Ngày: 07/01/2015
1. Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK
Ngày 28/11/2014, Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông với kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo. Không có tổng số kinh phí cụ thể, Quốc hội đồng ý quyết định các khoản chi được nêu trong dự toán ngân sách hàng năm Chính phủ trình. Về vấn đề kinh phí thực hiện đề án, đa số ý kiến đại biểu cho rằng việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là việc hệ trọng, cần dành nguồn kinh phí thỏa đáng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định sẽ tăng cường giám sát kinh phí thực hiện đề án được ghi trong dự toán ngân sách hàng năm của Chính phủ.2. 18 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam
4. Quyết định tổ chức một kỳ thi quốc gia
Sau gần 1 tháng công bố dự thảo Phương án tổ chức kì thi THPT quốc gia được công bố ngày 29/7/2014 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi, ngày 9/9/2014, lãnh đạo Bộ GD-ĐT chủ trì buổi họp báo công bố thông tin cũng như giải đáp các vấn đề liên quan đến kì thi THPT quốc gia.
Tiếp đó, vào chiều ngày 18/12/2014, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia dự kiến được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4/7/2015 với 8 môn thi gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Theo quy chế dự thảo, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn tối thiểu), gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn thi còn lại. Riêng đối với môn Ngoại ngữ, thí sinh có các chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
5. Đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét
Tháng 9/2014, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành Thông tư số 30 với Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó sẽ không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên mà thay vào đó là những lời nhận xét theo hướng tích cực để động viên, khích lệ học sinh. Đây là một bước tiến quan trọng của Bộ GD-ĐT trong việc thay đổi kiểm tra đánh giá.
7. Gần 500 học sinh không được đi học do phụ huynh phản đối sáp nhập trường
Từ năm học 2014-2015, 247 học sinh Trường THCS Hương Bình (xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) sáp nhập vào một trong hai trường THCS Hòa Hải và THCS Phúc Đồng (cũng thuộc huyện Hương Khê). Chủ trương này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân, theo đó gần 500 học sinh đã không được phụ huynh cho đến trường suốt 3 tháng.
Vụ việc này thu hút sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ban ngành. Ngày 25/11/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, Phó Thủ tướng đã yêu cầu phải làm tất cả những gì cần thiết trên tinh thần trách nhiệm cao nhất để các cháu đến trường, không thể vì chuyện của người lớn mà ảnh hưởng đến học hành của các cháu.
9. Chủ trương dạy tích hợp liên môn
Tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp, liên môn là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo tinh thần của đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.10. Dừng đề án máy tính bảng cho học sinh tiểu học
Ngày 18/8/2014, Sở GD-ĐT TPHCM công bố đề án “Mỗi học sinh một máy tính bảng” áp dụng cho hơn 330.000 học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM với kinh phí lên tới 4.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và nguồn xã hội hóa.
Đề án vừa được công bố đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ nhiều phía. Nhiều câu hỏi được đặt ra quanh đề án này về hiệu quả đối với học sinh; gánh nặng với ngân sách được giải quyết thế nào…
Sau khi lắng nghe ý kiến nhiều chiều từ dư luận xã hội, phụ huynh và chuyên gia, đầu tháng 10/2014, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận đã chính thức có kết luận dừng đề án lại.