Tin tức Tin tức/(Trường MN Đại Thành)/hoat đông chuyên môn/

GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Trường MN Đại Thành

 

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm giáo dục tiến bộ, nhằm mang lại cho trẻ nhiều cơ hội học tập hơn.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Mỗi con người có sự khác biệt về: hoàn cảnh, điều kiện sống, thể chất, sở thích, năng lực, trình độ,…Trẻ em cũng vậy!

Mỗi trẻ đều có sự khác biệt về hoàn cảnh, điều kiện gia đình, môi trường sinh sống và học tập (thành phố hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi…), thành phần dân tộc (dân tộc Kinh hay các dân tộc thiểu số),…do đó mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, tình cảm, mối quan hệ xã hội, trí tuệ, tâm lý.

Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên từng trẻ sẽ có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng.

Cần biết những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nào cũng có thể thành công.

Các trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phải được xây dựng dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cẩn trọng, không cố gắng dạy cho trẻ những gì quá khó để trẻ có thể hiểu hoặc làm được.

Vậy, Thế nào là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?

  • Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:
    1. Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ – tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ
    2. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.
    3. Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
  • Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo:
    1. Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng.
    2. Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công.
    3. Mỗi trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua vui chơi.
  • Để thực hiện được việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên cần:
    1. Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
    2. Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ.
    3. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè.
    4. Xây dựng kế hoạch giáo dục dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm; kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm