Tin từ đơn vị khác

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2018

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HIỆP HÒA

TRƯỜNG THCS ĐỨC THẮNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỨC THẮNG

NĂM 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Thắng, tháng  1 năm 2018

 

 

PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA

TRƯỜNG THCS ĐỨC THẮNG

 

 
 
 

 

 

Số:    /QĐHT-THCSĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hanh phúc

 

 
 
 

 

 

Đức Thắng, ngày      tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS ĐỨC THẮNG

 

Căn cứ Nghị định 16/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 2 năm 2015, của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2018 của UBND Huyện Hiệp Hòa về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2017 – 2020;

          Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

          Căn cứ Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND Huyện Hiệp Hòa về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp và hợp đồng lao động theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 13/07/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 1826/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 12 năm 2017, về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2018;

Căn cứ Thông báo số 01/TB-TCKH, ngày 15 tháng 01 năm 2018, về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018;

Xét đề nghị của Công đoàn và Hội đồng liên tịch trường THCS Đức Thắng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của trường THCS Đức Thắng.

(Có quy chế kèm theo)

Điều 2. Quy chế theo quyết định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Điều 3. Cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng thường trực trường THCS Đức Thắng căn cứ quyết định thi hành./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Phòng TC-KH, Phòng GD&ĐT (B/C);

- Kho bạc NN huyện;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

                                     Nguyễn Mạnh Dũng

 

 

PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA

TRƯỜNG THCS ĐỨC THẮNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đức Thắng, ngày     tháng 01  năm 2018

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

CỦA TRƯỜNG THCS ĐỨC THẮNG NĂM 2018

 

 
 


(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐHT-THCSĐT ngày     tháng 01 năm 2018 của Hiệu trưởng trường THCS Đức Thắng)

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH  CHUNG

Điều 1. Nguyên tắc xây dựng:

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm sử dụng kinh phí có hiệu  quả theo nguyên tắc thực hành tiết kiệm và tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.

Đối với những nội dung, mức chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành chế độ thì Hiệu trưởng có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

Hiệu trưởng quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Quy chế chi tiêu nội bộ do Hiệu trưởng ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng  rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị. Trong trường hợp có sự thay đổi, Hiệu trưởng có thể điều chỉnh trên cơ sở kết luận của Hội nghị liên tịch.

Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện theo Quy chế dân chủ và quy chế công khai tài chính trong cơ quan.

Điều 2. Căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế:

  • Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ;
  • Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
  • Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán ;
  • Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Nghi Quyết số 33/2017/NQ-HĐND tỉnh Bắc Giang ngày 08/12/2017 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
  • Căn cứ vào quyết định số 284/QĐ-UBND  tỉnh Bắc Giang ngày 05/9/2012 ban hành quy định khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích trong lĩnh vực thể thao, văn hoá - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo và thông tin - truyền thông;
  • Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 20/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước thanh toán qua kho bạc nhà nước;
  • Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 161/2012/tt-btc ngày 02 tháng 10 năm 2012 của bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước;
  • Quyết định số 385/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang  ngày 30/06/2016 về việc công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 259/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang  ngày 12/05/2017 về việc bổ sung danh mục tài sản mua sắm tập trung tỉnh Bắc Giang; Công văn số 2025/STC-QLGCS tỉnh Bắc Giang ngày 20/12/2017 về việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương pháp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
  • Quyết định số 803/2016/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 30/12/2016 quy định về thẩm định giá của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Công văn số 185/STC-QLGCS ngày 03/02/2017 của Sở tài chính về việc triển khai thực hiện quy định về thẩm định giá của Nhà nước trên địa bản tỉnh Bắc Giang;
  • Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công;
  • Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 08/06/2017 của UBND Tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Hướng dẫn số 525/HD-SGDĐT ngày 24/7/2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang hướng dẫn thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
  • Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 05/05/2017 ban hành quy định nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính trong việc tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, xét tuyển trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
  • Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu; Quyết định số 153/2012/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 08/06/2012 ban hành quy định một số chế độ và trang thiết bị đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định số 455/2012/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 25/12/2012 ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

  • Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức  chi tiêu thống nhất trong phạm vi nguồn tài chính của trường, nhằm  thực hiện  mọi  nhiệm vụ thường xuyên và hoạt động đặc thù của các bộ phận, đảm bảo hoàn thành  nhiệm vụ chính trị được giao.

Đối tượng điều chỉnh của quy chế này là “công chức, viên chức, người lao  động và người học của trường THCS Đức Thắng trong hoạt động quản lý, giảng dạy -  giáo dục và nghiên cứu, phục vụ, học tập và rèn luyện”.

CHƯƠNG II. CÁC NGUỒN THU CỦA TRƯỜNG

Điều 4. Các nguồn thu của trường:

- Kinh phí ngân sách cấp để chi cho hoạt động thường xuyên và chi không thường xuyên như hỗ trợ mua sắm tài sản và các khoản hỗ trợ đột xuất khác.

- Nguồn thu được để lại từ các hoạt động thu phí, lệ phí.

