tin tức-sự kiện

BAO CAO KIEM TRA CHUYEN NGÀNH

PHÒNG GD&ĐT HIỆP HOÀ

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THẮNG

 

Số: 38 /BC-HT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Thị trấn Thắng, ngày 22  tháng 11  năm 2016

 

BÁO CÁO

Tình hình hoạt động giáo dục của trường THCS Thị trấn Thắng

(giai đoạn 2014 – 2016)

 

            Thực hiện Quyết định số 269/QĐ-PGD&ĐT, ngày 21 tháng 11năm 2016  của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Hiệp Hoà về việc kiểm tra chuyên ngành trường THCS Thị trấn Thắng

Trường THCS Thị trấn Thắng báo cáo tình hình hoạt động giáo dục của nhà trường giai đoạn 2014 – 2016 với Đoàn kiểm tra cụ thể như sau:

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

1.1. Số lượng CBQL, GV, NV:

Tổng số CBGVNV: 35, Trong đó: Quản lý: 03; CB hành chính: 05; Giáo viên: 27; Giáo viên đạt chuẩn trở lên: 16; Tỷ lệ giáo viên/lớp:  2 GV/lớp.

1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên (Hiện tại và so sánh với năm 2013):

- GVG cấp tỉnh: 9 đ/c; GVG cấp huyện: 17 đ/c; GVG cấp trường: 18 đ/c.

- So với năm 2013:  GVG tỉnh: 9/8 tăng 01, GVG huyện: 17/14 tăng 03, GVG cấp trường: 24/18 tăng 06.

1.3. Công tác Đảng: (số lượng, tỷ lệ, số GVG các cấp của chi bộ, tình hình hoạt động, kết quả hàng năm):

+ Số lượng đảng viên: 23 đ/c chiếm: 65,7 %

+ Số đảng viên đạt GVG cấp tỉnh: 9 đ/c

+ Số đảng viên đạt GVG cấp huyện: 15/17  đ/c

+ Số đảng viên đạt GVG cấp trường: 20 đ/c

Chi bộ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra. Chi bộ nhà trường năm 2014 đạt trong sạch vững mạnh, năm 2015 đạt chi bộ khá (vì có 01 đảng viên sinh con thứ 3).         

            * Đánh giá chung về đội ngũ:

Nhà trường có đội ngũ CBGV, NV trẻ, nhiệt tình trách nhiệm trong công việc, có trình độ chuyên môn tốt.

2. Điểm mạnh- Thuận lợi:

- Đội ngũ có tay nghề cao, nhiệt tình, trách nhiệm cao.

            3. Điểm yếu- Khó khăn:

            - Một vài giáo viên tuổi cao tay nghề hạn chế;

            - Cơ cấu chuyên môn chưa đều.

            - Nhu cầu của người học và mong muốn của cha mẹ học sinh càng cao nhưng tình hình biên chế, cơ sở vật chất không theo kịp.

II. Cơ sở vật chất trường học, trang TTBDH:

1. Tình hình thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển, xây dựng CSVC trường học:

+ TS phòng học: 14 phòng; Số phòng học kiên cố: 14 phòng chiếm tỷ lệ 100%.

+ Diện tích mặt bằng: 6400 m2 có bìa đỏ, trường đạt chuẩn QG công nhận lại tháng 10 năm 2016..

+ Cảnh quan sư phạm:  Khuôn viên luôn “xanh, sạch, đẹp”.

2. Các phòng bộ môn, thí nghiệm thực hành, thư viện, để xe, vệ sinh, bán trú, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng.

Có 4 phòng chức năng: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học. Ngoài ra còn có phòng học Ngoại Ngữ chuyên dụng với trang thiết bị hiện đại; thư viện đạt chuẩn QG, có 1 nhà để xe dành cho CBGV,NV, có 02 nhà để xe dành cho học sinh; công trình vệ sinh luôn sạch sẽ, đảm bảo quy định (có 2 nhà vệ sinh dành riêng cho CBGV,NV; 2 nhà vệ sinh dành riêng cho học sinh); bãi tập hiện không có.

            3. Hoạt động của phòng thiết bị dạy học, phòng bộ môn, thư viện, y tế (đánh giá về hồ sơ và tình hình hoạt động):

Nhà trường có 1 phòng TBĐD chung, có đầy đủ hồ sơ  quản lý theo quy định, GV thực hiện nghiêm túc việc sử dụng TBĐD, mượn trả đồ dùng theo kế hoạch.

Thư viện nhà trường có cơ bản đủ các loại đầu sách thiết yếu, có đầy đủ hồ sơ quản lý của phòng thư viện.

Công tác y tế học đường luôn được quan tâm, phòng Y tế học đường có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác sơ cứu và khám sức khỏe cho học sinh. Hồ sơ về công tác y tế được nhật đầy đủ thường xuyên.

