xuân, các loại cây, các loại lá, loài chim, dấu chân, khám phá dưới những viên gạch tảng đá…..

          + Đi dạo với cảm giác: tập trung vào khám phá mọi thứ bằng các giác quan của mình.

+Đi dạo trong thời tiết:  tập trung vào các kiểu thời tiết diễn ra vào thời điểm đó.

+ Đi dạo để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống:  tập trung vào việc tìm kiếm sự sống trong không khí, dưới mặt đất…..Tìm kiếm những bằng chứng về sự sống khác nhau như tổ, dấu của động vật, hốc cây, hốc đất….

+ Đi dạo tập trung vào thu nhận và xử lí thông tin mới: ví dụ tên của những sự vật trẻ phát hiện ra, sự thay đổi trong tự nhiên/mùa được quan sát trên con đường mà trẻ đang đi.

+ Đi dạo để làm vệ sinh môi trường:  tập trung vào việc dọn dẹp tự nhiên. Mang một chiếc túi đựng rác, găng tay ni lông cho mỗi trẻ. Gợi ý để trẻ phát hiện những thứ thu nhặt được là thuộc thiên nhiên hay nhân tạo….

          Câu 6: Nêu các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm? TB việc tăng cường hoạt động thực hành trải nghiệm trong hoạt động vui chơi ( hoạt động góc)?(T70, 72)

          Trả lời:

* Các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm

- Môi trường hoạt động trải nghiệm an toàn cả về thể chất và tinh thần; phong phú, đa dạng phù hợp với mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm- môi trường là cuộc sống thực của trẻ; không gian phù hợp với số lượng trẻ hoạt động; đảm bảo đủ thời gian để trẻ cảm nhận, cảm xúc chính xác, tích cực trong hoạt động.

- GV cần phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ theo độ tuổi trẻ. Khi thực hiện gv cần tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các yêu cầu cần đạt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm. Tăng cường sự tương tác xã hội giữa gv với trẻ, giữa trẻ với trẻ.

- Đồ chơi, công cụ, vật liệu...sử dụng trong hoạt động trải nghiệm kích cỡ phù hợp với độ tuổi, hấp dẫn, an toàn không  gây nguy hiểm cho trẻ.

- Kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, hứng khởi, tích cực; mục tiêu phát triển phải đạt được theo đúng chương trình, kế hoạch đặt ra, phù hợp chủ đề, chủ điểm theo thời gian.

* Tăng cường hoạt động thực hành trải nghiệm trong hoạt động vui chơi ( hoạt động góc)

- HĐVC của trẻ là hoạt động chiếm ưu thế, đặc biệt là qua trò chơi đóng vai. Trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo có thể phản ánh cuộc sống xung quanh khá đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trong trò chơi được coi là chủ đề của trò chơi. Do đó, chủ đề của trò chơi cũng mnag tính muôn màu, muôn vẻ, phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề trò chơi thường phong phú bấy nhiêu. Cùng một chủ đề nhưng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện thực cuộc sống.

- Do đó giáo viên cần tổ chức, khơi gợi các hoạt động để trẻ trải nghiệm vai chơi. Tập cho trẻ thể hiện những cảm xúc, phát triển ngôn ngữ phù hợp, sự cảm nhận về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh mình.

- Căn cứ vào kế hoạch giáo dục, giáo viên tổ chức môi trường , bố trí không gian, thời gian thích hợp để tổ chức cho trẻ chơi. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng và sắp xếp bố trí ở trong tầm mắt của trẻ. Tạo cho trẻ có môi trường hoạt động tích cực, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, hoạt động trải nghiệm nhiều nhất.

- Trên cơ sở kinh nghiệm trẻ đã có, giáo viên lựa chọn và đưa ra ý tưởng chơi phù hợp với hứng thú, kinh nghiệm của trẻ, với chủ đề đang triển khai, nội dun g chương trình đang thực hiện. GV cung cấp kinh nghiệm mới hoặc khơi gợi những kinh nghiệm đã có của trẻ về cách thể hiện vai chơi qua các hoạt động khác nhau như: Đóng kịch, lắp ghép, chơi gia đình, đọc thơ, chuyện...Quan sát, trao đổi với trẻ về vai chơi; cung cấp những kĩ năng, ngôn ngữ giao tiếp của vai chơi cho trẻ; trẻ được trải nghiệm, thực hành với vai đã lựa chọn.

- Khi trẻ chơi, giáo viên có thể đóng một vai chơi để cùng trẻ tham gia vào trò chơi, gợi ý cho trẻ phát triển nội dung chơi. Nên tạo ra chủ đề chơi mà trẻ có thể phát triển trong nhiều ngày, nhiều tuần. Cho phép trẻ chơi theo cách của trẻ, tranh luận với nhau một cách thân thiện.

- Nội dung chơi cần đa dạng, phong phú, theo chủ điểm, tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá. Ví dụ một số hoạt động chơi ở góc học tập, khám phá như: Thử nghiệm gieo hạt/ trồng cây được tưới nước và không tưới nước, theo dõi và so sánh sự phát triển; vật nổi- vật chìm, nước đổi mầu, hoa đổi mầu...Góc nghệ thuật: Sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau tạo ra sản phẩm, chơi với bột mầu, đất nặn...

- Khi thạm gia hoạt động khám phá, trải nghiệm, trẻ cần được trang bị phương tiện, vật liệu cần thiết để có thể thực hiện quá trình quan sát, khám phá tìm hiểu, thí nghiệm. Trẻ có thể sử dụng đa dạng tất cả các phương tiện, dụng cụ, đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày khi tiến hành hoạt động khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ biết phương pháp sử dụng các yếu tố nguy hiểm để trẻ phòng tránh.

Câu 7: Khi tổ chức hoạt động nghệ thuật tạo hình trong hoạt động học đồng chí cần lưu ý vấn đề gì? (T92)

Trả lời:

Khi tổ chức hoạt động nghệ thuật tạo hình trong hoạt động học , giáo viên lưu ý:

Chú ý trẻ tới vẻ đẹp “Ngôn  ngữ” của nghệ thuật tạo hình, đó là màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục của sản phẩm.

Dựa vào khả năng tạo hình của trẻ, giáo viên xác định nội dung dạy trẻ trong hoạt động theo mẫu, theo đề tài, theo ý thích cho phù hợp với trẻ.

Chuẩn bị phong phú về nguồn nguyên liệu, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo của trẻ  sáng tạo trong cách thức thực hiện , cách sử dụng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình.

Sắp đặt các đồ dùng, nguyên liệu phù hợp với trẻ và có sự gợi mở nhằm kích thích trẻ nảy sinh những ý tưởng mới lạ và ham muốn tìm tòi khám phá.

Có những cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm, gần gũi, thân thiết dành cho trẻ, khiến trẻ có cảm giác an toàn, tin cậy và tự tin trong hoạt động

Động viên, khuyến khích, gợi mở, hướng dẫn và đưa ra những chỉ dẫn khi thực sự cần thiết để giúp trẻ giải quyết được nhiệm vụ tạo hình

Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ tự lựa chọn, tìm kiếm các hoạt động, nguyên vật liệu tạo hình và thời gian cho trẻ khám phá  “ Lập kế hoạch” và thực hiện ý tưởng tạo hình.

Nếu có điều kiện, nhà trường có thể mời nghệ sĩ ( nhạc sĩ, nghệ nhân...) tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cùng tham gia ( mỗi chủ đề hoặc mỗi tháng 1 lần ). Hoặc tổ chức cho trẻ tham quan triển lãm, bảo tàng tranh,  xem một số loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống, qua đó bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ, làm phong phú hơn đời sống tinh thần, mở rộng biểu tượng về cái đẹp trong cuộc sống, nâng cao trình độ nghệ thuật ( cảm xúc nghệ thuật,  kiến thưc và sự hiểu biết về nghệ thuật tạo hình, mức độ kĩ năng hoạt động nghệ thuật ở trẻ ).

Đối với hoạt động học có chứa đựng nội dung trọng tâm thuộc các lĩnh vực giáo dục phát triển các thể chất ( hoạt động giáo dục vận động ) nhận thức ( hoạt động khám phá khoa học, làm quen với toán), ngôn ngữ ( làm quen với chữ cái )...

Giáo viên căn cứ vào mỗi hoạt độngcụ thể để khai thác và tích hợp nội dung giáo dục nghệ thuật tạo hình cho trẻ mẫu giáo một cách phù hợp ( ví dụ : kết thúc hoạt động khám phá khoa học – tìm hiểu về một số loại quả, giáo viên có thể kết hợp giáo dục nghệ thuật, cho trẻ tết đan túi đựng quả từ sợi len, sợi dây dù).

Câu 8: Nêu các điều kiện để giáo dục nghệ thuật cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm? Nêu ví dụ về giáo dục nghệ thuật ngôn ngữ trong trò chơi đóng vai “ Bữa cơm gia đình” qua hoạt động trải nghiệm?(T97-98)

Trả lời:

Các điều kiện để giáo dục nghệ thuật cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm

-Đảm bảo môi trường hoạt động trải nghiệm an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.

-Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm, môi trường là cuộc sống thực tế của trẻ

-Nhất thiết GVMN phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng dẫn các mục tiêu phát triển cụ thể. Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội...phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.

-Khi thực hiện GV phải tăng cường  quan sát từng trẻ để đặt các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

-Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa, để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.

-Các đồ chơi dung cụ, vật liệu trong hoạt động trải nghiệm kích cỡ phải to nhỏ vừa độ tuổi trẻ, có màu sắc hấp dẫn, thật an toàn không gây nguy hiểm cho trẻ, mang tính mô phỏng đồ vật, công cụ lao động.

-Trẻ cần một không gian,một thời gian phù hợp với số lượng các trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, thời gian đủ để trẻ có cảm nhận và cảm xúc chính xác, tích cực trong hoạt động (không nên kéo dài)

-Kết thúc hoạt động trải nghiệm trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, hứng khởi, tích cực, các mục đích,mục tiêu phát trieenrphair đạt được theo đúng chương trình kế hoạch đặt ra,phù hợp với chủ điểm, chủ đề theo tháng, tuần, ngày.

* Ví  dụ về giáo dục nghệ thuật ngôn ngữ trong trò chơi đóng vai “ Bữa cơm gia đình” qua hoạt động trải nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy trình thực hiện

Hoạt động

 

 

 

 

Bước 1: Kinh nghiệm

Cho trẻ cơ hội để hòa mình vào hoạt động trải nghiệm về bữa cơm gia đìnhtrước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách thể hiện nội dung chơi và các vai diễn. (Hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoạt động ăn ở gia đình, hoạt động kể chuyện về các món ăn, xem phim)

-Trẻ xem phim có nội dung về bữa cơm trong gia đình, cách chế biến món ăn, cách chon mua thực phẩm.

-Trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa cơm, tham dự bữa cơm cùng cùng các thành viên trong gia đình. Trẻ có thể hỏi cha mẹ của chúng các món ăn sử dụng trong bữa ăn tối, thực phẩm và cách chế biến món ăn hoạch khuyến khích vào nhà bếp và nghĩ ra thêm một danh sách các thực phẩm, món ăn mà trẻ đã từng ăn, chuẩn bị bàn ăn, bài trí món ăn, thể hiện tình cảm, sự quan tâm với các thành viên trong gia đình...

 

Bước 2: Quan sát và phản  hồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: Hình thành khái niệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 4: Thử nghiệm tích cực.

-Quan sát những gì trẻ được tiếp xúc ở  tình huống 1

-Chia sẻ lại những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình.Trẻ học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các  kết  quả của trải nghiệm về bữa ăn và mối quan hệ của chúng.

Trẻ sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kỹ  năng học được, chia sẻ các ý tưởngđể phát triển tình huống, tức là thêm các tình huống có vấn đề có thể làm cho trò chơi đóng vai thêm phức tạp.

-Trẻ học từ câu mới

-Hiểu về vai diễn và cách thể hiện vai diễn. Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế . Bước naỳ thúc  đẩy trẻ suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống trong trò chơi như thế nào

-Sử dụng ngôn ngữ để tái hiện vai.

-Trẻ sử dụng những kỹ năng,hiểu biết để trực tiếp áp dụng những điều học được vào vai chơi

 

-Quan sát, ghi nhớ ngôn từ, câu nói của các nhân vật

-Chia sẻ, thảo luận, mở rộng các tình huống liên quan đến bữa ăn tối, khi nấu ăn chuẩn bị ăn và khi ăn. Cách dùng từ, câu để hỏi và trả lời các thành viên trong gia đình khi nấu ăn, chuẩn bị ăn và trong bữa ăn tối

 

 

 

 

 

Trẻ nghiên cứu trao đổi, thỏa thuận về vai diễn, mô tả vai trò rõ ràng về vai diễn, lời nói của mỗi vai diễn, tình huống trong mỗi vai diễn theo trật tự diễn biến của mỗi bữa cơm

 

-Sử dụng từ, câu phù hợp với vai diễn và bối cảnh vai diễn thể hiện như. Chuẩn bị  thực  phẩm nấu bữa tối.Tham gia bữa cơm trò chuyenj với thành viên A, B trong  gia đình ....

Làm những tấm bảng( Bằng hình ảnh để  nhắc nhở hội thoại mà mô tả vai trò và  nội dung của vai diễn. Ví dụ, bảng A bạn là một người mẹ nấu bữa tối .Bảng B bạn là thành viên C trong  gia  đình cùng tham dự chuẩn bị và dùng bữa tối với gia đình.....

 

Câu 9: Nêu những căn cứ để xác định mục tiêu, nội dung giáo dục trong kế hoạch giáo dục năm học? (T58-59)

Trả lời

a. Căn cứ để xác định mục tiêu giáo dục năm học:

Mục tiêu giáo dục năm học được xác định theo các lĩnh vực giáo dục: PTTC, NN, NT, TC-KNXH, TM dựa trên cơ sở:

- Mục tiêu giáo dục và kết quả mong đợi của từng lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong Chương trình GDMN. Riêng mẫu giáo 5- 6 tuổi có thêm bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi làm cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu cho phù hợp với trẻ trong trường/ lớp.

- Khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của trường/ lớp.

- Mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục của địa phương ( nếu có)

- Mong đợi của xã hội trong một thời kỳ/ giai đoạn.

b. Những căn cứ để xác định nội dung giáo dục năm học:

Nội dung giáo dục năm học cũng được xác định theo các lĩnh vực phát triển của trẻ dựa trên cơ sở:

- Mục tiêu giáo dục năm học: Căn cứ vào mục tiêu để xác định và lựa chọn nội dung, cần cụ thể hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình.

- Nội dung cơ bản trong chương trình GDMN: Nội dung giáo dục năm học là những nội dung cơ bản trong Chương trình GDMN được phát triển thành các nội dung cụ thể cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.

- Riêng với mẫu giáo 5-6 tuổi: Ngoài các căn cứ trên còn căn cứ vào Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

- Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ muốn biết, gần gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền.

Câu 10: Nêu những căn cứ để xác định và yêu cầu cần đạt của mục tiêu, nội dung giáo dục chủ đề/ tháng? (T61-62)

          Trả lời:

  1. Căn cứ xác định Mục tiêu giáo dục chủ đề/ tháng:

- Căn cứ thời điểm trong năm học ( theo tháng), số lượng chủ đề, thời lượng/số tuần của chủ đề đã lựa chọn để phân bổ mục tiêu năm học vào từng chủ đề/ từng tháng cho phù hợp:

+ Mục tiêu giáo dục năm học được chia đều cho các chủ đề/các tháng. Tùy theo thời lượng và nội dung của chủ đề để xác định mục tiêu cho phù hợp. Không nên đưa quá nhiều mục tiêu vào một chủ đề nào đó. Chủ đề nhiều thời gian, nội dung lớn thì được chia nhiều mục tiêu và ngược lại.

+ Việc phân bổ mục tiêu giáo dục năm học vào các chủ đề/tháng phải đảm bảo tính phát triển từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp ( Theo từng lĩnh vực), phù hợp với sự phát triển của trẻ: Mục tiêu đơn giản chia vào những chủ đề/tháng đầu năm học...

