Ngày: 16/11/2017
Dầu
Nhiều người cho rằng tinh dầu và một số loại dầu ăn phổ biến như dầu dừa và dầu ô liu rất tốt để chữa bỏng. Tuy nhiên, dầu giữ nhiệt, ngăn không cho sức nóng từ vết bỏng thoát ra. Giữ nhiệt có thể khiến vết bỏng nặng thêm.
Một số loại tinh dầu thường được quảng cáo là chữa lành tất cả các vấn đề ở da. Một số nghiên cứu ủng hộ sử dụng chúng, nhưng điều này mới chỉ xuất phát từ các nghiên cứu quy mô. Chưa có nghiên cứu lớn nào trên người tìm hiểu về việc sử dụng tinh dầu để chữa bỏng.
Bơ
Nhiều người nghĩ rằng bôi bơ lên vết bỏng sẽ giúp chữa bỏng. Mặc dù rất thông dụng, song bơ cũng có tác dụng tương tự các loại dầu khác vì nó giữ nhiệt và có thể gây bỏng nặng thêm.
Không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng bơ để chữa bỏng.
Lòng trắng trứng
Một số người tin rằng bôi lòng trắng trứng sống lên vết bỏng sẽ giúp dịu đau. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy trứng sống giúp ích cho vết bỏng. Trên thực tế, có nhiều khả năng là trứng sẽ giúp vi khuẩn lây lan vào vết bỏng.
Đá lạnh
Nhiều người chườm nước đá trước khi dội nước mát lên vết bỏng, nghĩ rằng nhiệt độ lạnh của đá sẽ hiệu quả hơn trong việc làm mát da bị bỏng.
Tuy nhiên, đá có thể gây hại nhiều hơn là lợi và có thể gây kích ứng da bị bỏng. Trong một số trường hợp nặng, nạn nhân bị bỏng lạnh khi tiếp xúc với đá lạnh.
Kem đánh răng
Một số người tin rằng việc bôi kem đánh răng vào một chỗ bị bỏng có thể giúp ích. Trên thực tế, kem đánh răng không vô trùng có thể giúp vi khuẩn lây nhiễm vào vết bỏng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Mặc dù bỏng độ I và độ II thường không cần chăm sóc y tế, song có một vài dấu hiệu cần để ý. Cũng cần theo dõi những vết bỏng độ I vì chúng trở thành độ II với tổn thương nặng hơn sau vài giờ.
Nếu một người bị bỏng độ II hoặc cao hơn với bất kỳ tình trạng nào sau đây, họ nên tìm sự chăm sóc y tế ngay:
• vết bỏng trên diện tích da lớn hơn 8cm2
• bỏng quanh khớp như khớp gối và khuỷu tay
• vết bỏng ở mặt, bẹn, bàn chân, bàn tay, hoặc mông
Bỏng độ III và IV cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Những vết bỏng này thường được coi là đe dọa đến tính mạng. Không nên thử chữa ở nhà khi bị bỏng nặng.
Hầu hết những người bị bỏng độ I và độ II sẽ hồi phục hoàn toàn trong một thời gian ngắn.
Trong thời gian này, cần chăm sóc để giữ cho vết bỏng sạch sẽ. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, vết bỏng trên diện tích lớn, hoặc không liền trong thời gian thích hợp thì nên đến cơ sở y tế để được điều trị.