- Nguồn kinh phí thực hiện chi theo thoả thuận với phụ huynh

- Kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước (nếu có).

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí được bổ sung (nếu có).

- Nguồn khác theo quy định (nếu có).

CHƯƠNG III. CÁC NỘI DUNG CHI CỦA TRƯỜNG

Điều 5. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp :

- Thực hiện thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

- Đối với phụ cấp thừa giờ, làm thêm giờ:

+ Trường thực hiện chi trả khoản phụ cấp này khi số lượng biên chế có mặt trong năm thiếu so với chỉ tiêu biên chế được giao và khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay

+ Mọi cán bộ công chức phải có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao trong giờ định mức hoặc giờ  hành chính, trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của lãnh đạo phải dậy thêm, làm thêm ngoài giờ định mức, giờ hành chính, ngày lễ, chủ nhật.

+ Để có căn cứ thanh toán người làm thêm giờ phải lập bảng kê khai  nội dung công việc có xác nhận của Ban giám hiệu và các bộ phận có liên quan.

+  Nguồn  kinh phí chi trả chế độ thừa giờ được lấy từ quỹ lương dôi ra do thiếu biên chế,  giáo viên nghỉ thai sản, được giao trong năm. Trường hợp quỹ lương không đủ chi theo mức chi theo quy định hiện hành thì Hiệu trưởng cần đưa ra hội đồng để thống nhất cách tính toán mức chi cho phù hợp với nguồn kinh phí chi trả chế độ của đơn vị.

- Thực hiện thanh toán tiền công cho người lao động trên cơ sở hợp đồng với người lao động. Trường hợp người lao động nghỉ việc không xin phép hoặc không được lãnh đạo đồng ý thì nghỉ ngày nào trừ tiền công ngày đó.

 

 

Điều 6: Tiền thưởng đối với CBCCVC và học sinh:

- Cuối năm học Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi đua của giáo viên và học sinh ra quyết định khen thưởng (có danh sách kèm theo).

- Nhà trường chỉ thưởng những danh hiệu mà Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa chưa thưởng. Định mức tối đa cho các danh hiệu như sau:

6.1 Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường:

- Đạt danh hiệu LĐTT: 0,3 lần mức lương cơ bản.

- Tiêu chí khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:

 

1. Văn hóa + Tin học và STKHKT

Cấp Tỉnh

Cấp Huyện

Ghi chú

STT

Đạt giải

 Số tiền

Đạt giải

 Số tiền

 

1

Nhất

             1,210,000  

Nhất

         900,000  

 

2

Nhì

                968,000  

Nhì

         800,000  

 

3

Ba

                847,000  

Ba

         600,000  

 

4

KK

                363,000  

KK

         350,000  

 

5

HSG

                300,000  

HSG

         250,000  

 

 

 

 

 

 

 

2. Các cuộc thi qua mạng, Casio, Tích hợp liên môn, TBTN,  STTTNNĐ, .….

 

Cấp quốc gia

Cấp Tỉnh

Cấp Huyện

STT

Đạt giải

 Số tiền

Đạt giải

 Số tiền

Đạt giải

 Số tiền

1

HCV

             1,210,000  

Nhất

         900,000  

Nhất

            600,000  

2

HCB

                968,000  

Nhì

         800,000  

Nhì

            400,000  

3

HCĐ

                847,000  

Ba

         600,000  

Ba

            300,000  

4

KK

                363,000  

KK

         350,000  

KK

            175,000  

5

HSG

                300,000  

HSG

         250,000  

HSG

            150,000  

 

 

 

 

 

3.Thể dục thể thao + Văn nghệ + Vẽ tranh

 

 

Cấp Tỉnh

Cấp Huyện

Ghi chú

 

STT

Đạt giải

Số tiền

Đạt giải

Số tiền

 

1

Nhất

700,000

Nhất

500,000

 

 

2

Nhì

500,000

Nhì

300,000

 

 

3

Ba

300,000

Ba

200,000

 

 

4

KK

150,000

KK

100,000

 

 

                     

 

* Ghi chú:  

+  Tỷ lệ phân chia tiền thưởng được thực hiện theo nguyên tắc: giáo viên trực tiếp đào tạo trong thời gian tập trung hưởng 60%, giáo viên trực tiếp đào tạo học sinh, sinh viên cơ sở trước khi tham gia đội tuyển hưởng 40%.

+  Đối với tập thể giáo viên tham gia bồi dưỡng cho học viên đạt giải thì việc phân chia tỷ lệ tiền thưởng cho các giáo viên do lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý căn cứ vào phân công lao động hoặc mức độ tham gia bồi dưỡng để quyết định.

- Tiêu chi khen thưởng cho các GV có thành tích trong các cuộc thi các cấp:

+ Cấp trường:

TT

Nội dung cuộc thi

Cấp trường

Nhất

Nhì

Ba

1

Giáo viên có kết quả cao trong kỳ các kỳ thi kiểm định chất lượng

       500.000

400.000

 300.000

2

Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm

       500.000

400.000

  300.000

3

Giáo viên Giỏi

       300.000

150.000

  100.000

4

Các cuộc thi khác

200.000

150.000

100.000

 

+ Cấp Huyện, Tỉnh, Quốc Gia:

 

TT

Đạt giải

Cấp Huyện

Cấp Tỉnh

Cấp Quốc Gia

1

Nhất

500.000

800.000

1.000.000

2

Nhì

300.000

500.000

800.000

3

Ba

200.000

300.000

500.000

4

KK,GVG

100.000

200.000

300.000

- Tiêu chí khen thưởng cho đội ngũ giáo viên dạy ôn thi vào lớp 10:

Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại của Phòng GĐ&ĐT về chất lượng thi đầu vào lớp 10 của trường so với toàn huyện (kết quả không bao gồm thi sinh tự do tham gia thi):

+ Trường xếp thứ nhất trên toàn huyện: Thưởng tối đa 1.000.000đ/GV.

+ Trường xếp thứ hai trên toàn huyện: Thưởng tối đa 800.000đ/GV.

+ Trường xếp thứ ba trên toàn huyện: Thưởng tối đa 600.000đ/GV.

+ Trường xếp thứ tư, năm trên toàn huyện: Thưởng tối đa 350.000đ/GV.

 - Khen thưởng tổ lao động tiên tiến, xuất sắc: Tối đa 300.000đ/tổ.

6.2 Đối với học sinh:

 

TT

Đạt giải

Cấp trường

Cấp Huyện

Cấp tỉnh

Quốc Gia

1

Nhất

100.000

150.000

250.000

500.000

2

Nhì

80.000

100.000

180.000

300.000

3

Ba

50.000

80.000

120.000

200.000

4

KK

0

50.000

100.000

150.000

 

- Học sinh giỏi toàn diện: Tối đa 50.000đ/học sinh.

- Học sinh tiên tiến: Tối đa 30.000đ/học sinh.

6.3 Thưởng các hoạt động khác:

Tối đa 500.000đ/người/lần. Hiệu trưởng căn cứ vào sự thống nhất của hội đồng nhà trường quyết định mức chi cụ thể trong từng trường hợp.

6.4. Thủ tục đề nghị khen thưởng:

+ Tờ trình đề nghị khen thưởng kèm theo danh sách tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

+ Giấy chứng nhận thành tích hoặc quyết định công nhận của Ban Tổ chức giải.

+ Quyết định mức chi khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích

Điều 7: Phúc lợi tập thể

  • Tiền chè, nước uống cho Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Thanh toán theo hóa đơn thực tế đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí.

Điều 8. Các khoản đóng góp

Nhà trường thực hiện trích nộp các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước.

Điều 9. Các thanh toán khác cho cá nhân:

 9.1 Chi trả chế độ cho người hướng dẫn tập sự:

- Mức chi trả: 0,3 mức lương cơ bản.

- Thời gian chi trả, kinh phí chi trả theo năm ngân sách.

          * Thủ tục đề nghị chi trả chế độ cho người hướng dẫn tập sự gồm:

          - Tờ trình đề nghị chi trả chế độ cho người hướng dẫn tập sự

  - Quyết định phân công người hướng dẫn tập sự của Hiệu trưởng.

  - Quyết định về việc tiếp nhận và điều động viên chức.

- Quyết định công nhận hết tập sự.

9.2 Chi trả tiền phụ cấp ngoài trời cho GV dạy thể dục:

- Mức chi 1% mức lương cơ bản/tiết dạy thực hành.

- Thủ tục thanh toán gồm:  

+ Giấy đề nghị thanh toán tiền phụ cấp ngoài trời.

+ Bảng kê số tiết dạy ngoài trời có xác nhận của Hiệu phó phụ trách phân công chuyên môn và Hiệu trưởng.

Điều 10: Thanh toán dịch vụ công cộng

- Tiền điện: Thanh toán theo thông báo của công ty Điện lực Hiệp Hòa. Ngoài ra khi mất điện nếu công việc cần sử dụng cần thuê máy phát điệntheo thực tế hiệu trưởng duyệt cho từng trường hợp cụ thể theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Khi không có người trong phòng làm việc phải tắt hết tất cả các thiết bị điện để tiết kiệm điện.

- Tiền vệ sinh môi trường: Thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của Trung tâm Quản lý Đô thị và Môi trường huyện Hiệp Hòa. Ngoài việc trả tiền vệ sinh cho công ty môi trường đô thị thì khi cống thoát nước không thoát được nước thì Hiệu trưởng chỉ đạo thuê nhân công vét rãnh thoát nước để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều 11: Vật tư văn phòng

- Sử dụng văn phòng phẩm phải tiết kiệm, tận dụng in hai mặt đểtiết kiệm giấy sử dụng các loại giấy tờ, mực in hợp lý, không sử dụng văn phòng phẩm của cơ quan cho nhu cầu cá nhân và được thanh toán theo hóa đơn thực tế.

- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Cấp bằng tiền cho giáo viên 100.000đ/người/ học kỳ để mua văn phòng phẩm phục vụ giảng dạy gồm phấn bút các loại, thước, giấy, dao, kéo…

- Công cụ, dụng cụ văn phòng, vật rẻ tiền mau hỏng được trang bị theo nhu cầu công việc của các bộ phận và được thanh toán theo hóa đơn thực tế.

