Tin tức Tin tức/(Trường MN Đại Thành)/hoat đông chuyên môn/

Xây dựng góc thư viện trong lớp học và thư viện thân thiện ngoài lớp học

Xây dựng góc thư viện trong lớp học và thư viện thân thiện ngoài lớp

Trường MN Đại Thành thuộc xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, đời sống nhân dân những năm qua tuy được các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung toàn huyện.   

Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông,  nên chưa dành thời gian đến việc đọc sách và nhất là đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe ở gia đình. Từ thực tế trên, ban giám hiệu nhà trường đã bàn bạc, thống nhất và lên kế hoạch cụ thể, chi tiết các nội dung cần triển khai và xây dựng, cách thức hoạt động,  để xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt, giúp trẻ chuẩn bị tốt về tiếng Việt trước khi vào lớp 1.  
       Để có nguồn kinh phí, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và tiết kiệm ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu có được là nhờ sự quyên góp sách từ cán bộ giáo viên, cha mẹ trẻ, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để cùng tham gia đóng góp ý kiến để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ phải thực sự là một tuyên truyền viên trong việc thực hiện mô hình thư viện xanh, mỗi giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng góc thư viện lớp mình phụ trách.
        Xây dựng các góc thư viện trong lớp  
       Tại các lớp học, nhà trường trang bị cho mỗi lớp 1 kệ sách để xây dựng thư viện lớp học hoặc góc sách của bé. Ở mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn và bố trí thêm các góc đọc, góc viết, góc vẽ tại từng lớp. Mỗi lớp sẽ có những cách bài trí và sắp xếp riêng sao cho phù hợp và tiện lợi mỗi khi sử dụng. Ở mỗi thư viện lớp học đều có nội quy ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện.            
       Sách, báo trong tủ sách được giáo viên và cha mẹ ủng hộ, các cháu tự mang đến, tự sắp xếp, tự bảo quản và truyền nhau xem và trao đổi.  Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn trẻ cách sử dụng sách có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách, khuyến khích trẻ tự chủ động lấy sách, tranh, truyện ra xem, vận động cha mẹ trẻ đọc sách cho trẻ nghe trong các giờ gửi trẻ và đón trẻ.
Góc thư viện thân thiện trong lớp
Cô và trẻ đang hoạt động tại góc thư viện của lớp

       Cô và trẻ đang hoạt động tại góc thư viện của lớp
Thiết kế thư viện ngoài trời
       Để có được không gian thư viện xanh ngoài sân trường vừa đẹp mắt, vừa hấp dẫn tiện dụng, nhà trường vận động cha mẹ trẻ đóng góp những vật liệu như vỏ chai dầu xả quần áo, rổ nhựa, rổ tre, các loại túi sách để đựng sách báo, giúp dễ dàng cất vào sau mỗi ngày; thiết kế trong khuôn viên nhà trường có gốc cây râm mát, trồng hoa, để ghế đá cho trẻ và cha mẹ trẻ đọc sách. Các bậc cha mẹ trẻ cùng với nhà trường làm giá để các cuốn sách.
       Giáo viên cùng làm để sáng tạo ra những tủ sách đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng mà lại thân thiện với môi trường. … qua bàn tay của các cô trở thành những tủ sách đơn giản, đẹp mắt.
       Vị trí để thư viện được đặt dưới mái vòm và những gốc cây trên sân trường, với mục đích tận dụng bóng mát của cây và bồn cây làm chỗ ngồi cho trẻ khi đọc sách. Đảm bảo trẻ tham gia sử dụng  thuận tiện, đồng thời giúp giáo viên dễ quan sát các hoạt động của trẻ khi tham gia đọc sách tại trường.
       
    Trường xây dựng mái vòm có mái che an toàn, có bàn ghế ngồi đọc thoải mái, thân thiện,  đặc biệt chú ý trang trí khu vực tủ sách thư viện với những hình ảnh ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ. Bố trí ghế  làm chỗ ngồi và trang trí thêm cho bồn cây với các khẩu hiệu sau: Những quyển sách ngộ nghĩnh, bạn cùng tôi xem sách...., . Góc thư viên, góc sách đặt nơi dễ nhìn thấy, cao vừa tầm với trẻ, thuận tiện khi lấy sách, sắp xếp sách gọn gàng, trang trí hình ảnh dễ thương, có gắn tên từng loại sách để tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.