                        4. Công tác tu sửa, xây dựng mới:

            Công tác tu sửa, xây dựng mới được nhà trường thường xuyên chú ý hàng năm. Trong 3 năm: Xây 02 nhà để xe học sinh; làm lại hệ thống biển hiệu sân trường; sửa chữa nhà bảo vệ, nhà vệ sinh giáo viên và học sinh; thay toàn bộ cửa số, cửa đi của 16 phòng học, phòng kho và nhà văn phòng; sửa lại công trường, sân trường; quét ve các lớp học, văn phòng, phòng chức năng. Xây mới toàn bộ bồn cây; rào tường bằng lưới B40 bảo vệ;  trang bị phòng hoc chất lượng cao. Tông rkinh phí trên 01 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa, ngân sách nhà trường và UBND Thị trấn Thắng hỗ trợ.    

5. Công tác bảo quản và sử dụng CSVC kỹ thuật:

Nhà trường chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc việc bảo quản cũng như sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học, có đầy đủ hồ sơ sổ sách quản lý theo quy định. GV thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị đồ dùng trên lớp, mượn trả thiết bị đồ dùng đúng thời gian quy định, cập nhật hồ sơ đầy đủ

Kết thúc năm học nhà trường tiến hành kiểm kê đồ dùng thiết bị, xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua mới;  đảm bảo cho việc dạy và học của GV và HS ở mức tối thiểu.    

6. Trang TBDH:

- Có 4 bộ đồ dùng trang thiết bị cho 4 khối: 6,7,8,9

- Có 3 phòng thực hành: Lý, Hóa, Sinh.

- Có 01 phòng Tin học với 20 máy.

- Có 01 phòng Lap học Tiếng Anh với 36 cabin.

- Đàn Oocgan: 01 chiếc.

- Đàn Piano: 01 chiếc.

- Máy chiếu: 06 chiếc

- Máy chiếu đa vật thể: 01 chiếc

- Đài Casset dạy học Tiếng Anh: 04 chiếc

- Phòng đồ dùng dạy học chung: 01 phòng.

* Đánh giá chung về cơ sở vật chất trường học, trang TTBDH:

- CSVC đảm bảo khang trang, sạch đẹp, ánh sáng, quạt mát, máy điều hòa....

- Trang TBDH xuống cấp thiếu, hỏng nhiều.. không có kinh phí thay đổi, bổ sung.

            III. Thực hiện kế hoạch giáo dục

1. Công tác tuyển sinh và việc duy trì sĩ số:

+ Công tác tuyển sinh

- Công tác tuyển sinh vào lớp 6; hàng năm nhà trường đều tuyển sinh đủ số lượng theo quy chế, tỷ lệ tuyển sinh đạt 100%.

*Năm học 2014-2015: 401 học sinh, bình quân 34,41 em /lớp.

*Năm học 2015-2016: 421 học sinh, bình quân 35,08 em /lớp.

*Năm học 2016 – 2017; Tổng số lớp: 13 lớp; Tổng số học sinh: 465, trong đó (khối 6: 122; khối 7: 118; khối 8: 115; khối 9: 110)

+ Công tác duy trì sĩ số (2 năm trước đó):

Năm học

Tổng số hs

Học sinh bỏ học

Học sinh lưu ban

SL

%

SL

%

2014-2015

401

1

0,25

3

0,75

2015-2016

421

1

0,24

3

0,71

2016 - 2017

465

0

0

0

0

 

2. Kết quả giáo dục:

a. Học lực:

Năm học

Số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014-2015

401

88

21,95

186

46,38

114

28,43

13

3,24

0

0

2015-2016

421

107

25,42

185

43,94

114

27,08

15

3,56

0

0

 

b. Hạnh kiểm:

Năm học

Số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014-2015

401

264

65,84

121

30,17

16

3,99

0

0

0

0

2015-2016

421

287

68,17

112

26,60

22

5,23

0

0

0

0

 

* Đánh giá

-Chất lượng giáo dục đạt kết quả cao, thường xuyên đảm bảo và vượt kế hoạch.

* Tốt nghiệp THCS

- Năm học 2014-2015: Tốt nghiệp: 86/88 đạt: 97,27 %

- Năm học 2015-2016: Tốt nghiệp: 83/85 đạt: 97,65 %

3. Chất lượng HSG các cấp: (Quốc gia, tỉnh, huyện, trường, xếp thứ trong huyện)

Năm học 2014-2015:

* Học sinh giỏi văn hóa:

Quốc gia: 01 giải; Tỉnh: 23 giải; Huyện: 122 giải; Xếp thứ: 01 trường THCS;

* Giải Thể dục thể thao:

Quốc gia: 0 giải; Tỉnh: 04 giải; Huyện: 11 giải; Xếp thứ: .... trường THCS;

Năm học 2015-2016:

* Học sinh giỏi văn hóa:

Quốc gia: 03 giải; Tỉnh: 16 giải; Huyện: 125 giải; Xếp thứ: 01 trường THCS;

* Giải Thể dục thể thao:

Quốc gia: 03 giải; Tỉnh: 07 giải; Huyện: 14 giải; Xếp thứ: .... trường THCS;

* Đánh giá: (nêu rõ nguyên nhân có kết quả đó)

- Chất lương đầu giỏi liên tục xếp ở tốp đầu. Nguyên nhân là nhà trường đầu tư giáo viên đúng năng lực, lựa chọn học sinh đảm bảo.

4. Chất lượng đại trà, thi vào lớp 10 THPT:

Năm học

Môn Ngữ văn

Môn Toán

Môn T.Anh

TB 3 môn

Thứ tự

Ghi chú

2014 – 2015

6,43

7,36

7,42

7,07

1

Đúng thư 7 tỉnh

2015-2016

6,6

6,99

7,76

7,12

1

Đứng thứ 4 tỉnh

 

* Đánh giá: (nêu rõ nguyên nhân có kết quả đó)

- Tập trung giáo viên có năng lực giảng dạy lớp 9.

- Làm tốt công tác kiểm định, phân loại đối tượng để giảng dạy.

5. Kết quả nhà trường qua các năm học

+ Năm học 2014-2015: Xếp thứ 01/27; loại: Tốt, trường đạt danh hiệu: Không (vì có 01 giáo viên sinh con thứ 03)

+ Năm học 2015-2016: Xếp thứ: 01/27; loại: Xuất sắc, trường đạt danh hiệu: tập thể Lao động tiên tiến xuất sắc.

III- Công tác quản lý chuyên môn

1. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường

- Triển khai thực hiện: Phổ biến, quán triệt yêu cầu, nêu rõ mục đích căn cứ để các bộ phận xây dựng kế hoạch. Thảo luận, bàn bạc thống nhất các mục tiêu, giải pháp đặt ra sao cho phù hợp với tình hình nhà trường từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch. Mỗi nội dung đều phân rõ cho từng cá nhân phụ trách. Ban giám hiệu duyệt trước khi thực hiện.

- Kết quả thực hiện: Đủ các loại kế hoạch quy định trong Điều lệ nhà trường và yêu cầu của cấp trên.

- Ưu điểm: Mục tiêu bám sát chỉ đạo của Phòng GD, các giải pháp thực hiện có tính khả thi, thống nhất đồng bộ giữa các bộ phận, không có trùng lắp, mâu thuẫn.

- Hạn chế: Một vài kế hoạch tính sáng tạo thấp, giải pháp còn chung chung, tư duy theo lối mòn năm sau tựa như năm trước.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém:

+ Kiểm duyệt kỹ về viêc xây dựng kế hoạch.

+ Giao cho những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao xây dựng kế hoạch..

2. Công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại giáo viên (Tri)

* Công tác thi đua, khen thưởng

- Triển khai thực hiện: Hàng năm tổ chức Hội nghị CBCCVC xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu, bàn bạc các giải pháp tổ chức thực hiện và ký cam kết thi đua. Hàng tháng, tổng hợp theo dõi tiến độ, tìm giải pháp bổ sung thực hiện mục tiêu.

- Kết quả thực hiện: Phong trào thi đua diễn ra liên tục, khen thưởng đúng người, đúng việc.

- Ưu điểm:

+ Hoàn thành các mục tiêu đã ra, thúc đẩy phong trào thi đua liên tục.

- Hạn chế: Không

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không

* Đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm:

- Triển khai thực hiện:  Theo hướng dẫn 06, các văn bản hướng dẫn của cấp trên , đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp.

- Kết quả thực hiện:

+Đúng chỉ đạo của Sở và Phòng về tỷ lệ xếp cán bộ, giáo viên.

- Ưu điểm:

+ Đánh giá đúng người, đúng năng lực, không có khiếu nai, thắc mắc...

- Hạn chế: Không

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không

3. Quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến

- Ưu điểm: - Các bộ phận, cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ nộp lưu vào lưu trữ hiện hành của nhà trường.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ: Khai thác có hiệu quả hộp thư điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang cấp.

- Hạn chế:

+ Cán bộ làm công tác văn thư trái với chuyên ngành đào tạo

+ Diện tích, trang thiết bị phòng, kho lưu trữ chưa đảm bảo cho công tác lưu trữ hồ sơ.

4. Hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Triển khai thực hiện: Họp đầu năm, phổ biến các chủ trương của nhà trường, kiện toàn Hội cha mẹ học sinh, thông qua quy chế phối kết hợp. Cuối kỳ I, cuối năm họp thông báo kết quả.

- Kết quả thực hiện: Hoạt động Hội diễn ra đúng theo quy chế phối hợp.

- Ưu điểm: Tạo sự đồng thuận trong cha mẹ học sinh, tích cực ủng hộ nhà trường về mọi mặt.

- Hạn chế: Không

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không.

