Chủ nhật, 22/12/2024 19:26:25
Nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Ngày: 16/01/2018

Nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 THPT

I. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH, sự quan tâm động viên của các đồng nghiệp. Sở, Phòng GD&ĐT đã mở các lớp tập huấn cho GV về dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn KT, KN các môn. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện để GV hoàn thành nhiệm vụ. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, sạch đẹp, đáp ứng được yêu cầu học tập. Tập thể giáo viên đoàn kết, nhất trí. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình trong công tác.

2. Khó khăn

Năng lực học tập của HS không đồng đều. Đây là khó khăn rất lớn cho việc đảm bảo chất lượng tuyển sinh vào lớp 10. Học sinh đa phần là con em nông dân, một số gia đình hoàn cảnh đặc biệt, thiếu sự quan tâm, đôn đốc việc học hành của con cái, một số ít có tư tưởng phó mặc cho nhà trường. Vốn ngôn ngữ và hiểu biết xã hội của HS còn nhiều hạn chế, nhiều em có tính ỷ lại, lại tự ti, nhút nhát không dám thể hiện mình. Còn có học sinh ham mê trò chơi điện tử, điện thoại, lơ là việc học. Học sinh còn lười học, không làm bài tập về nhà, chưa sáng tạo. Một số HS ý thức kém hay nghỉ học không xin phép. Gia đình chưa quản lí chặt thời  gian học ở nhà của học sinh, việc hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. Điều kiện kinh tế gia đình của một số học sinh còn khó khăn, nên một số em có tư tưởng học qua loa, chống đối. Quỹ thời gian eo hẹp, chi phí sinh hoạt tăng cao, đời sống của giáo viên còn gặp khó khăn.

II. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

- Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS: 47/47 HS đạt 100%.

- Điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán trung bình đạt 5,5 điểm,

- Xếp trong top 10/27 trường.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với giáo viên

Xây dựng kế hoạch hoạt động sát với nhiệm vụ năm học và thực tế nhà trường. Thông qua trao đổi tại tổ chuyên môn, tham mưu với lãnh đạo nhà trường để đề ra chương trình cụ thể cho việc ôn tập, tuyển sinh vào 10.      Thực hiện tốt ngày giờ công lao động và quy chế chuyên môn, nghiên cứu  kỹ bài trước khi lên lớp. Bài soạn chi tiết rõ ràng, nội dung kiến thức phù hợp với trình độ tiếp thu của HS. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học để minh hoạ cho tiết dạy. Bài giảng hấp dẫn theo đúng phương pháp mới và áp dụng vùng miền. Lời giảng của GV xúc tích ngắn gọn rõ ràng. Thường xuyên chấm chữa bài cho HS thật chính xác khách quan, đúng đáp án, biểu điểm, trưng bày bài có điểm cao để cả lớp học tập.       Rà soát phân loại rõ trình độ từng HS trong ra thành từng nhóm (Giỏi, Khá, TB,...) từ đó cùng với học sinh xác định rõ mục đích của mình sau khi tốt nghiệp THCS và làm căn cứ để phân loại đối tượng, chia lớp ôn tập cho phù hợp với năng lực và mục tiêu phấn đấu của học sinh.

Căn cứ vào đề tuyển sinh vào 10 các năm học trước và ma trận đề của SGD yêu cầu học sinh nắm rõ nội dung đề thi từ đó xác định phương pháp học, nội dung ôn tập cho từng môn học cụ thể, sát với mục tiêu của cá nhân mình, đồng thời lồng ghép vào chương trình dạy học lớp 9, giới thiệu rõ mức độ kiến thức cần đạt và hình thức ra câu hỏi của từng nội dung kiến thức, từng chương trong chương trình lớp 9. Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra thử, nội dung và yêu cầu đúng với đề thi thật, để học sinh làm quen và rèn kĩ năng làm bài thi cho học sinh.

2. Đối với HS

Xác định rõ mục tiêu học tập, từ đó xây dựng kế hoạch ôn tập hợp lý cho bản thân mình. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, đi học đúng giờ, chuẩn bị đồ dùng, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu, sôi nổi, nhiệt tình trong thảo luận nhóm.

Nguyễn Thị Mỹ Linh
Tin liên quan