Tin từ đơn vị khác

KẾ HOẠCH PHỤC HỒI SUY DINH DƯỠNG NĂM 2017- 2018

PHÒNG GT & ĐT HIỆP HÒA

TRƯỜNG MN XUÂN CẨM SỐ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

      Số .../KH-MN                                                Xuân Cẩm, ngày 10 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHỤC HỒI TRẺ SUY  DINH DƯỠNG

TRONG TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2017 – 2018

 Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường MN Xuân Cẩm số 1 năm học 2017-2018 ;

 Căn cứ vào việc thực hiện CSND, CSSK học sinh của trường MN Xuân Cẩm số 1;

 Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương;

Trường MN Xuân Cẩm số 1 xây dựng kế hoạch phục hồi  trẻ suy dinh dưỡng trường mầm non  năm học 2017-2018 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH:

        Nâng cao vai trò trách nhiệm, nhận thức của phụ huynh học sinh và CBGVNV trong trường MN về tầm quan trọng sức khỏe của trẻ, tăng cường sức khỏe cho học sinh góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường MN.

     Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường , phấn đấu phục hồi 80%  trẻ suy dinh dưỡng, cuối năm tỷ lệ trẻ suy dinh  dưới 10% so với đầu vào.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỤ THỂ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trường mầm non Xuân Cẩm số 1 là một trường nằm xa trung tâm của huyện Hiệp Hòa.   Cơ cấu của nhà trường gồm có  3 thôn : Thôn Cẩm Bào, Thôn Xuân Biều, thôn Cẩm Trung. Với tổng số học sinh là 373 trẻ và được chia thành 11 nhóm lớp.

      Trong đó:

+MG 3 tuổi : 3  lớp =  110 trẻ

+MG 4 tuổi : 4  lớp =   132 trẻ           

          +MG 5  tuổi  : 4 lớp  =  131 trẻ

 

     Nhà trường có tổng số CBGVNV là : 24 đ/c. 4 cô nuôi, 3 bảo vệ của 3 khu

III. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Những thuận lợi của nhà trường:

Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo Dục, của ĐU- UBND xã Xuân Cẩm.

Ngoài ra nhà trường còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc Phụ huynh HS toàn trường. cộng với đội ngũ CBGVNV nhà trường nhiệt tình luôn yêu nghề mến trẻ, đoàn kết quyết tâm phấn đấu  thực hiện tốt mọi chỉ tiêu,nhiệm vụ của năm học.

CSVC nhà trường : 100% kiên cố hóa trường học, đảm bảo an toàn cho trẻ.

2. Những khó khăn :

 Phụ huynh học sinh trong nhà trường chủ yếu sống bằng nghề nông, trong đó có một số Phụ huynh nghề nghiệp không ổn định, họ đi làm ăn nay đây mai đó do vậy việc nhận thức ,quan điểm đối với việc mọi hoạt động CSGD trẻ trong trường mầm non là chưa đầy đủ.

IV: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM :

* Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng:

    * Về phía Nhà trường:

           - Lên danh sách những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhẹ cân có nguy cơ suy dinh dưỡng.

            - Thông báo kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và nhẹ cân cho phụ huynh có con ở diện này để phối hợp với Nhà trường theo dõi chăm sóc trẻ.

           - Nhà trường tổ chức họp phụ huynh có trẻ trong diện suy dinh dưỡng ,vận động phụ huynh ngoài việc trẻ được ăn theo chế độ chung ngoài ra yêu cầu phụ huynh mang thêm sữa cho trẻ uống( Nhà trường yêu cầu và thống nhất với phụ huynh là cho trẻ uống thêm sữa bột)

- Các cô giáo chăm sóc bữa ăn cho trẻ : Đến giờ ăn cô giáo cho trẻ suy dinh dưỡng ngồi vào bàn riêng để dễ theo dõi, luôn động viên trẻ ăn hết suất, nếu trẻ biếng ăn, ăn ít cô giáo báo lên nhà trường xin thêm cháo hoặc sữa cho trẻ.

- Các cô giáo thường xuyên trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe và ăn uống của trẻ ở lớp và ở nhà để cùng cha mẹ phối hợp chăm sóc trẻ.

- Nhà trường cân, đo để ghi lại sự phát triển của trẻ theo từng tháng và thông báo đến phụ huynh và cô giáo ở lớp.

- Nhà trường phổ biến kiến thức cho phụ huynh về chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ sưu tầm qua sách báo và mạng internet ( nếu phụ huynh có nhu cầu).

* Về phía phụ huynh:

- Phối hợp với Nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

- Chăm sóc bữa ăn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà.

- Thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình ăn uống và sức khỏe của trẻ tại nhà.

- Cho trẻ tập luyện để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

*. Chăm sóc trẻ thừa cân:

* Về phía Nhà trường:

- Lên danh sách những trẻ thừa cân thông báo cho giáo viên và phụ huynh.

- Giáo viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia vận động, tăng cường các hoạt động cho trẻ bằng cách cho trẻ tham gia các công việc vừa sức.

- Động viên tẻ ăn nhiều rau, uống đủ nước và ăn cơm đúng định lượng.

- Nhà trường tổ chức cân đo cho trẻ hàng tháng để vào sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.

- Bảo đảm VSATTP trong trường MN, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

          - Mỗi HS, CBGV trong nhà trường nghiêm túc thực hiện các quy định về VSAT thực phẩm , tham gia tuyên truyền VSATTP 

          -Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trong các cơ sở giáo dục.

         - Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

     - Bảo đảm đủ điều kiện VSATTP đối với các nhà cung ứng thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

    - Kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung cấp thực phẩm cho các cơ sở trong các cơ sở giáo dục: kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản, của nhà bếp.

     - Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.

     - Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, thực hành về VSATTP cho học sinh,CBGV NV. Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình CSGD .

     - Xây dựng các mô hình điểm về VSATTP trong  trường MN.

     - Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1.Phòng chống ngộc độc thực phẩm.

1.1.Biện pháp chung

a.  Ký hợp đồng mua thực phẩm.

- Nhà trường ký hợp đồng mua thực phẩm với nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng và có uy tín (Có hợp đồng kèm theo).

* Bà: Phạm Thị Thiết

Đ/c: Trung Hòa- Mai Trung -Huyện Hiệp Hòa -Tỉnh Bắc Giang.

b. Đề phòng ngộ độc thực phẩm

     - Quy định những người mắc bệnh không được làm công tác cung ứng thực phẩm và nuôi dưỡng

     - Kiểm tra định kỳ  cho học sinh, CBGV và cô nuôi.

     - Thực hiện về sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, vệ sinh chân tay, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng dụng cụ chế biến thức ăn... thường xuyên,     

    - Giáo dục ý thức vệ sinh, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức thực hành VSATTP cho HS và CBGV

   - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra ,kiểm nghiệm thức ăn, nơi sản xuất, nơi bảo quản nơi phân phối.

  -Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám  sát đánh giá việc thực hiện tại các bếp ăn tập thể.

+) Thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến an toàn thực phẩm

 

c. Mua sắm đồ dùng trang thiết bị dụng cụ phục vụ bếp ăn tập thể.

- Tháng 8 nhà trường có kế hoạch kiểm kê, rà soát các bếp ăn tập thể để có kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ sung đồ dùng dụng cụ còn thiếu một cách kịp thời. Không dùng các loại dụng cụ bằng nhựa tái sinh không đúng quy định của Bộ y tế. Thường xuyên lau rửa các dụng cụ sạch sẽ, xếp sắp gọn gàng ngăn nắp, bát, đũa, thìa được tráng qua nước sôi trước khi sửa dụng.

.- Mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho bếp ăn, tất cả đồ dùng dụng cụ nấu nướng chế biến, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo theo quy định.

d. Hồ sơ sổ sách

- Có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định:

Sổ kiểm tra 3 bước; Sổ lưu mẫu thức ăn; Sổ nhập thực phẩm; Sổ thực đơn; Sổ tính khẩu phần ăn.Các loại hồ sơ sỏ sách được ghi chép một cách đầy đủ và luôn cập nhật thông tin.

  2. Biện pháp xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhà trường cần bảo đảm giữ nguyên hiện trường ( các chất nôn, thải, các mẫu thức ăn…)

- Báo cáo với cơ quan y tế cấp trên, chuẩn bị các điều kiện  để chuyển bệnh nhân  đi cấp cứu.

- Khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân, hồ sơ, yêu cầu bên cung cấp thực phẩm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

- Trong điều kiên đặc biệt có thể vượt tuyến báo cáo lên tuyến trên , để xử lý kịp thời tránh hậu quả xấu xảy ra.

3. Công tác tuyên truyền .

- Tuyên truyền phối hợp các bậc phụ huynh  100% trẻ được ăn bán trú tại bếp ăn tập thể. Tuyên truyền các bậc phụ huynh  thông qua bảng tin của nhà trường  và các nhóm lớp không mua và sử dụng các lô sản phẩm sữa có thể bị nhiễm vi khuẩn  .

 - Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, kiểm soát cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo yêu cầu.

          -Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh thực hiện tiêm phòng, uống đầy đủ vác xin theo quy định và đúng lịch.

- Phối hợp cùng phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ bằng mọi biện pháp như trao đổi về tình hình sức khỏe, tâm lý của  trẻ ở trường .

4. Công tác chỉ đạo 

           - Chỉ đạo giáo viên cân đo theo dõi sức khỏe trẻ biểu đồ phát triển phát phát hiện trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh dưỡng.  Cho trẻ suy dinh dưỡng ăn thêm bữa phụ ngoài quy định của nhà trường

 - Chỉ đạo các bếp ăn tập thể chế biến các món ăn theo đúng thực đơn chỉ đạo của nhà trường thường xuyên thay đổi món, động viên trẻ ăn hết xuất, đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ

           - Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương giàu chất dinh dưỡng như lạc vừng ,đậu, đỗ, cua đồng.. nhằm giảm giá thành thực phẩm, tăng  số lượng lương thực phẩm

          - Cử nhân viên phục vụ bếp ăn tập thể tham gia tập huấn kiến thức về VSATTP. Nhân viên phục vụ bếp ăn tập thể phải được khám sức khỏe định kỳ, được trang bị bảo hộ lao động theo quy đinh như khẩu trang, găng tay, tạp dề, mũ...

           - Phối hợp Bệnh viện đa khoa Hiệp Hòa  tăng cường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm vào tháng 10 và tháng 3 nhằm  phát hiện sớm bệnh ban đầu để có biện pháp điều trị kịp thời.

- Phối hợp với các cơ sở y tế và các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra. Xây dựng kế hoạch cụ thể phòng tránh dịch bệnh .

    Trên đây là kế hoạch phục hồi trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường MN Xuân Cẩm số 1 năm học 2017- 2018

 

          PHÓ HIỆU TRƯỞNG                                                         HIỆU TRƯỞNG

 

         Nguyễn Thị Tuyền                                                               Nguyễn Thị Hằng

Tác giả: Nguyễn Thị Tuyền

Xem thêm

Tin tức