5. Dạy thêm, học thêm

- Triển khai thực hiện:

+ Phổ biến các văn bản quy định về việc dạy thêm, học thêm của các cấp tới giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

+ Cho giáo viên và học sinh viết đơn đăng ký dạy thêm, học thêm.

+ Duyệt hồ sơ đề nghị Phòng GD&ĐT xem xét cấp phép đúng quy định.

+ Tổ chức dạy thêm, học thêm.

+ Kiểm tra dự giờ dạy thêm, học thêm.

- Kết quả thực hiện:.

Năm học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Điểm TBM

Xếp thứ

Điểm TBM

Xếp thứ

Điểm TBM

Xếp thứ

Điểm TBM

Xếp thứ

2014-2015

5.51

 

5.62

 

5.1

 

5.71

1

2015- 2016

5.6

1

5.78

1

5.22

1

5.14

2

- Ưu điểm: Trường có phong trào thi đua dạy – học sôi nổi, đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều giáo viên giỏi các cấp; tổ chức thực hiện đúng văn bản hướng dẫn, kiểm tra, kiểm định nghiêm túc; rút kinh nghiệm sau kiểm định, trao đổi phương pháp với từng đối tượng học sinh, phối hợp giáo dục tốt.

- Hạn chế: Môn Ngữ văn lớp 9 chưa có kết quả cao.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức hoạt động câu lạc bộ Văn học hoạt động phong phú nhằm khích lệ động viên học sinh yêu bộ môn hơn.

6. Phổ cập

- Triển khai thực hiện: Ngay từ đầu tháng 8 hàng năm nhà trường làm tốt công tác tham mưu với UBND Thị trấn Thắng để kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD hàng năm, sau đó triển khai các nhóm điều tra đến từng địa bàn khu phố để điều tra các đối tượng phổ cập; phân công các nhóm đến các nhà trường để xác minh đối tượng và bộ phận vào máy cập nhật xử lý dữ liệu.

- Kết quả thực hiện: Năm 2014 số HS 15-18 tuổi TN THCS 239/241=99,17%

                                    Năm 2015 số HS 15-18 tuổi TN THCS 222/232=95,69%

Năm 2016 số HS 15-18 tuổi TN THCS 221/231=95,67%

- Ưu điểm: Thị trấn là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Hiệp Hoà nên trình độ dân trí cao, nhiều đơn vị tập thể xã hội quan tâm, đầu tư, phụ huynh quan tâm, học sinh chăm ngoan.

- Hạn chế: Dân số trên địa bàn không ổn định, thường xuyên biến động, công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Cán bộ chuyên trách phổ cập thường xuyên kết hợp với cán bộ khu phố để nắm chắc các đối tượng chuyển đi, chuyển đến hàng năm để có số liệu chính xác.

7. Thực hiện các quy chế chuyên môn (Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ, sổ đầu bài, sổ cấp phát bằng, hồ sơ thi lại; xây dựng phân phối chương trình.

- Triển khai thực hiện: Chủ động xây dựng khung PPCT phù hợp với từng khối lớp theo đối tượng học sinh, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không cắt xén, dồn ép chương trình, đảm bảo kiến thức theo chuẩn KTKN và phát triển năng lực của học sinh; tăng cường kỷ cương nền nếp, đổi mới ra đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh, quản lý tốt giáo án Word, tăng cường kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, quản lý tốt sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ, sổ đầu bài, hồ sơ thi lại.

 Việc triển khai cấp phát bằng, vào sổ cấp phát đúng quy định

- Kết quả thực hiện:100% các cháu có bằng tốt nghiệp THCS kịp thời để nộp trước kỳ thi đại học, cao đẳng.

- Ưu điểm: Đúng chỉ đạo, kịp thời.

- Hạn chế: Không

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không

8. Công tác y tế.

- Triển khai thực hiện

+ Hàng năm cán bộ y tế đã tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, thành lập ban chỉ đạo công tác y tế học đường. Mua sắm thuốc và các trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu sử dụng của học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường.

+ Phối hợp với trạm y tế Thị trấn Thắng tổ chức khám sức khỏe cho học sinh toàn trường vào đầu năm học.Phối hợp tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm như: Tiêm phòng viêm não mô cầu, tiêm phòng vacxin Quai bị- Sởi- Rubella, Tư vấn và tẩy giun cho học sinh......

+ Cán bộ y tế luôn thường trực tại trường, cấp cứu và xử trí kịp thời các trường hợp ốm đau tai nạn xảy ra tại trường.

+ Cán bộ y tế phối kết hợp với đoàn đội, Giáo viên chủ nhiệm giám sát đôn đốc nhắc nhở học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học Xanh- Sạch -Đẹp.

+ Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh lồng ghép vào các giờ học và hoạt động ngoại khóa.

- Kết quả thực hiện

+ 100% học sinh được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường và khám sức khỏe định kì mỗi năm một lần.

+ Các em học sinh đã có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường môi trường  và có kiến thức phòng chống các bệnh thường ghặp.