Điều 12: Chi phí thông tin liên lạc, mạng :

- Về thanh toán tiền điện thoại: Nhà trường không sử dụng điện thoại cố định.

- Thanh toán cước phí sử dụng Internet theo hóa đơn của nhà cung cấp.

- Sách báo, tạp chí thư viện,.. được thanh toán theo hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Điều 13: Công tác phí:

13.1 Những quy định chung về công tác phí:

1. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

2. Thời gian được hưởng công tác phí là thời gian công tác thực tế theo văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc giấy mời tham gia đoàn công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường).

3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí bao gồm:

a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

b) Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;

c) Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định.

4. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:

a) Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

b) Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với người đi học;

c) Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

d) Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm.

6. Trong những ngày được cử đi công tác nếu do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ thì ngoài chế độ phụ cấp lưu trú còn được thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ: Thủ tục xác nhận làm thêm giờ làm căn cứ thanh toán; quy định các trường hợp đi công tác được thanh toán tiền lương làm thêm giờ, đảm bảo nguyên tắc chỉ được thanh toán trong trường hợp được người có thẩm quyền cử đi công tác phê duyệt làm thêm giờ, không thanh toán cho các trường hợp đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong những ngày nghỉ và không thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giờ trong thời gian đi trên các phương tiện như tàu, thuyền, máy bay, xe ô tô và các phương tiện khác.

8. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn, thì cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán chi phí đi lại và các chi phí khác theo quy định của pháp luật từ nguồn kinh phí của cơ quan tiến hành tố tụng.

13.2 Chế độ công tác phí:

13.2.1. Thanh toán tiền chi phí đi lại:

- Trường hợp cơ quan, đơn vị nơi cử người đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí đi lại.

- Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao; thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đi công tác bằng phương tiện tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện công cộng hoặc các phương tiện khác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

* Các nội dung được thanh toán:

- Chi phí chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến nơi công tác và theo chiều ngược lại.

- Cước, phí di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển cho bản thân và phương tiện của người đi công tác.

- Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ (nếu có) phục vụ trực tiếp cho chuyến đi công tác mà người đi công tác đã chi trả.

* Mức thanh toán:

- Nếu đi bằng phương tiện giao thông công cộng thì thanh toán theo giá vé cước vận tải hành khách thông thường của Nhà nước ở địa phương (không bao gồm các dịch vụ khác như: tham quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ khác).

- Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương tiện khác đang thực hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác cách trụ sở cơ từ 15 km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 1.000đ/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính.

13.2.2 Thanh toán tiền phụ cấp lưu trú:

- Điều kiện được thanh toán: Nơi đến công tác cách cơ quan từ 15 km trở lên.

 - Mức thanh toán như sau:

+ Đi công tác trong tỉnh:  + Dưới 30km: 50.000đ/người/ngày.

                                       +Từ 30km trở lên: 100.000đ/người/ngày.

+ Đi công tác ngoài tỉnh: 160.000đ/người/ngày.

13.2.3 Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

- Trường hợp người đi công tác được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả tiền, thì người đi công tác không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ. Trường hợp phát hiện người đi công tác đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán tiền thuê phòng nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã được thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan, đơn vị cử đi công tác khi phát sinh việc thuê phòng nghỉ nơi đến công tác thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo theo hóa đơn thực tế.

+ Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh được thanh toán mức tối đa: 500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

+ Đi công tác tại các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa: 300.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

+ Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).

+ Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn 1 người/phòng, thì người đi công tác được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng

+ Các mức chi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ: là mức chi đã bao gồm các khoản thuế, phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp người đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ tối đa bằng 50% mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của từng đối tượng;

13.2.4. Thanh toán khoán công tác phí theo tháng:

- Đối với các đối tượng như: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, kế toán, văn thư thường xuyên phải đi công tác lưu động.

- Nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng thì được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng  là: 400.000đ/người/tháng

- Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định như các đối tượng khác; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.

13.3 Chứng từ thanh toán công tác phí:

1. Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

2. Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

3. Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.

4. Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán (áp dụng khi thanh toán khoán chi phí đi lại).

5. Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).

6. Riêng đối với các đối tượng được hưởng khoản khoán công tác phí do phải đi công tác lưu động thường xuyên trên 10 ngày thì phải có:

+ Bảng kê nội dung đi công tác lưu động trong tháng của các đối tượng và phải có sự xác nhận của Hiệu trưởng.

+ Cuối tháng, hiệu trưởng căn cứ lập bảng chấm công cho các đối tượng.

Điều 14. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn:

1. Chi mua hàng hóa, vật tư:

Khi mua sắm hàng hóa, vật tư, đồ dùng dạy học, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, sách, tài liệu,.. dùng cho công tác chuyên môn các tổ chuyên môn hoặc người phụ trách chuyên môn phải có kế hoạch, đăng ký nhu cầu mua sắm của tổ, các tổ trình thủ trưởng xét duyệt thực hiện và  được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ hợp lý trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

2. Mua đồng phục, trang phục:

Mỗi cán bộ giáo viên được cấp kinh phí  để mua đồ dùng, trang phục theo chế độ như sau:

+ Giáo viên chuyên trách: 1.300.000đ/người/năm học.

+ Giáo viên bán chuyên trách: 650.000đ/người/năm học

3. Các khoản chi hoạt động chuyên môn:

1. Chi cho hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS:

 

Nhiệm vụ

Mức chi

Ghi chú

Chủ tịch

126.000đ/người/ngày

 

Phó chủ tịch

119.000đ/người/ngày

 

Ủy viên, Thư ký

105.000đ/người/ngày

 

Nhân viên phục vụ

42.000đ/người/ngày

 

 

2. Chi hội đồng coi thi nghề, tuyển sinh lớp 6, chọn lớp tiếng Anh thí điểm đầu năm học, và các hội đồng ra đề, coi thi và chấm thi khác mức chi như sau:

 

Nhiệm vụ

Mức chi

Ghi chú

Chủ tịch

110.000đ/người/ngày

 

Phó chủ tịch

100.000đ/người/ngày

 

Ủy viên,Thư ký, Giám thị

90.000đ/người/ngày

 

Bảo vệ, phục vụ

60.000đ/người/ngày

 

- Chi công tác ra đề thi lý thuyết GVG cấp trường, đề thi khảo sát HSG, Đề  kiểm định, đề kiểm tra bồi dưỡng thường xuyên…: 50.000đ/ 1 môn

3. Chi hỗ trợ bằng tiền mặt cho GV bồi dưỡng các đội tuyển, các câu lạc bộ để mua đồ dùng, vpp,.. căn cứ vào nhu cầu thực tế của mỗi đội, câu lạc bộ trong mỗi học kỳ như sau:

- Chi cho người phụ trách mỗi đội: Từ 500.000đ đến 1.000.000đ/kỳ.

4. Chi cho giáo viên & người hỗ trợ  giáo viên tham gia cuộc thi GVG các cấp cả vòng LT, SKKN và TH : (Riêng thi SKKN và Lý thuyết không chi cho người hỗ trợ); Chi GV tham gia cuộc thi E -learning, STKHKT:

- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công số lượng người hỗ trợ giáo viên tham gia cho phù hợp, đảm bảo hoạt động giảng dạy chung trong nhà trường và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên đi thi.

- Nếu cần thiết thuê xe cho giáo viên, học sinh đi thi cùng với vận chuyển các đồ hỗ trợ trong quá trình thi, Phó hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tế bố trí thuê xe cho hợp lý đảm bảo điều kiện tốt nhất cho giáo viên đi thi.

- Nhà trường hỗ trợ kinh phí mua đồ dùng, tài liệu, văn phòng phẩm,..theo nhu cầu thực tế của các giáo viên tham gia thi (bao gồm cả ôn thi và đi thi).

- Ngoài ra nhà trường hỗ trợ bằng tiền mặt trong các cuộc thi như sau:

* Cấp trường: 50.000đ/giáo viên.

* Cấp huyện:

- Địa điểm thi tại trường:

                      + 100.000đ/giáo viên,  người hỗ trợ: 50.000đ/người

- Địa điểm thi tại trường khác:

                      + 150.000đ/giáo viên,  người hỗ trợ: 100.000đ/người

* Cấp tỉnh:

- Địa điểm thi tại trường :

+ 150.000đ/giáo viên, người hỗ trợ: 50.000đ/người.

- Địa điểm thi tại trường khác:

+ 200.000đ/giáo viên; người hỗ trợ: 100.000đ/người.

 * Cấp Quốc gia : Nhà trường hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên không quá 1.000.000/ GV / đợt.

- Chi cuộc thi sáng tạo KHKT: GV phụ trách hướng dẫn: 200.000đ/ 1 người.

5. Chi cho  học sinh tham gia các cuộc thi các cấp kể cả các môn văn hóa, Tin học, TDTT, Vẽ tranh, Văn nghệ, Em yêu LSVN, TBTN và STKHKT.....

* Cấp huyện:

- Địa điểm thi tại trường:

                          + 30.000đ/học sinh

- Địa điểm thi tại trường khác:

                          + 50.000đ/học sinh

* Cấp tỉnh:

- Địa điểm thi tại trường :

                         + 50.000đ/học sinh

- Địa điểm thi tại trường khác:

                         + 100.000đ/học sinh

6. Hỗ trợ GV dạy lớp 9 xây dựng khung chương trình ôn thi và chấm bài kiểm định chéo: 100.000đ/1GV.

7. Mỗi chuyên đề của giáo viên thực hiện được hỗ trợ 200.000đ/1 chuyên đề.Hỗ trợ GVG làm SKKN các cấp: 50.000đ/ 1 người(nếu có).

8. Hoạt động ngoại khoá: chi hỗ trợ thực hiện nội dung chương trình theo thực tế đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

9. Cán bộ, giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm:

- Do PGD tổ chức : Từ 50.000đ/người  – 100.000đ/người.

- Do Sở GD tổ chức: Từ 100.000đ /người – 150.000đ/người.

10. Chi cho  học sinh, giáo viên  đi thi văn nghệ do cấp trên tổ chức: Chi thuê quần áo, trang phục, trang điểm: theo thực tế.

11. Đối với đội tuyển là giáo viên:

    - Khi GV tập luyện: Hỗ trợ người tập luyện từ tối đa 200.000đ /đợt/người

    - Khi CBGV đi thi văn nghệ, TDTT giao lưu các trường: 50.000/người.

    - Khi CBGV đi thi văn nghệ, TDTT cấp huyện: hỗ trợ 100.000đ/người.

  - Khi CBGV đi thi văn nghệ, TDTT cấp tỉnh: hỗ trợ 200.000đ/người.

12. Đối với đội tuyển HSG Thể dục thể thao:

- Bồi dưỡng bằng tiền mặt cho các đội khi tập luyện : 200.000/ 1 đội/ 1 đợt.

- Ngoài ra nhà trường hỗ trợ kinh phí mua đồ dùng cho các đội trong quá trình tập luyện và đi thi.

13. Chi mua văn phòng phẩm, tài liệu CM và làm đồ dùng của tổ CM, tối đa không quá: căn cứ vào nhu cầu thực tế của các tổ hiệu trưởng duyệt chi.

 14. Chi cho công tác  Phổ cập:

- Hỗ trợ người đi điều tra, thu thập số liệu: 50.000đ/người/đợt.

- Ban chỉ đạo: 150.000đ/người/đợt.

- Mua văn phòng phẩm, tài liệu, sổ sách, phô tô in ấn phục vụ công tác làm hồ sơ công nhận phổ cập: Tối đa 2.000.000đ/năm.

7. Các hoạt động khác:

- Trên cơ sở kế hoạch về hoạt động, các bộ phận liên quan sẽ lập dự toán chi về hoạt động này, chi tiết theo từng mục trình Hiệu trưởng cân đối duyệt chi để thực hiện. Trên nguyên tắc đảm bảo cân đối nguồn kinh phí cho các hoạt động cho phù hợp với tinh thần tiết kiệm, không lãng phí nhưng đảm bảo hiệu quả..

Điều 15. Chi sửa chữa thường xuyên

1- Khi tài sản, phương tiện làm việc như nhà cửa công trình kiến trúc bị hư hỏng xuống cấp cần sửa chữa thì người quản lý sử dụng có trách nhiệm báo cáo hiệu trưởng và PHT phụ trách phải tổ chức kiểm tra và lập biên bản hiện trạng

2- Nếu tài sản phương tiện còn thời hạn bảo hành phải báo cáo cho đơn vị cung ứng có trách nhiệm bảo hành không được tự ý tháo dỡ tem bảo hành ra sửa chữa

3- Nếu tài sản không còn thời hạn bảo hành hiệu trưởng cho lập dự toán và thực hiện sửa chữa thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Điều 16. Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định

1- Chi sửa chữa lớn TSCĐ phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng, tình hình cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch, lập dự toán hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền và thực hiện theo quy định hiện hành về trình tự lập dự toán, phê duyệt dự toán đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ.

2- Chi mua sắm TSCĐ thực hiện theo kế hoạch và dự toán được cấp có thẩm quyền  phê duyệt. Việc đấu thầu, thẩm định giá mua sắm tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 17. Chi phí khác

17.1 Chi phí tiếp khách và chi hội nghị: căn cứ theo Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND, ngày 8 tháng 12 năm 2017 của HĐND Tỉnh Bắc Giang quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

- Khách làm việc có tính thường xuyên thì tiếp nước uống thông thường. Nếu tiếp khách cần mời dùng cơm:  Tối đa không quá 150.000đ/bữa.

  • Các hội nghị công chức viên chức, lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết, lễ kỉ niệm ngày thành lập,.. do trường tổ chức ngoài việc in ấn  tài liệu, trang trí còn được chi tiền phục vụ nước uống  với định mức 20.000 đồng/người/buổi (kể cả đại biểu).

17.2 Chi phí thuê mướn: Theo thực tế công việc thuê mướn, lập kế hoạch chi tiết trình Hiệu trưởng duyệt, trên tinh thần tiết kiệm tối đa các khoản chi phí thuê mướn. Chứng từ thanh toán là hợp đồng, giấy biên nhận của bên cho thuê mướn hoặc hoá đơn GTGT của Bộ Tài chính.

18. Kinh phí từ quỹ học phí

* Thu tiền học phí :

- Thu tiền học phí và thực hiện miễn giảm học phí  thực hiện theo công văn số: 513/HĐND-TH  ngày 16/8/2017  của Thường trực Hội đồng nhân dân Tỉnh Bắc Giang. Mức thu theo tháng, thu 9 tháng/năm học như sau:

 

Thành Thị

Nông thôn

Miền núi

75.000đ/học sinh/tháng

50.000đ/học sinh/tháng

35.000đ/học sinh/tháng

 

* Chi tiền học phí theo tỷ lệ như sau:

- 40% dành để chi cải cách tiền lương

- 60% chi sửa chữa, mua sắm tăng cường cơ sở vật chất, chi các hoạt động phục vụ hoạt động của nhà trường.

Điều 19. Thu từ dịch vụ trông giữ xe:

 - Căn cứ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày ngày 11 tháng 4 năm 2017 của UBND Tỉnh Bắc Giang. Nhà trưởng quy định mức thu tiền trông xe: 5.000đ/học sinh/tháng.

- Để đảm bảo chống thất thu, người trông xe là người có trách nhiệm trong coi để học sinh được an tâm học tập.Nhà trường khoán gọn cho người trông xe bằng số tiền thu được của học sinh bao gồm: công trông xe, mua vật tư bảo vệ xe,...)

Điều 20. Thu tiền dạy thêm học thêm:

- Thu theo quy định 455/2012/QĐ-UBND ngày ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Tỉnh Bắc Giang. Mức thu: 10.000đ/học sinh/buổi.

Mức chi:

-  75% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- 5% cho quản lý (Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ)

- 10% cho sửa chữa, hao mòn cơ sở vật chất: nhà cửa, lớp học, bàn ghế, đường điện, nước, máy tính,...

- 10% quỹ phúc lợi dùng :

+ Chi tiền các ngày lễ, tết trong năm như:  Tết Nguyên đán, ngày 20/11, .. cho cán bộ viên chức: Tối đa 800.000đ/người/đợt. Hiệu trưởng căn cứ và tình hình thực tế quy quyết định mức chi cho phù hợp.

+ Bồi dưỡng các cán bộ, giáo viên tham gia hiến máu nhân đạo: Từ 200.000đ đến 500.000đ/người.

+ Hỗ trợ thăm quan học tập :  Nhà trường thuê xe cho CBGV đi thăm quan học tập hàng năm . Nơi thăm quan học tập do Hội đồng nhà trường quyết định . Tùy theo địa bàn thăm quan , số người đi, kinh phí mà thủ trưởng quyết định mức chi cho phù hợp.

+ Tặng quà (tiền) CBGVNV thuyên chuyển 300.000đ/người. CBGVNV công tác tại trường nghỉ hưu: 750.000đ/người.

+ Thăm hỏi ốm đau, phúng viếng tứ thân phụ mẫu, hiếu, hỉ: 200.000đ/người. (Nếu là đám hiếu có vòng hoa). Trường hợp đám hiếu hỉ ở xa cơ quan từ 50 km trở lên nhà trường cử người đại diện đi thăm hỏi và nếu do điều kiện thực sự cần thiết mà phải thuê xe ô tô để đi thì thủ trưởng cơ quan xem xét quyết định. Bản thân CBGV đang công tác tại đơn vị nhưng không may rủi ro qua đời nhà trường phúng viếng mức: 500.000đ/người.

+ Xây dựng sửa chữa công trình phúc lợi, các hoạt động phúc lợi tập thể khác,.. Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình tài chính của đơn vị quy định mức chi cho hợp lý.

Điều 21: Các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện:

Thực hiện theo QĐ số 16/2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017 của UBND Tỉnh Bắc Giang quy định về thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Hướng dẫn 525/HD-SGDĐT ngày 24/7/2017 cảu Sở GDĐT Bắc Giang về hướng dẫn thực hiện Quyết định số số 16/2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017:

21.1 Thu tiền BHYT:

Thu theo quy định của Luật BHYT. Phần % trích lại chi chăm sóc sức khỏe học sinh: 

+ Mua thuốc, vật tư y tế phục vụ việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu;

+ Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế; mua VPP, tủ tài liệu phục vụ quản lý hồ sơ;

+ Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động tuyên truyền, tư vấn sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,

+ Các khoản chi khác để thực hiện công tác CSSKBĐ: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh dịch, mua bình nước uống cho học sinh, ...

21.2 Sổ Liên lạc điện tử:

Thu theo hợp đồng cung cấp dịch vụ tin nhắn trên mạng di động với chi nhánh công ty Liên lạc Điện tử. Mức tiền theo sự thỏa thuận giữa Cha mẹ học sinh - Nhà trường - Nhà cung cấp dịch vụ, không khống chế số lượng tin

Mức thu thống nhất như sau: 60.000đ/học sinh/năm. Nhà trường thu hộ và thanh toán cho nhà cung cấp VNPT.

21.3  Các hoạt động tham quan trải nghiệm:

Tùy thuộc tình hình thực tế và số học sinh tham gia để có dự toán thu chi trên cơ sở nguyện vọng học sinh và sự thống nhất của phụ huynh.

21.4 Các loại đồ dùng, dụng cụ, tài liệu học tập,…phục vụ học sinh:

Thu theo giá bìa và theo nhu cầu thực tế số học sinh đăng kí. Thanh toán cho nhà cung cấp.

21.5  Luyện kỹ năng làm bài thi khối 9:

Thu theo lần thi, thu để trả tiền giấy thi, đề thi.