Ví dụ: Trong lĩnh vực PTNN: Mục tiêu GD năm học cho độ tuổi 4-5 tuổi bao gồm:

  1. Trẻ thực hiện được 1-2 yêu cầu liên tiếp
  2. Trẻ hiểu được nghĩa một số từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ...
  3. Nói rõ để người nghe có thể hiểu được
  4. Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao.
  5. Sử dụng được các từ như: “ Mời cô”, “ mời bạn”, “ xin phép”, “ thưa”, “dạ”...

Các mục tiêu trên được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp và được chia vào chủ đề như sau: Chủ đề 1 ( 4 tuần) mục tiêu 1 và 2; Chủ đề 2 (3 tuần) mục tiêu 3,4; Chủ đề 4 (4 tuần) mục tiêu 4, 5...

- Có những mục tiêu có thẻ được thực hiện trong 1 hoặc một số chủ đề/tháng.

- Trong từng chủ đề/ tháng phải xác định mục tiêu giáo dục của các lĩnh vực phát triển của trẻ.

  1. Nội dung giáo dục chủ đề/ tháng

- Nội dung giáo dục của chủ đề/tháng được xác định, lựa chọn dựa trên nội dung giáo dục năm học đã xây dựng.

 - Một số nội dung giáo dục ít liên quan hoặc không liên quan đến nội dung chủ đề nhưngt vẫn cần được thực hiện trong thời gian thực hiện chủ đề với sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên, đảm bảo cung cấp kiến thức, kĩ năng cho trẻ từ dễ đến khó theo thời gian.

  1. Hoạt động giáo dục chủ đề/ tháng

- Hoạt động giáo dục chủ đề là các hoạt động được thực hiện để chuyền tải nội dung giáo dục của chủ đề nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Cách xác định hoạt động giáo dục chủ đề/ tháng: Căn cứ vào hoạt động giáo dục đã xác định trong Kế hoạch năm học để chia vào các chủ đề/tháng.

- Kế hoạch giáo dục chủ đề/tháng phải thể hiện rõ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:

+ Mọi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển trong các hoạt động giáo dục, ở các lĩnh vực: Thể chất, vận động, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ.

+ Mọi trẻ đều được học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau.

+ Trẻ được hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề...và bằng các giác quan.

+ Giáo viên xác định được nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ và có thể thay đổi các yếu tố này khi hoàn cảnh thay đổi.

Câu 11: Khi xây dựng kế hoạch ngày, việc xác định mục tiêu cho các hoạt động giáo dục trong ngày cần đảm bảo các yêu cầu nào? Những điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục ngày? (T63)

Trả lời:

Khi xây dựng kế hoạch ngày, việc xác định mục tiêu cho các hoạt động giáo dục trong ngày cần đảm bảo các yêu cầu  sau:

-  Nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề/tháng đã được đề ra trong kế hoạch giáo dục chủ đề;

- Mục tiêu cần hướng vào trẻ, nghìa là trẻ sẽ  đạt được gì? Làm được gì/hoặc sẽ trở lên như thế nào sau hoạt động.

- Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được.

- Xác định rõ qua hoạt động cần đạt được những gì về kiến thức, kĩ năng và thái độ ở trẻ. Những từ nên dùng để viết mục tiêu như: Nhận ra, liệt kê, đếm, xây dựng, lựa chọn...(kiến thức); quan sát, so sánh, phân tích, kể, nói được...(kỹ năng); có ý thức, tự giác, bảo vệ...(thái độ).

* Những điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục ngày là:

- Thời gian trẻ cần có để tiến hành các hoạt động. Các hoạt động cần phù hợp và mang liên tục, liên kết với nhau. Sử dụng một số hoạt động hữu ích để quản lý lớp( dùng các trò chơi, tín hiệu thông báo...)

- Xen kẽ một số hoạt động gây ra tiếng ồn và các hoạt động khác tương đối yên tĩnh, đa dạng các hoạt động và thay đổi hoạt động không đẻ trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Tránh ôm đồm, nội dung quá sức trẻ.

- Tạo điều kiện cho trẻ tích cực sử dụng nhiều giác quan.

- Sử dụng triệt để các điều kiện có lợi từ môi trường xung quanh.

- Chú trọng quá trình giáo dục, không nên nghĩ đơn thuần mình làm như thế nào mà nên xem xét trẻ học như thế nào. Thúc đấy sự phát triển của mỗi trẻ trên cơ sở trình độ khác nhau.

Câu 12: Đồng chí hãy nêu các tiêu chí, chỉ số khi tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ? (T18->20 sách LTLTT)

Trả lời:

Các tiêu chí, chỉ số khi tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm bao gồm 8 tiêu chí, 30 chỉ số.

Tiêu chí 1: Mục đích yêu cầu của hoạt động học được xác định phù hợp với trẻ.

Chỉ số 1: Phù hợp với khả năng của trẻ, không đưa ra quá nhiều mục đích trong một hoạt động.

Chỉ số 2: Phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Tiêu chí 2: Các hoạt động trải nghiệm của trẻ được thiết kế nhắm tới mục đích, yêu cầu của bài/hoạt động học.

Chỉ số 3: Mang tính thiết thực.

Chỉ số 4: Phù hợp với khả năng, vốn kinh nghiệm của trẻ.

Chỉ số 5: Hướng tới mục đích, yêu cầu đã đặt ra của hoạt động học.

Chỉ số 6: Được thiết kế thông qua chơi.

Chỉ số 7: Mang tính phát triển từ dễ đến khó. Có sự liên kết giữa các hoạt động.