Hình ảnh góc thư viện của trường
 
Tổ chức hoạt động trong thư viện thân thiện
        Thư viện thân thiện đòi hỏi phải có sự tổ chức, quản lý, sắp xếp tốt, sách báo, tranh ảnh trong thư viện dễ dàng lấy, cất, đồng thời sử dụng có hiệu quả.
Để thu hút trẻ đến với thư viện nhà trường thường xuyên thay đổi sách, truyện mới, giáo viên thường xuyên tổ chức giới thiệu với trẻ và phụ huynh thu hút trẻ đến với thư viện. Để trẻ được xem và làm quen với nhiều loại sách, giáo viên hướng dẫn trẻ chọn sách đúng ý thích. Tuyên truyền và vận động cha mẹ trẻ cùng đọc với trẻ trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày.
       Về thời gian cho trẻ  làm quen với sách: trẻ có thể làm quen vào giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trẻ tự lấy sách, ngồi ngay tại những chiếc ghế đá xung quanh vị trí tủ sách đã được quy định, xem xong, trẻ  tự xếp sách vào đúng vị trí quy định.
       Giáo viên: Ngoài nguồn tham khảo trên mạng Intrenet, giáo viên có thể đọc sách ở bất cứ lúc nào.
      Bên cạnh việc quyên góp, sử dụng sách thì việc bảo quản sách với mô hình thư viện thân thiện, tủ sách ngoài trời là một việc làm cần thiết và khó khăn bởi vì: Nơi đọc sách là tự nguyện, đọc theo ý thích, không có giáo viên theo dõi giám sát thường xuyên. Vì vậy giáo viên phải rèn cho trẻ thói quen không được mang sách ra khỏi khu vực thư viện, không được làm rách sách, bẩn sách. Trong buổi họp hội đồng hàng tháng nhà trường tuyên dương giáo viên các lớp thường xuyên cho trẻ xem sách, đọc truyện theo tranh và sử sụng góc thư viên của lớp, thư viên ngoài trời hiệu quả, nhắc nhở nhũng giáo viên thực hiện chưa tốt.
 

Hình ảnh cô giáo hướng dẫn trẻ đọc sách
 

Hình ảnh trẻ đọc sách ngoài trời cùng với phụ huynh
 
        Các cháu được xem sách, truyện tranh dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tự lựa chọn sách mà trẻ thích, cùng bạn vừa trò chuyện vừa trao đổi với bạn, qua trao đổi vốn từ của trẻ tăng lên, kỹ năng giao tiếp phát triển.
đặc biệt là các bậc cha mẹ trẻ. Thư viện cũng được mở tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày nghỉ, cha mẹ có thể đọc khi tới trường đón con, em mình.
         Tuyên truyền, vận động quyên góp sách
         Việc tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ quyên góp sách là việc làm quan trọng, nó quyết định hiệu quả của thư viện trường học với phương châm: “Góp 1 quyển sách để đọc nhiều quyển sách”. Vì vậy, việc ủng hộ sách cho nhà trường là việc làm mang nhiều ý nghĩa thiết thực, giúp trẻ có thể san sẻ niềm yêu thích đọc sách ngay từ thuở nhỏ.
       Với cộng đồng và cha mẹ trẻ, trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, trong các ngày lễ hội, Ban giám hiệu đã trình bày trước cha mẹ trẻ mục đích của việc xây dựng thư viện thân thiện và mong được sự ủng hộ của cha mẹ và cộng đồng. Bằng biện pháp này, nhà trường đã nhận được hơn 100 đầu sách các loại.
         Bên cạnh đó, nhà trường đầu tư mua thêm tài liệu, sách tham khảo, báo, tạp chí phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Luân chuyển sách trong tủ sách lưu động theo kế hoạch từng tuần, tháng, từng kì hoặc khi có tài liệu mới. trưởng khu kiểm kê, quản lý số lượng, chất lượng tài liệu khi luân chuyển.
Qua một thời gian triển khai thực hiện mô hình thư viện thân thiện bé yêu ngoài trời, trường MN Đại Thành nhận được nhiều phản hồi tích cực, nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phụ huynh, giáo viên và các ban ngành đoàn thể. Việc triển khai Thư viện thân thiện ngoài sân trường, nhà trường không đầu tư nhiều kinh phí, không tốn nhiều thời gian quản lý nhưng lợi ích và hiệu quả mang lại rất thiết thực. Cha mẹ, trẻ có thể đọc sách bất cứ lúc nào, có thể ngồi ở ghế đá, gốc cây đều có thể cầm cuốn sách trên tay và đọc một cách say sưa. Trẻ được tiếp cận với sách nhiều hơn, hiệu quả đọc sách ngày càng được nâng cao.
       Phong trào đọc sách và nghiên cứu tài liệu của giáo viên, cha mẹ trẻ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trẻ có ý thức bảo vệ sách, bảo vệ của công, thói quen đọc sách được hình thành, có kỹ năng cầm sách, lật từng trang sách. Trong quá trình xem tranh ảnh và “đọc” sách, tiếng Việt được tăng cường qua trao đổi, trò chuyện; ngôn ngữ phát triển, khả năng giao tiếp mạch lạc, tự tin. Thư viện thân thiện đã thực sự là nơi cha mẹ, trẻ cảm nhận được sự thoải mái, thân thiện của môi trường giáo dục trong nhà trường.
       Từ mô hình thư viện  thân thiện, đã thu hút được cán bộ, giáo viên, nhân viên cha mẹ, trẻ  trong trường tham gia hằng ngày. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả cha mẹ cũng như CB, GV, NV và trẻ. Mô hình “thư viện thân thiện bé yêu” ở trường không những đã mang đến niềm vui và khơi dậy sở thích “đọc” sách cho trẻ mà còn tạo cho cảnh quan nhà trường xanh- sạch-đẹp hơn, trẻ cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn, giáo dục trẻ ý thức gìn giữ cảnh quan của nhà trường.
       Có thể nói, hoạt động của mô hình thư viện lớp, “thư viện thân thiện bé yêu” của trường đã mang lại hiệu quả tích cực, mang đến cho trẻ một “khu vườn tri thức” đầy màu sắc, khơi dậy niềm đam mê “đọc” sách của các cháu, củng cố “văn hóa đọc” trong học đường, qua đó góp phần không nhỏ trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 

            Từ khi xây dựng mô hình thư viện thân thiện nhà trường đã khắc phục được những tồn tại, khó khăn về cơ sở vật chất, đặc biệt là phòng “ đọc” của thư viện,  hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học đặc biệt là việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong nhà trường. Với các góc hoạt động mở, đa dạng về hình thức, với không gian thư viện thân thiện bé yêu là nơi tạo điều kiện thuận tiện nhất cho trẻ  cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức.
Đến với thư viện thân thiện học sinh có thể tự do lựa chọn các hoạt động, các cuốn sách yêu thích hoặc trẻ tham gia vào các hoạt động khác như đọc, viết, nghe nhạc. Các hoạt động đó làm nền tảng cho sự sáng tạo của trẻ, đồng thời làm cơ sở cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới.
Thư viện thân thiện thúc đẩy sự phát triển đồng đều tất cả các kỹ năng, nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc đọc sách và các trò chơi mang tính giáo dục, từ đó trẻ có cơ hội để phát triển vốn từ, tăng cường Tiếng Việt và khả năng phát triển ngôn ngữ nghe và hiểu. Trên thực tế để tổ chức hoạt động của mô hình thư viện ngoài trời có hiệu quả thì người quản lí phải thật sự tâm huyết. Cần phát huy tốt tính tự giác và phong trào tự quản của giáo viên.

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm