Văn bản mới

Website Đơn vị
Tin tức/(Trường MN Lương Phong 2)/Tin trường/
Cách phừng một số bệnh khi thời tiết giao mùa

8 bệnh phổ biến thường gặp khi thời tiết giao giữa mùa xuân và mùa hè - Thời tiết giao mùa là thời điểm rất dễ khiến các trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe. - Hiểu rõ và biết cách phòng bệnh, chữa bệnh

1. Rôm sảy

Khi thời tiết bắt đầu trở nóng và ẩm ướt, các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, gây viêm nang các tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy.

Đề phòng: Bệnh khá đơn giản, bạn nên tắm bằng xà bông hoặc chanh để làm sạch da, ngăn không cho vi khuẩn bám trên lỗ chân lông.

Trường hợp nặng lên và cần thiết thì có thể bôi các loại kem có chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone...

2. Sốt

Sốt là vấn đề thường gặp nhất vào thời điểm chớm hè, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Rất nhiều trẻ đang chơi bình thường tự nhiên lên cơn sốt, cha mẹ cần chú ý tới việc bù nước và hạ sốt cho trẻ.

Nếu không bù nước tốt, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, cộng với thân nhiệt cao sẽ dẫn tới các biến chứng như co giật, hôn mê...đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khi bị sốt, người bệnh cần được mặc quần áo mỏng, chườm mát và tắm nước ấm.

3. Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm có thể dễ dàng bị hư hỏng khi thời tiết nóng. Bên cạnh đó, thời điểm này đang là mùa giao mùa sinh nở của ruồi, muỗi...nên rất dễ lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, do không tự ý thức được vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn mọi lứa tuổi khác.

Biểu hiện chung là nôn, đau bụng từng cơn, tiêu chảy liên tục (trên 3 lần trong 4 giờ), phân lỏng sền sệt hoặc toàn nước có khi lẫn máu hoặc chất nhầy như mũi. Rối loạn điện giải, đôi khi còn kèm theo tức ngực, khó thở.

Vi trùng hay gặp nhất là vi trùng đường ruột như tụ cầu vàng, lỵ amib...Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, vì nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Đề phòng: Bạn cần chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh. Chế biến thực phẩm đúng cách, ăn nóng ngay khi chế biến, thức ăn thừa cần bảo quản lạnh. Trước khi ăn và chế biến nên rửa tay sạch sẽ.

4. Say nắng

Đây là hiện tuowngjdo nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy ra (bỏng độ 1) và say nắng.

Nó còn có tác hại trực tiếp lên gen, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền; làm tăng sự lão hóa, tạo điều kiện chu ung thư xuất hiện. Nhiệt đọ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực so và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh dưới vỏ não.

Đề phòng: Bạn không nên ở ngoài nắng quá lâu, nhất là trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 3 giờ chiều.

Nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn có thể hỗ trợ cho cơ thể chống lại ảnh hưởng của ánh nắng và chosnong sự oxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, râu ngô...), vitamin E (dầu đậu nành, hạt dẻ...), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi...).

5. Tiêu chảy

Uống nước và ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc không an toàn có thể gây ra tiêu chảy. Tác nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn lỵ, thương hàn, tả...hoặc virut, nấm. Tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuooirnhuwng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Đề phòng: Không ăn uống thực phẩm kém chất lượng, hoa quả cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn. Sau khi ăn, nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày.

6. Đau mắt

Nhiệt độ tăng cao có thể làm cho mắt bị khô, kết hợp với bụi và khói ô nhiễm khiến cho mắt dễ bị đỏ và đau.

Phòng bệnh bằng cách luôn bảo vệ cho đôi mắt khỏi khói, bụi bằng cách deo kính mắt, bịt khẩu trang khi đi ra đường.

Mỗi ngàu nên dung nước muối sinh lý 0.9% để rửa mắt hàng ngày sau khi đi bụi, tiếp xúc với hóa chất, nước hồ bơi...Không đưa tay lên dụi mắt hặc quệt vào mắt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

7. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra và dễ bùng phát thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và lây truyền theo đường hô hấp.

Những trẻ chưa có hoặc không có đủ đáp ứng miễn dịch sởi rất dễ bị lây khi tiếp xúc với nguồn lây.

Các biểu hiện đặc trưng của sởi bao gồm viêm long kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da, thường để lại nhiều biến chứng nặng cho trẻ en nếu không được điều trị kịp thời.

Đề phòng: Với bệnh sởi, bạn cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Khi phát hiện có trẻ mắc sởi cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ lành.

8. Sốt xuất huyết

Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2-3, thời điểm muỗi sinh sôi và phát triển, cho tới tháng 9-10. Bệnh lây lan do muỗi đốt, vì thế thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, sau đó các triệu trứng xuất huyết xuất hiện.

Xuất huyết có thể tự nhiên dưới dạng chấm, nốt bầm tím hoặc chảy máu cam, chân răng...Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ rất dễ trụy mạch và tử vong.

Đề phòng: Với căn bệnh này không gì tố hơn là phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi dậm, mắc màn trước khi đi ngủ.

Tác giả: MN Lương Phong 2