- Ưu điểm

+ Trường đã có phòng y tế đạt chuẩn, có đầy đủ thuốc và các trang trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ học sinh trong nhà trường.

+ Có sự phối  kết hợp chặt chẽ giữa đoàn đội, y tế và Giáo viên chủ nhiệm nên việc triển khai các hoạt động đạt kết quả cao.

- Hạn chế

+ Các công trình vệ sinh của học sinh hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng do số lượng học sinh ngày càng nhiều.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế yếu kém

+ Nhà trường cần có kế hoạch phối hợp tham mưu cho các cấp trên đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của học sinh.

9. Công tác thư viện

- Triển khai thực hiện: .

+Thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về nghiệp vụ thư viện.

+ Quản lý và bảo quản tốt các tài liệu và tài sản của thư viện, đảm bảo nội quy, quy định về đăng ký mượn và cho mượn sách.

            + Đảm bảo đủ số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo danh mục do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hiện hành.

+ Những sách mới nhập về thư viện đều được xử lý theo đúng nghiệp vụ thư viện.

+ Bộ phận thư viện nhà trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên và học sinh.

            + Thư viện mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7. Tổ chức đọc tại chỗ và cho mượn về nhà, thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho toàn thể giáo viên và học sinh trong toàn trường.

- Kết quả thực hiện:

+ Thư viện có 1 tủ đựng hồ sơ, 7 giá chuyên dùng để đựng sách và bàn ghế, phòng có đủ ánh sáng cho phòng đọc và cho cán bộ làm công tác thư viện.

            + Đảm bảo 100% giáo viên và học sinh có đủ sách tham khảo và sách nghiệp vụ.

            + Kho sách hiện có: 5583 cuốn.

                         + SGK: 1828 cuốn.

                         + STK + SNV: 2880 cuốn.

              + Báo, tạp chí: 875 cuốn.

- Ưu điểm:  

         + Có nền tảng thư viện đạt “Thư viện đạt chuẩn”

            + Phòng thư viện đảm bảo khang trang, thoáng mát.

           + Phòng đọc, phòng kho đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ.

           + Có đầy đủ các loại sách, báo, tài liệu tham khảo được bổ sung, mua sắm qua hàng năm

           + Có đủ các loại hồ sơ được lưu trữ đầy đủ.

 - Hạn chế:

+ Phòng thư viện diện tích chưa đảm bảo còn dùng chung với phòng đọc của học sinh và giáo viên.

+ Nhân viên phụ trách thư viện đào tạo không đúng chuyên ngành.

+ Số tài liệu tham khảo và sách nghiệp vụ chưa được đảm bảo theo số lượng.

+ Giá sách không phù hợp với sách mới hiện nay.

+ Chưa xây dựng được các mô hình thư viện: Thư viện điện tử, thư viện thân thiện trong trường học...

- Giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém:

Đầu tư kinh phí về việc nâng cấp cơ sở vật chất cho thư viện khang trang hơn. Đặc biệt, đầu tư thêm các giá, tủ đựng sách mới, phù hợp với diện tích và việc trưng bày tài liệu, tiện ích cho việc tra cứu.

+ Nâng cao chất lượng tài liệu. Thư viện cần thực hiện loại chuyển những tài liệu cũ và bổ sung thêm các tài liệu mới mang tính cập nhật để phục vụ nhu cầu độc giả.

+ Cần sắp xếp lại tài liệu và thay đổi cách tra cứu. Ngoài ra, có thể đưa hệ thống đầu sách, tạp chí lên máy tính của thư viện để người đọc có thể dễ dàng tra cứu

+Tăng cường công tác bồi dưỡng, cập nhật nghiệp vụ cho cán bộ thư viện.

+ Đổi mới hình thức giới thiệu sách thông qua trang Web của trường. Ngoài ra cần có sự phối hợp giữa người quản lý với người dạy để giới thiệu các tài liệu của thư viện đối với học sinh.

10. Công tác GVG, bồi dưỡng GV

   - Triển khai thực hiện:

Mỗi khối lớp, bộ môn chọn ra được giáo viên nòng cốt, vững vàng về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng toả tác dụng tới đội ngũ giáo viên để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn, nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực, trong các buổi sinh hoạt trao đổi, thảo luận chuyên môn để mỗi giáo viên được nâng cao hơn về tay nghề, về kiến thức. Lập tài khoản chung cho giáo viên thường xuyên cập nhật tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ, rèn tay nghề, rút kinh nghiệm giờ dự...

- Kết quả thực hiện:

+  Năm 2014-2015: GVG cấp tỉnh:  8 đ/c; cấp huyện:  14  đ/c;

+ Năm 2015-2016: GVG cấp tỉnh: 8  đ/c; cấp huyện:  17 đ/c;

+ Năm 2016 -2017: GVG cấp tỉnh: 9  đ/c; cấp huyện:  17 đ/c;

- Ưu điểm:

Tay nghề giáo viên được nâng cao theo từng năm học, tỉ lệ GVDG cấp tỉnh cao nhất huyện tập trung vào các môn chủ đạo: Toán, Văn, Tiếng Anh.

