Văn bản mới

Website Đơn vị
Tin tức/(Trường MN Lương Phong 2)/Tin trường/Tin dành cho cha mẹ học sinh/
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

Hóc – sặc thức ăn là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ. Nếu như không được phát hiện và xử lí kịp thời sẽ để lại nhiều hậu vô cùng nghiêm trọng.
 Do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở. Hóc – sặc thức ăn là một trong những tai nạn vô cùng nguy hiểm thường xảy ra khi trẻ đang ăn. Khi các loại thức ăn như cháo, sữa trào vào đường thở khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây tử vong. Trong trường hợp trẻ ăn những loại thức ăn như đậu phộng sẽ dễ bị viêm phổi vì trong đậu có chứa dầu, dầu này sẽ khuếch tán ra phổi,  trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

 

Các loại thực phẩm khiến trẻ dễ bị hóc – sặc thức ăn như: vải, nhãn, bơ, thạch, bỏng ngô, xúc xích, nho, hạt bi, hạt na, kẹo dẻo, kẹo cứng…

Nguyên nhân gây nghẹt thở vì hóc – sặc thức ăn ở trẻ

- Việc cho trẻ ăn uống không đúng cách như bóp mũi trẻ khi cho trẻ ăn.

- Thức ăn có kích thước lớn, độ trơn của thức ăn.

- Trẻ còn nhỏ nên chưa ý thức được sự nguy hiểm, nhiều trẻ có tính tò mò, hiếu động thường cho các loại vật lạ vào miệng.

 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

 

- Trẻ thường bỏ các loại vỏ hạt vào miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hóc – sặc thức ăn.

- Các mẹ cho trẻ ăn quá nhanh, dẫn đến tình trạng không nuốt kịp, trẻ dễ bị hóc – sặc.

Cách đề phòng trẻ bị hóc – sặc

Để phòng chống những rủi ro do hóc – sặc thức ăn các bậc cha mẹ nên chú ý những điều sau:

- Có một số bà mẹ thường có thói quen bóp mũi cho trẻ há miệng ra, sau đó cho đầy thức ăn vào miệng trẻ. Tuy nhiên việc làm này rất dễ gây sặc, nghẹt thở.

- Nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn như: Các loại kẹo cứng, các loại hạt đậu, miếng cà rốt… vì chúng rất dễ gây hóc – sặc cho ở trẻ.

- Không cho trẻ ngậm các loại thức ăn hay các vật lạ vào trong miệng.

- Khi đang ăn, tuyệt đối không nên cho trẻ chạy nhảy, nô đùa hay nằm xuống.

 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

 

- Khi cắt thức ăn nên cắt nhỏ, tránh những món thức ăn trơn có hình tròn dễ trôi tuột vào trong họng trẻ gây nguy hiểm khi trẻ ăn.

- Không nên để để ăn các loại vỏ hạt, chỉ cho bé ăn hạt sau khi đã được bóc vỏ, làm mềm.

- Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho trẻ ăn thạch vì phản xạ đường thở chưa hoàn thiện rất dễ hóc.

- Đối với những loại trái cây như nhãn, vải vì đây là những loại trái cây trơn, tròn rất dễ trôi nhanh vào họng của trẻ khiến trẻ bị hóc. Các mẹ nên bóc vỏ, loại bỏ hạt rồi mới cho trẻ ăn.

Cách xử trí khi trẻ bị hóc

- Có một số bậc cha mẹ khi thấy con bị sặc thức ăn thường hay đưa tay vào miệng trẻ để cố móc thức ăn ra. Tuy nhiên hành động này khiến trẻ hoảng sợ mà nuốt chửng vào họng. Nếu dùng tay móc ra có thể  càng làm tăng nguy cơ vỏ, hạt rơi vào đường phổi của trẻ hơn.

- Các bậc cha mẹ nên bình tĩnh để xử lý, nên vuốt và vỗ nhẹ sau lưng trẻ giúp trẻ dễ thở.

 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

 

- Khi trẻ vẫn còn khó thở nên đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp xuống  trên hai cánh tay của bạn, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ vào lưng trẻ 5 cái thaajt mạnh và ngay vùng giữa hai xương bả vai, ấn ngực (lật ngửa trẻ lại, dùng 2 ngón tay ấn ngực trẻ 5 cái). Tiếp tục thực hiện qui trình trên 5-6 lần cho đến khi trẻ dễ thở.

 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hóc – sặc thức ăn

 

- Sau khi sơ cứu xong mà trẻ vẫn còn khó thở nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có hướng xử trí hóc – sặc kịp thời để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tác giả: Đinh Thị Hồng Ngọc