Thứ hai, 06/05/2024 01:34:59
GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Ngày: 17/09/2015

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 

Nội dung

v Một số vấn đề chung về biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai

vHướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non.

vGợi ý một số nội dung  và tổ chức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Phần 1

vMột số vấn đề chung về biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai

vThảo luận:

vĐể hiểu biết về tình hình biến đổi khí hậu và những tác hại của chúng như thế nào? trước tiên các đồng chí cho biết:

    - Khí hậu là gì?

    - Thời tiết là gi?

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ?

vKhí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết

vThời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…

vBiến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

 

vỨng phó với biến đổi khí hậu: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

v Thiên tai: là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sấm sét, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở , sụt lún đất do mưa lũ ..

vThảm hoạ: Là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế, môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.

v Phòng, chống thiên tai: Là quán trình mang tính hệ thống , bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

vBăng tan, nước biển dâng lên

vThay đổi khí hậu, thời tiết cực đoan

vBiến đổi hệ sinh thái

vTác động đến sức khỏe con người

Dấu hiệu nhận biết

vBiến đổi khí hậu là một quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện

vNhận biết qua số liệu đo đạc của các trạm quan trắc tại các quốc gia về nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác

vTừ cuộc sống đời thường: mùa đông ngắn lại, mùa hạ kéo dài hơn; nóng bất thường vào mùa hè và rét đậm, rét hại vào mùa đông; bão lũ với cường độ lớn, kéo dài thất thường …

Cần theo dõi thời tiết thường xuyên qua báo, đài, ti vi…để có những biện pháp phòng ngừa.

Một số tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1. Tác động của nước biển dâng

2. Tác động của sự nóng lên toàn cầu

3.Tác động của các hiện tượng thời tiết  khắc nghiệt và thiên tai

4. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và khu vực

Tác động đến trường học

v- Ảnh hưởng về con người đối với học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý (tai nạn)

vẢnh hưởng về cơ sở vật chất, thiết bị trường học

v Ảnh hưởng tới việc đến trường của trẻ

v Ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ

v Ảnh hưởng về tâm lý đối với trẻ và giáo viên: cuộc sống bị xáo trộn khi có thiên tai, lo sợ trước thảm học của tự nhiên, không yên tâm làm việc, cha mẹ lo lắng khi cho con đến trường….

Nguyên nhân

vSự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao là một trong những thách thức lớn nhất đối với  nhân loại trong thế kỷ XXI

vSự gia tăng hoạt ộng của con người, trong đó chủ yếu là các hoạt động tạo ra các chất khí nhà kính, hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển ven bờ và đất liền khác. 

Các giải pháp cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

      Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008.

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

Dự án số 6 : “Xây dựng chương trình đào tạo và giáo dục về biến đổi khí hậu trong chương trình giáo dục các cấp’’

thuộc nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.

Một số giải pháp đang và sẽ được áp dụng có tính khả thi

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường khai phá những nguồn năng lượng mới.

- Cải tạo nâng cấp hạ tầng

- Ăn uống thông minh, tăng cường ăn rau xanh cà hoa quả, hạn chế ăn thịt.

- Bảo vệ và phát triển rừng.

- Sử dụng đất đai hợp lý, quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tiết kiệm năng lượng.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường để giảm việc phát thải khí nhà kính.

- Kế hoạch hóa gia đình và xóa đói giảm nghèo.

- Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất.

- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong trường mầm non

-Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn tài liệu gồm các cuốn Biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong trường mầm non

-Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục trẻ mầm non ứng phó với BĐKH qua trò chơi, thơ ca, truyện kể, câu đố ….

-Tích hợp nội dung giáo dục về  biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.

-Xây dựng trường học an toàn toàn diện

Phần 2: Nội dung giáo dục UPBĐKH, phòng, chống thiên tai trong TMN

vThảo luận

-Vì sao phải giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu?

-Hãy xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non?

Vì sao phải giáo dục về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH trong trường mầm non?

—   BĐKH hin nay đang là vn đ cp bách ca toàn cu. Mc dù con ngưi có công lao to ln trong vic ci to thiên nhiên, bt thiên nhiên phc v cho li ích ca mình, nhưng đng thi con ngưi cũng là th phm chính gây nên biến đi khí hu.

—   Vit Nam cũng như nhiu nưc khác chu nh hưng ca BĐKH và các h sinh thái b suy thoái nghiêm trng do s gia tăng dân s, do quá trình công nghip hoá, hin đi hoá, đô th hoá…

—     GDMN đt nn tng cho s phát trin nhân cách, do đó GDMN có v trí quan trng đc bit trong chiến lưc giáo dc bo v môi trưng, phòng nga và gim nh thm ho ca BĐKH.

—     Tr la tui mm non rt thích tiếp xúc vi thiên nhiên và cuc sng xung quanh, d tiếp thu và hình thành nhng nn nếp, thói quen, nhng giá tr tt đp, to cơ s ban đu cho vic hình thành nhân cách sau này.

—     Tr MN rt nhy cm vi nhng tác đng và nh hưng ca môi trưng xung quanh, d b tn thương bi nhng tác đng ca BĐKH.

Môi trưng sng ca tr ngày mai ph thuc vào chính nhng hành đng ca tr t ngày hôm nay. Vì vy vic giáo dc hình thành ý thc, thái đ, đc bit là hành vi đúng đn bo v môi trưng sng, cách ng phó và gim nh hu qu ca BĐKH phi bt đu t la tui mm non.

—     Ni dung giáo dc tr v BĐKH, cách ng phó và gim nh hu qu ca BĐKH trong trưng mm non cn phù hp vi mc đ phát trin ca tr, phù hp vi nhng hiu biết gn vi hành đng thc tin và nhng quan sát hng ngày ca tr

Khung kiến thức, kỹ năng và thái độ về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho trẻ mẫu giáo

vKiến thức

- Trẻ bước đầu nhận biết được một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu; các dạng thiên tai thường xảy ra nơi trẻ sinh sống.

- Trẻ biết mình phải nghe lời người lớn và làm theo những gì người lớn hướng dẫn để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.

- Trẻ biết một số việc cần phải làm để tránh nguy hiểm cho bản thân như: né tránh nguy hiểm, biêt chỗ an toàn ở khu vực đang sinh sống, biết cách cầu cứu, nhớ tên bố, mẹ, số điện thoại cần thiết.

 v Kỹ năng

- Trẻ có khả năng kể lại một vài thông tin đơn giản về một số dạng thiên tai thường xảy ra nơi trẻ sinh sống.

- Trẻ có khả năng phân biệt các dạng thiên tai thường xảy ra nơi trẻ sinh sống qua những dấu hiệu nổi bật.

- Trẻ làm được một số việc cụ thể để tránh nguy hiểm cho bản thân: né tránh nguy hiểm, biết tìm đến chỗ an toàn, biết cách cầu cứu, làm theo chỉ dẫn của người lớn, nói được tên bố mẹ, gọi được số điện thoại cần thiết

- Trẻ bước đầu có khả năng phối hợp, giúp đỡ các bạn để tránh nguy hiểm, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh khi thiên tai xảy ra.

* Thái độ
          - Trẻ thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh khi thiên tai xảy ra.
          - Trẻ có ý thức tuân thủ sự chỉ dẫn của người lớn khi thiên tai xảy ra.
          - Trẻ thể hiện ý thức tiết kiệm, tái sử dụng nguyên liệu.
          -  Trẻ yêu thiên nhiên và ứng xử thân thiện với môi trường xung quanh.

Phần 3
Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về ứng phó biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai

Thảo luận

vViệc lựa chọn và thực hiện nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cần đảm bảo nguyên tắc nào?

vXây dựng một số nội dung, hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường mầm non?

Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH

Nguyên tắc 1: Tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: GD phát triển Thể chất, GD phát triển Nhận thức, Ngôn ngữ, Tình cảm, kĩ năng xã hội và Thẩm mỹ.

Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải.

Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH

vNguyên tắc 3: Nội dung tích hợp trong các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, gắn với thực tế của địa phương

vNguyên tắc 4: Có thể được tích hợp trong toàn bộ hoạt động, trong một phần của hoạt động hoặc ở phần liên hệ thực tế.

NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG

v   

 

v    Về kỹ năng, thái độ:

- Trẻ chủ động nghe dự báo thời tiếtăn mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.

- Tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, tham gia các hoạt động nhân ngày trái đất ( trồng cây, thu nhặt giấy vun, vẽ tranh...), giờ trái đất (tắt điện...)