- Hạn chế: GVDG tỉnh chưa đồng đều ở các bộ môn.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém:

Tiếp tục bồi dưỡng cho GV bộ môn có triển vọng: môn Địa, GDCD, Tin...

* Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

- Triển khai thực hiện:

+ Nhà trường có đầy đủ văn bản chỉ đạo của cấp trên, triển khai đầy đủ tới giáo viên.

+ Hằng năm nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch.

+ Mỗi giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân, có sổ ghi chép các nội dung học tập.

+ Nhà trường tổ chức đánh giá theo đúng qui định, giáo viên có bài thu hoạch sau mỗi nội dung học tập.

- Kết quả thực hiện:

+ 100% giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên đúng qui định, có hiệu quả tốt.

+ 27 giáo viên được cấp chứng chỉ hoành thành chương trình BDTX các năm 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016.

- Ưu điểm:

+ Triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản cấp trên, lưu trữ hồ sơ đầy đủ.

+ Giáo viên học tập nghiêm túc.

- Hạn chế: Không.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không

11. Đoàn đội.

- Triển khai thực hiện.

 Trong các năm học : 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 Đoàn Đội đều tiến hành: Kiện toàn Ban chỉ huy Liên đội; tham gia đêm hội trăng rằm do huyện Đoàn tổ chức; tham gia trại hè cùng Đoàn thanh niên; luyện tập nghi thức đội chuẩn bị cho buổi khai giảng năm học mới; tham gia các màn đồng diễn phục vụ lễ hội của huyện. Tổ chức các phong trào thi đua  chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 8/3, 26/3 bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Hoạt đồng Đoàn Đội đã cuốn hút mạnh mẽ đội viên, đoàn viên tham gia.

- Kết quả thực hiện.

+ Liên đội tham gia đầy đủ các nội dung, các phong trào thi đua cấp trên yêu cầu.

+ Các nội dung của Liên đội phát động đều được các chi đội hưởng ứng và tham gia nhiệt tình – đạt kết quả cao.

+ Các năm học; Liên đội đều đạt danh hiệu Liên đội vững mạnh xuất sắc và được Hội đồng đội tặng giấy khen.

- Ưu điểm.

+ BGH quan tâm tạo điều kiện.

+ GVCN trẻ, nhiệt tình trong các hoạt động.

+ Học sinh thị trấn ngoan, tích cực trong các hoạt động.

- Hạn chế.

+ TPT Đội không chuyên trách nên tổ chức các hoạt động chưa phong phú, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và nhiệt tình.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém

- Tự học qua sách báo,

- Tích cực giao lưu, học hỏi những mô hình hay, những cách làm tốt của đơn vị bạn.

12. Triển khai các phong trào thi đua ( Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,…)

- Triển khai thực hiện.

+ Thi trang trí lớp học thân thiện vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 8/3, 26/3.                                                                                                               + Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” kết hợp với hội chợ ẩm thực.                                                                                   + Hoạt động ngoại khóa: Mời giáo sư Nguyễn Lân Dũng về nói, xử lý các tình huống thường gặp    

+ Tổ chức quyên góp tết vì bạn nghèo tại trường                                                            - + Tham gia hoạt động kế hoạch nhỏ: Góp giấy vụn do Công đoàn ngành tổ chức         (2 lần)

+ Tham gia giải chạy Olimpic “Vì sức khỏe cộng đồng”                                               (1 lần)

+ Tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT (mời cán bộ tuyên truyền giao thông) (2 lần)

+Tham gia sân chơi vườn âm nhạc cấp huyện, cấp tỉnh. Đạt giải Nhất cấp huyện và giải Ba cấp tỉnh.                                                                                                           

+Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh thăm quan, học tập các khu di tích lịch sử như: Đền Đô, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu du lịch Đầm Long.

+ Tham gia vệ sinh khu Tượng đài truyền thống huyện Hiệp Hòa– khu ngĩa trang Thị trấn Thắng và tuyến đường thanh niên tự quản.

- Ưu điểm.

+ Hoạt động diễn ra sôi nổi, có tác dụng gióa dục đạo đức tốt.

+ GVCN bám sát lớp trong các hoạt động.

+ Học sinh thị trấn ngoan, tích cực trong các hoạt động phong trào.

- Hạn chế.

+ Các hoạt động diễn ra trong 1 năm học nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến việc học của các em.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém

+ Phải có sự chọn lọc các hoạt động để nâng cao chất lượng và ý nghĩa hoạt động .

 

13. Trường học kết nối

- Triển khai thực hiện:

Lập đầy đủ tài khoản cho giáo viên và học sinh trên trang mạng “trường học kết nối” và tổ chức sinh hoạt chuyên môn; cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác thông tin từ thư điện tử và Website; phấn đấu trên 90% giáo viên biết soạn giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, biết khai thác và sử dụng các phần mềm dạy học;  nhà trường có đề cương ôn tập được biên soạn và gửi trên trang Website.

- Kết quả thực hiện:

Đã đưa được 20 bài học trên trang mạng THKN, tham gia gửi sản phẩm sinh hoạt chuyên môn tất cả các môn học trong đợt tập huấn trường học mới của SGD.

- Ưu điểm: Giáo viên có ý thức tham gia, có sản phẩm trao đổi chuyên môn.

- Hạn chế: Sự tham gia của học sinh vào bài học còn hạn chế.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém:

Giao nhiệm vụ vho giáo viên Tin hỗ trợ học sinh truy cập.

14. Phòng đồ dùng.

- Ưu điểm:

+Bộ thiết đồ dùng có ở cả 4 khối lớp.

+ Giáo viên dễ sử dụng từ đó có điều kiện để thực hiện tốt các nội dung trong từng bài dạy ở tất cả các môn học.

+ Học sinh được quan sát, thực hành, làm thí nghiệm giúp cho quá trình học tập và tiếp thu kiến thức được chủ động, sáng tạo.

- Hạn chế:

+ Thiết bị đủ các khối lớp nhưng đang xuống cấp, mất chính xác không đáp ứng được yêu cầu các thí nghiệm thực hành.

+ Công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản thiết bị còn gặp nhiều khó khăn do thay đổi nhân viên thường xuyên, thiếu nghiệp vụ.

15. Dạy học tiếng Anh; xây dựng môi trường ngoại ngữ.

- Triển khai thực hiện:

 Nhà trường xây dựng mỗi khối 1 CLB tiếNg Anh, mỗi lớp là 1CLB nhỏ tổ chức theo dự án của từng bài, trong lớp, sân trường có các khẩu hiệu bằng tiếng Anh.

- Kết quả thực hiện:

Mỗi năm tổ chức sinh hoạt CLB tiếng Anh mẫu cho các trường đến dự, Năm học 2015-02016 tổ chức thành công ngày hội tiếng Anh cấp trường, mỗi lớptiếng Anh thí điểm có các sản phẩm sau mỗi bài học.

- Ưu điểm: Các em có cơ hội nói tiếng Anh tốt, mạnh dạn hơn.

- Hạn chế: Học sinh ở các lớp đại trà còn chưa mạnh dạn, tự tin, khả năng nói còn chưa tốt, kiến thức chương trình mới nhiều.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Giáo viên phải biên soạn để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tạo nhiều cơ hội cho hs được thể hiện khả năng giao tiếp của mình.

16. Công tác tham mưu xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao

- Triển khai thực hiện:

+ Làm tốt công tác tham mưu với UBND Thị trấn Thắng, Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch trong việc bố trí các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân và các trường THCS trong huyện để chuẩn bị cho khâu tuyển sinh các năm tiếp theo.

+ Thiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành. Thực hiện đánh giá đúng năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi cái mới, sáng tạo, trao đổi kinh nghiệm trong ngành để đổi mới phương pháp dạy học, cách thức bồi dưỡng quản lý. Phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức khuyến học, các đoàn thể trên địa bàn Thị trấn Thắng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và cho ngành trong công tác xây dựng trường trong điểm chất lượng cao.

+ Nâng cao chất lượng học sinh gỏi và giáo viên giỏi, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phối hợp với các trường trên địa bàn huyện, tỉnh và ngoài tỉnh mời các chuyên gia, giáo viên có trình độ, kinh nghiệm báo cáo một số chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên, rèn kỹ năng cho học sinh.

- Kết quả thực hiện:

Tham mưu với UBND Thị trấn Thắng, Phòng GD&ĐT, UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 123/KH-UBND về việc xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao, quy hoạch phát triển nhà trường đến 2025.

- Ưu điểm:

Tuyên truyền làm tăng nhận thức đúng trong cán bộ, nhân dân hiểu về sự cần thiết xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao của huyện nhà.

- Hạn chế: Tiến độ triển khai xây dựng còn chậm.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Tích cực tham mưu với các cấp các ngành có liên quan.

17. Công tác tự đánh giá.

- Triển khai thực hiện:

+ Nhà trường có đầy đủ văn bản chỉ đạo của cấp trên, nghiên cứu học tập văn bản, tham gia tập huấn tự đánh giá qua phần mềm TĐG do phòng giáo dục tổ chức.

+ Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho hội đồng TĐG và các nhóm công tác.

+ Nhà trường thành lập hội đồng tự đánh giá, hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch TĐG khoa học, tổ chức tự đánh giá và thu thập minh chứng theo đúng qui trình.

- Kết quả thực hiện:

+ Năm 2011, nhà trường được Đoàn đánh giá ngoài của Sở giáo dục Bắc Giang đánh giá đạt tiêu chuẩn giáo dục cấp độ 2.

+ Năm học 2015-2016, hội đồng tự đánh giá đạt 36/36 tiêu chí.

- Ưu điểm:

+ Đã triển khai tập huấn hội đồng tự đánh giá sử dụng phần mềm đánh giá online và đã sử dụng phần mềm.

+ Thực hiện đánh giá theo đúng qui trình và hướng dẫn của cấp trên.

- Hạn chế: Chưa  đưa được minh chứng lên phần mềm

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Tiếp tục học tập, nghiên cứu phần mềm để đưa minh chứng lên phần mềm online.

18. Công tác 3 công khai

- Triển khai thực hiện:

 Phổ biến quy định về việc thực hiện 3 công khai rộng rãi với cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh để theo dõi thực hiện.

- Kết quả thực hiện: Công khai đầy đủ theo quy định trên các phương tiện: Văn phòng, trang Websi, họp phụ huynh...

- Ưu điểm: Tạo được sự đồng thuận, không có đơn thư, khiếu kiện

- Hạn chế: Không

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không

19. Công tác kiểm tra nội bộ - Pháp chế

- Triển khai thực hiện: Phổ biến các văn bản quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra .

- Kết quả thực hiện: Hoàn thành mục tiêu kế hoạch kiểm tra, không có dấu hiệu vi phạm.

Năm học

Kiểm tra chuyên đề

Kiểm tra toàn diện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Yếu

2014- 2015

11

7

0

0

5

3

0

0

2015- 2016

13

9

0

0

5

3

0

0

2016 - 2017

6

4

0

0

1

1

0

0

 

- Ưu điểm: Ổn định cơ quan, nền nếp tốt

- Hạn chế: Không

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Không

20. Quản lý tài chính, các khoản thu: (Hà)

- Triển khai thực hiện

+Hàng năm phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viêncác văn bản, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở, Phòng GD&DT các quy định, hướng dẫn về công tác thu, quản lý và sử dụng các khoản thu trong cơ sở giáo dục công lập.

+ Lập kế hoạch thu và sử dụng các khoản thu

+ Thanh quyết toán các khoản thu.

- Kết quả thực hiện

*/ Năm học 2014-2015, số thu – chi  thực hiện

+/ Quỹ dạy thêm, học thêm: -> học kỳ 1: 221.416.000đ

                                           -> học kỳ 2: 247.080.000đ

+/ Quỹ trông xe: 34.710.000đ

+/ Quỹ hội cha mẹ học sinh : 26.110.000đ

+/ Quỹ xã hội hóa giáo dục: 90.347.000đ

+/ Quỹ nước uống: 27.250.000đ

*/ Năm học 2015-2016, số thu – chi  thực hiện

+/ Quỹ dạy thêm, học thêm: -> học kỳ 1: 172.405.000đ

                                           -> học kỳ 2: 211.970.000đ

+/ Quỹ trông xe: 37.540.000đ

+/ Quỹ hội cha mẹ học sinh : 14.770.000đ

+/ Quỹ xã hội hóa giáo dục: 104.020.000đ

+/ Quỹ nước uống: 16.872.000đ

*/ Năm học 2016-2017: đang trong quá trình triển khai thực hiện

- Ưu điểm: Thực hiện theo đúng tinh thần của công văn hướng dẫn đối với từng năm học.

- Hạn chế: Chưa viết biên lai thu kịp thời.

- Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém: Xây dựng kế hoạch thu và viết hóa đơn kịp thời.

Đánh giá chung:

* Những kết quả nổi bật: Chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp và học sinh thi vào THPT đạt kết quả cao.

* Tồn tại, hạn chế: Các cuộc thi sáng tạo KHKT kết quả chưa cao

* Nguyên nhân: Chưa tập trung cao cho việc nghiên cứu sáng tạo KHKT

* Những khó khăn: Nguồn tài chính hạn hẹp không có đủ tiền mua TBDT thay thế và bổ sung.

* Tự xếp loại nhà trường: Tốt

           * Kiến nghị, đề xuất:

            - Sớm triển khai xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo kế hoạch đã duyệt.

            - Các cấp quản lý nghiên cứu cơ chế tuyển sinh, tuyển chọn cán bộ, giáo viên về trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

            - Ban hành văn bản về chế độ đãi ngộ, chế độ làm việc với giáo viên dạy lớp chất lượng cao nhằm khuyến khích giáo viên trong công tác đào tạo nhân tài.

            Trên đây là báo cáo tình hình hoạt động giáo dục của nhà trường trong 2 năm học liền kề (từ năm học 2014 – 2015 đến hết năm học 2015 – 2016 và đầu năm học 2016 – 2017)

Nơi nhận:

        - PGD&ĐT (b/c);
        - UBND xã (b/c);

        - Lưu VT;

Bản điện tử:

       - Phòng GD&ĐT (b/c);

       - Các tổ chuyên môn; GV ;

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Hà Văn Trị

 

 

Tác giả: c2thitran

Xem thêm

Tin tức