Chỉ số 8: Xen kẽ giữa các hình thức tổ chức và các hoạt động.

Tiêu chí 3: Địa điểm và phương tiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của trẻ.

Chỉ số 9: Địa điểm an toàn, phù hợp để tổ chức hoạt động.

Chỉ số 10: Đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, an toàn

Chỉ số 11: Đồ dùng, đồ chơi đủ cho mọi trẻ hoạt động.

Chỉ số 12: Phù hợp với hoạt động trải nghiệm đã dự kiến.

Tiêu chí 4: Giáo viên có tác phong sư phạm gần gũi trẻ:

Chỉ số 13: Có thái độ nhẹ nhàng, tình cảm.

Chỉ số 14: Có câu hỏi, chỉ dẫn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác.

Chỉ số 15: Quan tâm, lắng nghe trẻ, trả lời những câu hỏi của trẻ

Chỉ số 16: Động viên, khuyến khích và khen ngợi trẻ kịp thời, phù hợp với tình huống và tính cách của trẻ.

Tiêu chí 5: Giáo viên là người trợ giúp trẻ:

Chỉ số 17: Hướng dẫn, dẫn dắt trẻ tỉm ra câu trả lời.

Chỉ số 18: Cho thời gian để trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát và đưa ra ý kiến.

Chỉ số 19: Có can thiệp đúng lúc.

Chỉ số 20; Điều chỉnh sự hỗ trợ phù hợp với đối tượng trẻ khác nhau.

Tiêu chí 6: Luôn khuyến khích trẻ sáng tạo.

Chỉ số 21: Khích lệ trẻ cố gắng thể hiện ý tưởng.

Chỉ số 22: Phát triển ý tưởng của trẻ.

Chỉ số 23: Khích lệ cách làm/cách giải quyết của trẻ khác với các bạn, khác với cách đã có

Tiêu chí 7: Tận dụng những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thật để dạy trẻ.

Chỉ số 24: Tận dụng điều kiện thực tế.

Chỉ số 25: Nhận ra thời cơ để dạy trẻ.

  1. Chỉ số 26: Có tác động phù hợp với đối tượng trẻ khác nhau.

Chỉ số 27: Xử lý tình huống một cách linh hoạt, mềm dẻo.

Tiêu chí 8: Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

Chỉ số 28: Tương tác tích cực giữa các cá nhân trẻ.

Chỉ số 29; Tương tác tích cực giữa các nhóm trẻ

Tiêu chí 30; Mọi trẻ đều được hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động khác nhau.

Câu 13: Đồng chí hãy nêu các tiêu chí, chỉ số khi lập kế hoạch

Trả lời:

Các tiêu chí, chỉ số khi lập kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm gồm 13 tiêu chí và 34 chỉ số:

Tiêu chí 1: Kế hoạch giáo dục năm học thể hiện các mục tiêu, phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ và theo chương trình GDMN:

Chỉ số 1: Mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Chỉ số 2: Mục tiêu có tính đến đặc điểm của vùng miền.

Tiêu chí 2: Kế hoạch giáo dục năm học thể hiện nội dung theo chương trình GDMN và phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Chỉ số 3: Thể hiện các nội dung giáo dục theo chương trình GDMN.

Chỉ số 4: Thể hiện các nội dung giáo dục gần gũi, phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Tiêu chí 3: Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường/lớp.

Chỉ số 5: Có dự kiến chủ đề.

Chỉ số 6: Có dự kiến các mốc thời gian thực hiện chủ đề.

Chỉ số 7: Có dự kiến các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, bao gồm cả ngày hội, ngày lễ của địa phương.

Chỉ số 8: Có dự kiến về cơ sở vật chất.

Tiêu chí 4: Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề thẻ hiện các mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ và theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục năm học.   -- Chỉ số 9: Mục tiêu các lĩnh vực phát triển phù hợp với sự phát triển của trẻ

Chỉ số 10: Mục tiêu có tính đến đặc điểm của vùng miền.

Tiêu chí 5: Kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề thể hiện các nội dung và các hoạt động phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong độ tuổi.

Chỉ số 11: Kế hoạch thể hiện nội dung các lĩnh vực giáo dục phát triển

Chỉ số 12: Kế hoạch thể hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Tiêu chí 6: Ké hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thực tiễn.

Chỉ số 13: Kế hoạch phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất.

Chỉ số 14: Kế hoạch có nội dung phản ánh các nét văn hóa, truyền thống, tập quán, ngôn ngữ của gia đình và địa phương.    

Chỉ số 15: Kế hoạch có điều chỉnh để phù hợp với trẻ, với hoàn cảnh thực tiễn.

Tiêu chí 7: Kế hoạch giáo dục tuần/ chủ đề nhánh thẻ hiện được các mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Chỉ số 16: Kế hoạch thể hiện được các mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Chỉ số 17: Các mục tiêu của kế hoạch có sự kế thừa, điều chỉnh để phù hợp với sự tiến bộ của trẻ.

Tiêu chí 8: Kế hoạch giáo dục tuần thể hiện nội dung và  các hoạt động phù hợp với một tuần và sự hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong độ tuổi.

Chỉ số 18: Các nội dung giáo dục thiết kế theo các ngày trong tuần phù hợp với kinh nghiệm sống, năng lực và hiểu biết của trẻ.

Chỉ số 19: Có nội dung giáo dục thể hiện văn hóa, tập quán, truyền thống của gia đình, địa phương, vùng miền.

Chỉ số 20: Kế hoạch cung cấp cho trẻ các cơ hội học được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi, trải nghiệm.

Chỉ số 21: Kế hoạch đưa ra sự kết hợp thời gian cho trẻ chơi, học, nghỉ ngơi.

Chỉ số 22: Kế hoạch chỉ ra hoạt động cả lớp, nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân do trẻ tự khởi xướng.

Chỉ số 23: Có tích hợp thông tin liên quan đến các mục tiêu của chương trình để hỗ trợ việc giáo dục các nhân trẻ.

Tiêu chí 9: Kế hoạch giáo dục tuần chỉ ra/ dự kiến những vật liệu, đồ dùng cần chuẩn bị và địa điểm, thời điểm để tổ chức các hoạt động của trẻ

Chỉ số 24: Kế hoạch có dự kiến những vật liệu, đồ dung, đồ chơi cần chuẩn bị để trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động khác nhau.

Chỉ số 25: Kế hoạch có dự kiến địa điểm cho các hoạt động của trẻ.

Chỉ số 26: Kế hoạch có dự kiến thời điểm cho các hoạt động của trẻ.

Tiêu chí 10: Kế hoạch giáo dục tuần có điều chỉnh linh hoạt.

- Chỉ số 27: Kế hoạch có chỉ ra các hoạt động  đã xảy ra và những gì trẻ đã làm, chưa làm được và những gì trẻ đang quan tâm.

Chỉ số 28: Kế hoạch có thể xem lại các vật liệu sau một tuần.

Tiêu chí 11: Kế hoạch giáo dục ngày thể hiện cụ thể các nội dung và hoạt động từ kế hoạch giáo dục tuần.

Chỉ số 29: Các nội dung và hoạt động trong kế hoạch ngày theo chế độ sinh hoạt được cụ thể từ kế hoạch tuần phù  hợp với trẻ.

Chỉ số 30: Kế hoạch đưa ra nội dung và các hoạt động tích cực khác nhau cho trẻ.

Tiêu chí 12: Kế hoạch giáo dục ngày đưa ra thời gian và sự chuyển tiếp các hoạt động nhgej nhàng.

Chỉ số 31: Kế hoạch có các hoạt động trong lớp và ngoài trời.

Chỉ số 32: Kế hoạch có các hoạt động động và các hoạt động tĩnh đáp ứng nhu cầu vận động và nghỉ ngơi của trẻ.

Tiêu chí 13: Kế hoạch giáo dục ngày linh hoạt, mềm dẻo.

- Chỉ số 33: Kế hoạch có thể điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh thay đổi đột xuất và đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “ Chơi mà học, học bằng chơi”.

Chỉ số 34:  Kế hoạch linh hoạt để đảm bảo sự phát triển và nhu cầu, hứng thú của mọi trẻ.

Câu 14: Đồng chí hãy nêu các tiêu chí, chỉ số trong xây dựng và sử dụng môi trường  giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm? (T11->14)

Trả lời

          Các tiêu chí, chỉ số trong xây dựng và sử dụng môi trường  giáo dục cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm gồm Có 7 tiêu chí và 14 chỉ số, cụ thể :

Tiêu chí 1: Có các phòng đảm bảo qui định , sắp xếp không gian hợp lý , thẩm mỹ thân thiện . gồm 3 chỉ số :

+ Chỉ số 1: Có các phòng đảm bảo qui định , phù hợp với trẻ .

+ Chỉ số 2: Sắp xếp không gian hợp lý.

+ Chỉ số 3: Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ , thân thiện , phù hợp lứa tuổi..

Tiêu chí 2: Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện , hợp lý linh hoạt, dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ. Gồm 2 chỉ số

+ Chỉ số 4: Các góc hoạt động phù hợp…

+ Chỉ số 5: Các góc hoạt động được bố trí hợp lý, thuận tiện, linh hoạt…

Tiêu trí 3: Có đa dạng đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý.Gồm 2 chỉ số:

+ Chỉ số 6: Có đa dạng đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ chơi và sáng tạo.

+ Chỉ số 7: Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ.

Tiêu chí 4: Có các góc-/ khu vực hoạt động ngoái trời được qui hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động . Gồm 2 chỉ số:

+ Chỉ số 8: Có các góc/ khu vực khác nhau được qui hoạch phù hợp , thân thiện với trẻ.

+ Chỉ số 9: Có đa dạng các đồ chơi, học liệu bảo đảm an toàn , vệ sinh.

Tiêu chí 5: Tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ . Gồm 1 chỉ số:

+ Chỉ số 10: Tạo không khí giao tiếp tích cực vui tươi, mối quan hệ gần gũi yêu thương.

Tiêu chí 6: Trẻ luôn được tôn trọng , khuyến khích và hỗ trợ phát triển. Gồm 2 chỉ số:

+ Chỉ số 11: Trẻ luôn được tôn trọng khẳng định bản thân.

+ Chỉ số 12: Trẻ được khuyến khích tham gia, hợp tác để cùng phát triển.

Tiêu chí 7: Chuẩn bị tổ chức sử dụng môi trường giáo dục đạt hiệu quả nhất. Gồm 2 chỉ số:

+ Chỉ số 13: Chuẩn bị môi trường giáo dục phù hợp .

+ Chỉ số 14: Tổ chức sử dụng môi trường phù hợp , hiệu quả.

Câu 15: Đồng chí hãy nêu các tiêu chí, chỉ số khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ?(T15->17)

Trả lời

Các tiêu chí, chỉ số khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm : Gồm 6 tiêu chí và 18 chỉ số khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Cụ thể:

Tiêu chí 1: Có đồ chơi vật liệu chơi đa dạng phù hợp. Gồm 3 chỉ số:

+ Chỉ số 1: Đồ chơi đa dạng, phản ánh đặc trưng văn hóa vùng miền, đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ.

+ Chỉ số 2: đồ chơi đảm bảo an toàn, phù hợp với đặc điểm của trẻ.

+ Chỉ số 3: Có các nguên vật liệu có tính mở để trẻ có cơ hội sáng tạo khi chơi.

- Tiêu chí 2: Thiết kế bố trí các góc/khu vực chơi đáp ứng/ khuyến khích trẻ chơi mà học.Gồm 2 chỉ số:

+ Chỉ số 4: Hấp dẫn , gợi mở linh hoạt,thuận tiện cho việc chơi/ học của trẻ.

+Chỉ số 5: Phù hợp với không gian của lớp/ trường.

- Tiêu chí 3: Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chộn theo khả năng , nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi. Gồm 2 chỉ số:

+Chỉ số 6: Trẻ được tự lựa trọn theo nhu cầu khả năng của bản thân.

+ Chỉ số 7: Trẻ được tự đưa ra quyết định trong quá trình chơi.

Tiêu chí 4: Lắng nghe và hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết.Gồm 4 chỉ số:

+ Chỉ số 8 : Lắng nghe và chấp nhận các ý kiến của trẻ.

+ Chỉ số 9: Hỗ trợ nhóm trẻ và từng cá nhân trẻ đúng lúc.

+ Chỉ số 10: Không vội vàng can thiệp vào các tình huống sẩy ra trong khi chơi , bình tĩnh lắng nghe và sđưa ra những lời khuyên phù hợp.

+ Chỉ số 11: Luôn tin tưởng khuyến khích trẻ .

  • Tiêu chí 5: Xác  định mục đích nội dung chơi trong kế hoạch giáo dụ phù hợp với nhu cầu , khả năng của trẻ.Gồm 2 chỉ số:

+ Chỉ số 12: Xác định mục đích nội dung chơi/ loại trò chơi dựa trên mong muốn/ nhu cầu của trẻ.

+ Chỉ số 13: Xác định mục đích lựa chọn nội dung/ Trò chơi( nhiệm vụ, luật chơi) phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của nhóm trẻ/ cá nhân trẻ.

  • Tiêu chí 6: Hỗ trợ trẻ học và phát triển trong quá trình chơi. Gồm 5 chỉ số:

+ Chỉ số 14: Tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia vào các trò chơi, góc chơi.

+ Chỉ số 15: Lồng ghép/ tích hợp nội dung giáo dục theo kế hoạch đang triển khai vào các trò chơi.

+ Chỉ số 16: Khi tổ chức đa dạng các loại trò chơi/ Các hoạt động để đáp ứng nhu cầu khám phá , học hỏi, sáng tạo của tất cả trẻ, phát triển các năng lực cá nhân.

+ Chỉ số 17: Mở rộng nội dung / nâng cao yêu cầu của trò chơi / luật chơi để hỗ trợ trẻ bằng nhiều cách…

+ Chỉ số 18: Tận dụng các tình huống thực tế trong khi chơi để giúp trẻ trải ngiệm, thực hành học cách giải quyết vấn đề, khám phá cái mới.

Câu 16: Thế nào là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Đặc điểm chính của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? (T43-44)

Trả lời

*  Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:

- Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ- tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ.

- Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.

- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.

* Đặc điểm chính của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:

- Trẻ nào cũng được :

+ Hỗ trợ để tham gia hoạt động.

+ Khuyến khích tạo ra sự lựa trọn.

+ Khuyến khích để tự giải quyết vấn đề.

+ Khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau.

  • Đối với giáo viên :

+ Xác định được và thỏa mãn những hứng thú , hiểu biết ý kiến và kỹ năng của trẻ nhằm mở rộng  việc học cho từng trẻ .

+ Cho trẻ thời gian để học phù hợp .

+ Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.

+ Trò truyện với trẻ, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động và giao tiếp có ý nghĩa.

+ Sử dụng các câu  hỏi để tìm hiểu thông tin và giúp trẻ tăng cường khả năng diễn đạt, bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu.

+Tương tác tích cực giữa nhà trường- gia đình- cộng đồng.

+ Không ngừng trau rồi tri thức, kinh nghiệm, tư duy linh hoạt và học vấn.

Câu 17: Nêu cách thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Khi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo những yêu cầu nào? (T47-48)

Trả lời

 Cách thiết kế môi trường giáo dục LTLTT:

* Môi trường giáo dục : MTGD bao  gồm:

+ Môi trường xã hội và môi trường vật chất.

+ Môi trường bên trong và bên ngoài lớp học .

- Cách thức thiết kế,sắp xếp môi trường giáo dục trong trường mầm non sẽ ảnh hưởng đến :

+ Việc học của trẻ .

+ Cách học của trẻ.

+ Cách mà giáo viên dạy.

* Tầm quan trọng của môi trường giáo dục :

Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đơi có đạt được hay không.

Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ.

+ Trong lớp học: MTGD bên trong lớp học:

Khoảng không gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập trung hơn.

. Việc học thường xuyên diễn ra một cách khoa học hơn, hệ thống hơn.

Thường bao gồm các trò chơi xây dựng lắp ghép cũng như hoạt động tạo hình hay các hoạt động phát triển vận động tinh.

+ Ngoài lớp học: Trẻ được chơi tự do hơn để:

Khám phá.

Sử dụng các  giác quan .

Hòa mình vào thế giới tự nhiên .

Có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thô .

Cần đánh giá cao môi trường hoạt động ngoài trời, vì không có giáo dục nào thực hiện trong lớp mà không thể tiến hành ngoài trời, song có rất nhiều hoạt động chúng ta có thể tiến hành ở ngoài trời nhưng lại không thể thực hiện được ở trong lớp.

+ Môi trường vật chất : MTVC bao gồm:

 Không gian và đồ dùng: các góc các khu vực khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau .

Vật liệu và phương tiện : Các loại đồ chơi, nguyên vật liệu và phương tiện để trẻ chơi , thao tác nhằm kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.

+ Môi trường xã hội: Môi trường xã hội được tạo lên bởi mối quan hệ và tương tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn xung quanh.

*  Khi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo những yêu sau:  phải  :

  • Các góc hoạt động trong lớp và ngoài  trời phải phong phú.
  • Có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều  cách sáng tạo khác nhau .
  • Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa trọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể:

+ Chủ động .

+ vui chơi.

+ Tìm tòi khám phá .

+ Thực hành.

+ Trải nghiệm.

+ Sáng tạo .

+ Hợp tác với bạn bè.

+ Trò truyện và chia sẻ ý kiến.

Câu 18: TB cách thiết kế các góc hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? (T49)

Trả lời

Cách thiết kế các góc hoạt động theo quan điểm giáo dục LTLTT:

- Trong GDLTLTT , các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên , trẻ không cần phải duy chuyển hoặc đóng lại vì thế GV cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này.

Việc sắp xếp các góc phải rất linh hoạt  để có thể sắp xếp lại. VD: Để thay đổi sự tập trung của góc. Đóng vai từ trò chơi gia đình sang trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách duy chuyển một số giá để đồ.

Khi thiết kế các góc hoạt động, GV cần chú ý:

+ Sắp xếp: Những hoạt động tương đồng bố trí gần nhau( hoạt động tĩnh xa hoạt động động).

+ Giới hạn không gian: Chiếu,giá, đồ dùng.

+ Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời.

+ Kiểu duy chuyển: chắc chắn rằng sự duy chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở; đảm bảo rằng trẻ có thể duy chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật.

+ Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc.

+ Các góc phải được bầy biện hấp dẫn.

+ Không gian để chơi và duy chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ.

+ Không cần thiết phải có một không gian rộng, thoáng,cố định và có thể sẽ  làm giảm không gian của các góc hoạt động thú vị khác, sẽ hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này.

Câu 19: Trình bày vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? (T54-55)

Trả lời

Vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:

* Vị trí của trẻ em

- Được tôn trọng: Lợi ích , nhu cầu, khả năng của mỗi trẻ đều được hiểu quan tâm và đáp ứng.

  • Tích cực hoạt động:

+ Trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động giáo dục bằng nhiều cách.

+ Trẻ được tham gia vào các hoạt động giáo dục khuyến khích sự khám phá, quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng,…đặc biệt là hoạt động chơi.

+ Trẻ được học bằng nhiều  cách khác nhau, bao gồm trải nhiệm, khám phá, quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng, thử nghiệm, thực hành , giao tiếp, chơi, giảo quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn,…đặc biệt học bằng chơi.

+ Trẻ được tham gia vào các hoạt động với cả lớp, trong nhóm nhỏ và cá nhân.

+ Trẻ được tự đề xướng hoạt động.

+ Trẻ được tự lựa chọn các hoạt động.

+ Trẻ được khuyến khích nói lên và chia sẻ ý tưởng của mình.

* Vai trò của GV trong GDLTLTT:

  • Tôn trọng trẻ:

+ Chấp nhận sự khác biệt, đa dạng, độc đáo của mỗi trẻ và gia đình.

+ Tin tưởng vào khả năng thành công của mỗi trẻ.

  • Mở rộng việc học cho mỗi cá nhân:

+ Tăng cường tiếp cận cá nhân, nhóm nhỏ khi hướng dẫn trẻ.

+ Xác định và đáp ứng sự hiểu biết, sở thích, ý tưởng, kỹ năng của từng trẻ.

+ Chuẩn bị  môi trường và cung cấp đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo trình tự nội dung và hoạt động.

+ Sử dụng ngôn ngữ phong phú, rõ ràng, đúng ngữ pháp, biểu cảm khi hướng dẫn trẻ.

+ Hướng dẫn trẻ hiểu được các mục đích của hoạt động giáo dục.

+ Hỗ trợ trẻ trong quá trình hoạt động bằng cách khuyến khích, gợi mở.

+ Sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin, giúp trẻ trình bầy và giải thích những gì trẻ biết và hiểu

+ Tham gia vào các hoạt động vui chơi để hỗ trợ trẻ học.

+ Quan sát và đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng của trẻ.

+ Lập kế hoạch cho các hoạt động GDLTLTT( tăng cường chơi mag học- học bằng chơi, tương tác giữa trẻ với nhau).

+ Điều chỉnh các hoạt động GD cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.

- Hỗ trợ mỗi trẻ phát triển thành công so với chính bản thân trẻ.

 

Tác giả: mnluongphong1

Xem thêm

HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG MÚA THEO PHONG CÁCH ẤN ĐỘ
BÀN TAY NĂN BỘT KHỐI 4
HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG VUI VĂN NGHỆ
TIẾT DẠY BÀN TAY NĂN BỘT
SINH HOẠT KHỐI 4 CHUYEN ĐỀ TIẾNG VIỆT