09/2016
15
THÔNG BÁO SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA PHÒNG GD&ĐT
(Phòng Giáo dục và Đào tạo Hiệp Hòa)
07/2016
30
Bộ GD&ĐT hướng dẫn ngắn các bước để thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến
(Bộ Giáo dục và Đào tạo)
07/2016
28
Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2016: 15 điểm cho tất cả các khối
(Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều trị
- Bồi phụ nước điện giải bằng các đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi- dạ dày.
Một số dung dịch để uống: ORS1 gói pha trong đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.
Tiêu chảy cấp ở trẻ thường xảy ra vào mùa hè
Một số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9%00, glucoza 5%, lactat Ringer…
- Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau
khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Những trẻ nuôi bằng
sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc
cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ
bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để
lấy lại sức.
- Kháng sinh: chỉ nên dùng trong một số trường hợp:ampicillin,
sunphamethoxazole hoặc acid nalidicique…
Phòng bệnh
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
đời và tiếp tục cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Sữa mẹ có chứa các chất
miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy mà các
loại sữa động vật hay thức ăn nhân tạo không có được. Nếu không có điều kiện
cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn sữa động vật (cho trẻ ăn trước 6 tháng) hoặc sữa công
thức với thìa và cốc.
Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Cải thiện tập quán cho trẻ ăn dặm: Chỉ cho trẻ ăn bổ sung vào thời
điểm 4 – 6 tháng khi mẹ không đủ sữa, trẻ chậm lên cân, quấy khóc. Lựa chọn
thức ăn giàu chất dinh dưỡng và chế biến hợp vệ sinh. Cùng với sữa, phải cho
trẻ ăn thức ăn nghiền nhỏ và bổ sung thêm trứng, thịt, cá và hoa quả.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng: Cần rửa tay kỹ trong các trường
hợp: Sau khi đi đại tiện, khi vệ sinh cho trẻ đi đại tiện; khi dọn phân của
trẻ.
- Ăn chính uống sôi: Nấu kỹ thức ăn; Ăn thức ăn nóng hoặc hâm kỹ lại
trước khi ăn.
- Tiêm vắcxin phòng bệnh: các bà mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các
loại vaccine để đảm bảo cho trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tiêm phòng
sởi vào tháng thứ 9 có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy.
Hiện nay đã có vaccin Rotavirus có hiệu quả phòng bệnh khoảng 72% trên trẻ em
Việt
Sai lầm cầntránh
Không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng, dẫn
đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn
Tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay các công trình nghiên cứu về tiêu chảy
chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo
đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Hơn
nữa, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nếu dùng kháng sinh sẽ hoàn toàn
vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm.