Ngày: 14/10/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 30/2014/TT-BGDĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014 |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học
__________________________
Căn cứ
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày
19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013
của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số
31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục
Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Điều 1.
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Điều
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10
năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh
giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.
Nơi
nhận: - Ban Tuyên giáo TƯ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và PTNL; - Kiểm toán nhà nước; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Như Điều 3 (để thực hiện); - Website Chính phủ; -
Website Bộ GDĐT; -
Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn Vinh Hiển
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc |
QUY ĐỊNH
Đánh giá học sinh tiểu học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học
bao gồm: nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp
tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở
giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.
Điều
2. Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là
những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học
tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét
định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát
triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
Điều
3. Mục đích đánh giá
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình
và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng,
tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa
thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những
ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia
đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập
và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây
gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh
giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển
năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các
hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các
hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt
hiệu quả giáo dục.
Điều
4. Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc
động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học
sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng,
khách quan.
2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức
độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học
sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha
mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học
sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ
học sinh.
Chương II
NỘI
DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
Điều
5. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình học
tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng
lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm
chất của học sinh:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo
dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường,
lớp, quê hương, đất nước.
Điều
6. Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình
học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện
theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong
đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và
cộng đồng.
2. Trong đánh giá thường
xuyên, giáo viên ghi những nhận
xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt
được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ;
các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để
giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học
tập, rèn luyện.
Điều
7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học
sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến
khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
2. Giáo viên đánh giá:
a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục
tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo
viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và
từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy
học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết
nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm
được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các
thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học
sinh;
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh;
áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do
năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời
gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;
b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm
vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;
c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất
lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động
giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời
đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo
dục khác trong tháng;
d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động
viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ
giúp học sinh tự tin vươn lên;
đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn,
nhóm bạn:
a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi
thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo
viên;
b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo
luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên
và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên
hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học
sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học
sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.
Điều
8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh
1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát
triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong
và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số
năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ
sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng
học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân,
làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở
nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;
b)
Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói
đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử
thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng
thuận;
c) Tự học và giải quyết vấn
đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ
học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ
hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học
tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong
nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người
khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc
sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống
và tìm cách giải quyết.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện
trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng
lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm
và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ.
Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý
kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học
sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Điều
9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh
1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát
triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong
và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số
phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo
dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động
giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha
mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động
nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động
các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công
cộng;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi
thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức
mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình
làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc;
không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa;
thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của
mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao
động; nhường nhịn bạn;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường,
lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người
lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt
động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo
vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà
trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa
phương.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện
trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm
chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu
điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ.
Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý
kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học
sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Điều
10. Đánh giá định kì kết quả học tập
1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học
tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông
cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt,
Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài
kiểm tra định kì.
2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ
năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học
sinh:
a) Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến
thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn
ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để
giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề
đã học;
c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề
đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề
mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
3. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét
những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không
cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
Điều
11. Tổng hợp đánh giá
1. Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá
trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:
a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác,
những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động
giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc
một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;
b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu
hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo
từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà
trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt
hoặc Chưa đạt;
c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu
hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo
từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà
trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt
hoặc Chưa đạt;
d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong
học kì, năm học.
2. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp
đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương
trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với
từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.
Điều
12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt
Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh
giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo
dục đối với tất cả học sinh.
1. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo
dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương
trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng
có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục
mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu
cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo
dục chuyên biệt, nếu khả năng của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình
giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên
biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp
ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch
giáo dục cá nhân.
3. Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo
viên căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh
hoạt và kết quả đánh giá định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy
định tại Điều 10 của Quy định này.
Điều 13. Hồ sơ đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập,
rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối
hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:
a) Học bạ;
b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục;
c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học;
d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học
sinh (nếu có);
đ) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của
học sinh trong năm học (nếu có).
Chương
III
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều
14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh
được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
- Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt
động giáo dục: Hoàn thành;
- Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định:
đạt điểm 5 (năm) trở lên;
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;
- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;
b) Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học:
giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ
sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học;
c) Đối với những học sinh đã được giáo
viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mà vẫn chưa đạt ít nhất một trong các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều này: tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn
học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra định kì, mức độ hình thành và phát triển một
số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xét, quyết
định việc lên lớp hoặc ở lại lớp;
d) Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp học được ghi vào
học bạ.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (năm) được xác
nhận và ghi vào học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
Điều
15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh
1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm
đảm bảo tính khách quan của kết quả đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học
hoặc cuối cấp học và đảm bảo trách nhiệm của giáo viên dạy lớp năm học
trước và giáo viên nhận lớp ở năm học sau; giúp giáo viên nhận lớp trong năm
học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết về quá trình và kết quả học tập, mức độ
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để có kế hoạch, biện
pháp giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng
giáo dục học sinh như sau:
a) Đối với học sinh lớp 1 (một), 2 (hai), 3 (ba), 4 (bốn),
hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng dạy trong lớp và giáo
viên sẽ nhận lớp vào năm học tiếp theo:
- Cùng ra đề kiểm tra định kì cuối năm học và cùng tham
gia coi, chấm bài kiểm tra;
- Bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại
khoản 1 Điều 13 của Quy định này; trao đổi các nhận xét về những nét nổi bật
hoặc hạn chế cần khắc phục về mức độ nhận thức, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất của học sinh; ghi biên bản nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo
dục học sinh;
b) Đối với học sinh khối lớp 5 (năm):
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định
kì cuối năm học chung cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham
gia của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học
lớp 6 (sáu). Trong quá trình thực hiện, nếu có ý kiến chưa thống nhất thì hiệu
trưởng xem xét, quyết định và báo cáo phòng giáo dục và đào tạo biết để theo
dõi, chỉ đạo;
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ
đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường
trên địa bàn tổ chức nghiệm thu, nhận bàn giao chất lượng giáo dục học sinh lớp
5 (năm) hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 (sáu) phù hợp với điều kiện
của các nhà trường và địa phương.
Điều
16. Khen thưởng
1.
Cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu
những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba
nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua
hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập
danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
2. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên
dương do hiệu trưởng quyết định.
Chương
IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17.
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trưởng phòng
giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn; báo
cáo kết
quả thực hiện về Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các hiệu trưởng
tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo
dục học sinh; báo cáo kết
quả thực hiện về sở
giáo dục và đào tạo.
Điều 18.
Trách nhiệm của hiệu trưởng
1. Chịu
trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá học sinh; báo cáo kết quả thực hiện
về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp
đỡ học sinh; xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học; xét lên lớp; duyệt kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; quản
lí học bạ trong thời gian học sinh học ở trường; chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao
chất lượng giáo dục học sinh.
3. Tiếp nhận, giải quyết ý kiến thắc mắc, đề nghị của học
sinh, cha mẹ học sinh về nhận xét, đánh giá, khen thưởng theo phạm vi và quyền
hạn của hiệu trưởng.
4. Hướng dẫn giáo viên sử dụng học bạ đang dùng của học sinh các lớp tuyển sinh từ trước khi
Thông tư này có hiệu lực để ghi nhận xét theo quy định tại Điều 11 của Quy định
này hoặc dùng học bạ mới để thay thế trong những năm học sinh còn tiếp tục học
tiểu học.
Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên
1. Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh,
chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo
quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ
học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;
c) Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có
trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của
học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha
mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ
học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.
2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện
và kết quả học tập của học sinh đối với
môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha
mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học
tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục;
c) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá
trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh
giá học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
Điều 20. Trách nhiệm và quyền của học sinh
1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; tiếp nhận sự giáo dục để luôn tiến bộ.
2. Có quyền
nêu ý kiến
và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ
TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn
Vinh Hiển |