21.6 Tiền vệ sinh:

- Mức thu: 5.000đ/học sinh/năm:

- Chi ; Mua xe chở rác, thanh toán tiền thu gom rác, mua đồ dùng, dụng cụ phục vụ công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Điều 22. Thu chi các khoản tiếp nhận tài trợ, viện trợ (nếu có):

Theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GD&ĐT quy định về tiếp nhân tài trợ, viện trợ cho các cơ sở giáo dục trọng hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 23. Về sử dụng kinh phí tiết kiệm được (khoản chênh lệch thu lớn hơn chi), thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ được hướng dẫn như sau:

Qũy thu nhập tăng thêm nhằm đảm bảo thu nhập cho CBGV trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. Việc trích lập quỹ thu nhập tăng thêm được thực hiện hàng năm do hiệu trưởng quyết định sau khi cân đối giữa phần thu và phần chi trong năm và thống nhất với Công đoàn.

Quỹ khen thưởng:  Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong nhà trường (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị:

- Khen thưởng học sinh

- Khen thưởng đột xuất

- Khen thưởng các đợt thi đua

- Quỹ phúc lợi: chi như quy chế chi tiêu nội bộ.

CHƯƠNG IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN:

Điều 24. Quy định về quản lý và sử dụng tài sản:

  • Các bộ phận được trang bị các loại máy móc phải được sử dụng đúng mục đích trên tinh thần tiết kiệm, bảo quản tốt tài sản được giao, các máy khi hư hỏng phải báo hỏng cho bộ phận theo dõi tài sản và Hiệu trưởng để có kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế và thanh toán theo thực tế.
  • Tài sản bị mất do người quản lý và sử dụng thiếu trách nhiệm thì bị xử lý theo quy định của Nhà nước.
  • Tài sản của phòng, bộ môn nào do hiệu trưởng giao trách nhiệm quản lý và sử dụng cho phòng bộ môn đó. Nếu phòng, bộ môn khác có nhu cầu sử dụng thì phải có ý kiến của Hiệu trưởng.
  • Không được tự ý đưa tài sản ra khỏi trường. Nếu đơn vị ngoài trường mượn thì phải được Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Nếu cá nhân, phòng bộ môn nào không chấp hành các quy định trên thì bộ phận được giao quản lý tài sản đó và tổ bảo vệ có quyền lập biên bản thu giữ  tài sản và báo cho nhà trường giải quyết.

CHƯƠNG V

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU - CHI VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

Điều 25. Quy định về quản lý, thực hiện nhiệm vụ thu-chi và báo cáo quyết toán:

  • Tất cả các nguồn tài chính (tiền và tài sản) đều thuộc quyền quản lý, sử dụng của trường, phải ghi trên sổ sách kế toán của nhà trường.
  • Đối với các khoản thu mang tính chất phí, lệ phí phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, định mức chung của Nhà nước không ban hành các mức trái quy định.
  • Tất cả các hoạt động sự nghiệp có thu đều được thực hiện theo kế hoạch thu - chi được Hiệu trưởng trực tiếp ký duyệt.
  • Tất cả các hợp đồng kinh tế với bên ngoài đều do Hiệu trưởng (hoặc người ủy quyền Hiệu trưởng) trực tiếp ký.
  • Chứng từ thu - chi phải có đầy đủ chữ ký duyệt của Hiệu trưởng chuẩn chi và chữ ký trình duyệt của kế toán.
  • Tất cả các khoản chi thuộc phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, phí lệ phí thì phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ về chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định.
  • Chứng từ lưu trữ theo quy định hiện hành, công khai tài chính dự  toán  hàng năm theo quy định của Bộ Tài Chính.
  • Cuối năm khóa sổ, thu hồi công nợ, đối chiếu số dư với Kho bạc.

CHƯƠNG VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26: Tổ chức thực hiện:

1- Quy chế này được áp dụng từ ngày 1/1/2018 , mọi quy định trước đây trái với quy định này được bãi bỏ.

2- Mọi tổ chức cá nhân trong nhà trường đều có trách  nhiệm thực hiện theo nội dung của bản quy chế này

3- Tổ tài vụ : Có nhiệm vụ thực hiện công việc thu chi và thanh quyết toán tài chính theo các nội dung của bản quy chế này, đồng thời có biện pháp cụ thể xây dựng hệ thống biểu mẫu , quy trình để hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong trường thực hiện.

4- Ngoài các đơn vị trên tất cả các đơn vị, cá nhân trong trường có nhiệm vụ cung cấp các số liệu có liên quan về tài chính khi có yêu cầu để tổ chức thực hiện.

5-Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung thì phải được sự thống nhất của hội đồng nhà trường và Hiệu trưởng.

6- Quy chế này đã được thông qua thảo luận tại hội đồng liên tịch và toàn  thể CBGVNV trong trường đều được biết.

 

Nơi nhận

Hiệu trưởng

- Phòng TCKH ( b/c);

- Kho Bạc NN Hiệp Hòa;

- BGH nhà trường;

- Kế toán;

- Lưu: VT.

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: c2ducthang

Xem thêm

Tin tức