- Sử dụng nước tiết kiệm, đúng cách

-Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ gọn gàng, tham gia trực nhật ở lớp, lau lá cây, thu gom và vứt rác đúng nơi quy định... .

-Khi có thảm hoạ thiên tai: Không sợ hãi, hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn ; Không tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán.

- Nếu không có người lớn bên cạnh khi có thiên tai biết tìm nơi trú ẩn an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm.

– Khi có mưa bão không chơi ngoài trời, không tắm mưa, không trú mưa dưới gốc cây to, cột điện….

– Khi thấy có hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa, sấm, sét, phải chạy ngay vào nhà, lớp học, đóng cửa lại, phải đứng xa các thiết bị điện,  tắt ti vi, máy tính, quạt điện… Đồng thời, tránh những chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước. Nếu đang ở ngoài trời, phải tìm ngay nơi an toàn để ẩn nấp. Tuyệt đối không nấp dưới những cây to, cột điện và không đứng gần vật dụng bằng kim loại để đề phòng sét đánh.

- Khi có  lốc xoáy: Nếu đang ở trong nhà, cần tìm nơi trú ẩn an toàn có vị trí sát mặt đất nhất. Nếu ở ngoài trời, cần tìm bãi đất trống hoặc rãnh/mương/hố (không có nước), nằm xuống thật sát mặt đất, che kín đầu để khỏi bị thương do đất, đá, cành cây… rơi xuống. Trẻ không được núp dưới bóng cây, dưới những ngôi nhà không chắc chắn hoặc quá lớn vì đó là những nơi rất dễ bị sụp đổ. Tuyệt đối không được trú ẩn trong ô tô, tránh bị lốc xoáy cuốn đi. Không trú ẩn dưới cầu vượt khi xảy ra lốc xoáy, vì ở đó tốc độ lốc xoáy mạnh hơn, làm tăng nguy cơ bị thương khi trú ẩn ở đó.

– Khi xảy ra mưa lũ, tuyệt đối không được tự ý đi chơi hay rời xa người lớn, tránh xa các vũng nước, hoặc chỗ có biển báo, tránh xa dây điện, cột điện, cây đổ…. Biết giữ vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước nhiễm bẩn trong mưa lũ, không dùng chung đồ dùng cá nhân… để phòng tránh dịch bệnh.

- Khi thấy có cháy, hãy hét lên thật to để báo cho người lớn và mọi người xung quanh biết. Gọi số điện thoại khẩn cấp 114, thông báo rõ địa điểm nơi đang cháy để lực lượng cứu hoả đến giúp đỡ. Nếu cháy ở trong phòng, hãy dùng khăn (khăn ướt càng tốt) bịt mũi để hạn chế hít phải khói độc, bò bằng đầu gối dưới đám khói và thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Nếu quần áo bị cháy, hãy nằm ngay xuống đất, che mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt. Không được chạy vì lửa sẽ càng cháy nhanh hơn. Không được nấp dưới gầm giường, tủ.... Hãy luôn tạo ra tiếng động để mọi người biết nơi bé ẩn nấp.

- Sau các đợt mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không chơi ở triền đồi, triền núi vì rất dễ bị sạt lở đất. Không được tự ý bơi, lội hoặc chơi đùa ở bờ sông, bờ suối, tránh bị tai nạn đuối nước. Mặc áo phao khi đi trên thuyền.

- Tự tin, mạnh dạn, chủ động chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân khi xảy ra hiện tượng thiên tai.

- Sau các đợt mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không chơi ở triền đồi, triền núi vì rất dễ bị sạt lở đất. Không được tự ý bơi, lội hoặc chơi đùa ở bờ sông, bờ suối, tránh bị tai nạn đuối nước. Mặc áo phao khi đi trên thuyền.

- Tự tin, mạnh dạn, chủ động chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân khi xảy ra hiện tượng thiên tai.

 GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH

 - Nội dung giáo dục về BĐKH cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua nhiều hoạt động giáo dục đa dạng (xem tranh, băng hình, trò chuyện, thảo luận, trò chơi,...) Thuộc các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.

-Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường.

vLĩnh vực phát triển thể chất

1 – Trò chơi vận động: ai nhanh, ai đúng ? ai chuyển đồ nhanh, tôm nhảy, sóng biển, hoa và gió...

2– Tổ chức hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân, lựa chọn quần áo phù hợp thời tiết…chăm sóc cây, trực nhật, dạo chơi ngoài trời, nhặt lá cây...

vLĩnh vực phát triển nhận thức

    1. Tìm hiểu về trái đất: xem tranh, thảo luận về trái đất : trái đất có đất, nước, không khí; trên trái đất có con người, động vật và cây cối sinh sống...

    2. Tìm hiểu về đất, nước, không khí: Thảo luận về ích lợi của đất, nước, cách bảo vệ nguồn nước sạch (sử dụng tiết kiệm, không xả rác thải xuống nguồn nước..., cách giữ không khí trong lành ( trồng cây, biết thu gom, phân loại và vất rác đúng nơi quy định, không đốt củi, rơm, rạ, đi vệ sinh đúng nơi quy định...) .

   3. Xem tranh, băng hình và thảo luận tìm hiểu về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu.

vLĩnh vực phát triển nhận thức

  4. Xem tranh, băng hình, tham quan thực tế, thảo luận để tìm hiểu về một số nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu  Tìm hiểu về các hiện tượng  thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra (bão, lốc, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, động đất, hạn hán, cháy rừng...) .

   5. Quan sát môi trường sống xung quanh trẻ để biết nơi nào an toàn trẻ và người thân có thể đến đó để tránh và nơi không an toàn không được đến khi có thiên tai xảy ra.

    6. Thực hành cách phòng tránh khi có thảm họa như gọi điện thoại số 115 khi có tai nạn, gọi 114 khi có cháy...gọi cảnh sát số 113... hoặc biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm

v  Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

  1. Xem tranh, tô chữ nhận biết về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu

   2. Nghe kể chuyện, tự kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu thông qua các câu chuyện Cóc kiện trời”, Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, bài thơ ”cả nhà chống bão”, ”rét về’..., hoặc câu tục ngữ, ca dao, dân ca có trong cộng đồng.

  3. Làm sách tranh, album thể hiện sự hiểu biết về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu và cách ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

v  Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:

   1. Thảo luận về cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

   2. Tham gia các trò chơi tập thể, thực hành các tình huống nhằm rèn luyện một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thiên tai xảy ra: chia sẻ thông tin; nghe dự báo thời tiết, ăn mặc phù hợp với thời tiết; không sợ hãi hoảng loạn, bình tĩnh thc hin nhng yêu cu, hưng dn ca ngưi ln khi có thảm hoạ thiên tai ; không tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán, biết tìm nơi trú ẩn an toàn khi có mưa bão, lũ lụt, triều cường ; đề phòng lũ quét, nước biển dâng; biết gi ngưi ln khi gp nguy him...

  

v  Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:

3. Tham gia bảo vệ thiên nhiên và trái đất, ứng phó với biến đổi khí hậu: Giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây, chăm sóc vật nuôi, tiết kiệm năng lượng (điện, nước...), bo v ngun nưc, cây xanh....

    4.Tham gia vẽ tranh, cổ động, hội thi... nhân ngày trái đất, giờ trái đất

vLĩnh vực phát triển triển thẩm mĩ

   1. Tạo hình

      -Vẽ, cắt, dán, nối tranh ảnh về trái đất, các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm..., lựa chọn trang phục, đăn, thức uống phù hợp với thời tiết...

     - Tô màu tranh vẽ bạn có hành vi đúng/ sai trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường,  biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu

   

vLĩnh vực phát triển triển thẩm mĩ

2. Âm nhạc

      -Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát liên quan đến thời tiết, trái đất, môi trường và biến đổi khí hậu: “Trời nắng, trời mưa”, “ Mưa rơi”, “Trái đất này là của chúng mình”, “ Em yêu cây xanh”...

GỢI Ý TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀO MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CỤ THỂ

Ví dụ lựa chọn nội dung GD về BĐKH ở chủ đề Bản thân

vMột số địa điểm nguy hiểm, không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng thời tiết bất thường (cây to, cột điện, sông, suối, ...)

vMột số tác nhân gây nguy hiểm thương tích cho cơ thể khi thời tiết thay đổi và khi có hiện tượng thời tiết bất thường.

 

vBé làm gì để thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết do BĐKH gây ra.

vTự chăm sóc bản thân để phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả khi thời tiết thay đổi và khi có hiện tượng thời tiết bất thường.

vMột số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai xảy ra.

vSử dụng tiết kiệm năng lượng; Bảo vệ môi trường.

Bé làm gì để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường:

- Xem tranh ảnh về một số địa điểm nguy hiểm, không an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường (sông, suối khi có lũ; dốc, đồi khi có sạt lở đất, cây cao, cột điện khi có mưa dông, sấm sét,...)

- Xem tranh/ băng hình/ trao đổi, trò chuyện về những bất thường của thời tiết ảnh hưởng không tốt đến cơ thể (nắng, nóng khó chịu, nhiều mồ hôi, khát nước nhiều...);

Bé làm gì để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường:

-Xem tranh/ băng hình/ Trao đổi, trò chuyện về cách bảo vệ sức khỏe, an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường: Bé làm gì khi trời mưa to? Bé làm gì khi bão, lốc? lũ, sạt lở đất…

- Nghe kể chuyện, đọc thơ, vẽ, làm sách tranh,…có nội dung liên quan.

Trò chơi, thực hành các tình huống nhằm rèn luyện một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thiên tai xảy ra

Bé làm gì để bảo vệ trái đất thân yêu?

- Xem tranh ảnh/ băng hình và trò chuyện về ngày trái đất.

- Thực hành làm đồ chơi, túi đựng thức ăn bằng giấy, vật liệu tái sử dụng.

- Chăm sóc cây, thu gom rác ở trường.

- Làm sách về  “Các hoạt động bảo vệ trái đất thân yêu”

Tích hợp nội dung giáo dục trong các tình huống, các thời điểm sinh hoạt trong ngày

     Vào giờ đón trẻ: cô giáo có thể trò chuyện về thời tiết và trang phục của bé (trang phục theo thời tiết), hướng dẫn trẻ chăm sóc góc thiên nhiên.

vHoạt động chơi ở các góc: Làm sách tranh về “Các việc bé có thể làm để bảo vệ trái đất”, về ”Nguyên nhân của BĐKH”,.... ;tô màu trái đất; làm đồ chơi bằng vật liệu tái sử dụng,… Chơi: Nghe dự báo thời tiết ; Chọn trang phục phù hợp thời tiết;

v Hoạt động ngoài trời: Quan sát sự thay đổi của thời tiết; chơi các trò chơi thực hành kĩ năng tự bảo vệ khi có hiện tượng bất thường do BĐKH; thu gom rác ở sân trường.

vHoạt động chuẩn bị ăn trưa: Nhắc nhở trẻ rửa tay trước, sau khi ăn; sử dụng nước tiết kiệm.

vHoạt động chiều: Thực hành các tình huống, các trò chơi rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân: kĩ năng xử lý tình huống khi có mưa, bão, lũ lụt, hỏa hoạn,…; Nghe kể chuyện, đọc thơ, vẽ, xé dán , tô màu có nội dung giáo dục liên quan đến BĐKH; Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên, thu gom rác, làm vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,…

Hoạt động học:  Hoạt động khám phá và hình thành kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, an toàn khi có thời tiết thay đổi hay hiện tượng thời tiết bất thường

    Có thể tổ chức cho trẻ xem tranh/ băng hình/ trao đổi, trò chuyện về cách bảo vệ sức khỏe, an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường

Các lưu ý khi lựa chọn nội dung GD trẻ MG về BĐKH tích hợp theo chủ đề

Các nội dung giáo dục cần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức gần gũi, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thực tế của trẻ.

Các nội dung giáo dục trẻ về BĐKH lựa chọn để tích hợp trong chủ đề phải phù hợp, gắn với nội dung của chủ đề, không áp đặt, khiên cưỡng.

Các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn trẻ .

 

Khi xây dựng hoạt động giáo dục tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH, giáo viên cần phải lưu ý các vấn đề sau:

 

vThực hiện trong chủ đề nào?

vTên hoạt động là gì?

vMục đích hoạt động?

vCần chuẩn bị gì? (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, địa điểm…)

vTiến hành như thế nào?  Tổ chức cho nhóm trẻ/ cả lớp/ cá nhân? Làm thế nào để gây hứng thú và duy trì được hứng thú cho trẻ ? Tạo cơ hội để trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm ?

 

                                                                                                                    XIN CẢM ƠN!

mnluongphong1
Tin liên quan