tin tức-sự kiện
Cần biết - Năm mới, người ta đến chùa không chỉ để cầu may, tìm sự bình an, thanh thản mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc.Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một địa danh rất linh thiêng và tôn kính. Người ta đến chùa không chỉ để cầu may, tìm sự bình an, sự thanh thản, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Mọi người đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người trong gia đình, cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nói chung, khi đến chùa mọi người đều mang theo tấm lòng thành kính, từ đó họ tìm được đến với đức tin, sự thanh thản, bình an trong tâm hồn. Ai cũng tin tưởng vào năm mới tốt đẹp vì lời khấn nguyện thành tâm đã đến được các đấng linh thiêng…
Theo quan niệm của người xưa, đi chùa phải mang lộc về tận nhà, mang những điều may mắn khi bước qua cửa. Trước cửa đình, cửa chùa, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ... khách đi lễ vào đêm giao thừa, lúc trở ra sẽ bẻ một nhánh mang về với ngụ ý là lấy lộc của trời đất phật thần ban cho. Mỗi độ xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Mọi người xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây. Cành lộc mang về được treo trước cửa nhà hoặc trưng trên bàn thờ gia tiên cho đến khi tàn khô, với niềm tin lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm.
Với người Việt, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, là lúc mỗi người tìm về với cội nguồn dân tộc. Bởi vậy, không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết Nguyên đán.
Nếu đi chùa vào đêm giao thừa mọi người thường chọn đi lễ tại những ngôi chùa gần nhà thì những ngày sau đó, họ chọn đi những ngôi chùa ở xa và nổi tiếng linh thiêng để kết hợp đi chùa với du ngoạn cảnh đẹp ngày xuân. Hoà cùng dòng người đi lễ đầu xuân, nhất là lúc tiết trời se lạnh, lất phất làn mưa phùn như cảm nhận thấy đất trời đang giao hòa. Con người dường như cũng trở nên cởi mở hơn ở chốn linh thiêng, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa hơi sương sớm, khói nhang, hoa, lễ... tạo nên không khí yên bình, làm mỗi người khi đến chốn cung nghiêm này thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ!
Trong sắc xuân tràn ngập tâm hồn bao du khách, từ biệt những ngôi chùa, ta lại trở về bên những con đường thênh thang rộng mở. Cổng chùa không khép. Tiếng chuông chùa ngân xa, thanh thoát yên bình…
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thưởng Tết giáo viên 2015: Nơi trăm triệu, chỗ trăm nghìn
- Thưởng Tết giáo viên: Nơi “xông xênh”, chỗ “bọt bèo”
- Vận động ủng hộ ' Tết vì người nghèo' năm 2015
- Chân dung người nữ tướng Việt Minh
- Quy chế dân chủ năm học 2014-2015
- Tư duy tích cực
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Văn
- Nắm đặc điểm học sinh miền núi để làm tốt công tác giáo dục
- Cách học mới cho học sinh tiểu học
- Hướng tới giờ dạy thân thiện
- Phụ huynh có vai trò quan trọng quyết định kết quả học tập của con
- Một số giải pháp thực hiện chương trình đổi mới hình thức Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo