Tin tức/(Trường THCS Hợp Thịnh)/Hoạt động chuyên môn/
GIÁO ÁN MỸ THUẬT THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016

Ngày soạn: 16/4/2016

Ngày dạy: 19/4/2016

Tiết 32 Vẽ tranh: Đề tài trò chơi dân gian (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: biết cách sắp xếp bố cục mảng chính mảng phụ hợp lý, hiểu được vai trò của hình dáng nhân vật, bối cảnh với thể hiện nội dung đề tài của tranh, hiểu vai trò của đường nét trong vẽ tranh, hiểu màu sắc hài hòa có đậm có enhạt có gam màu thể hiện trong tranh đề tài sẽ làm tăng vẻ đẹp của tranh.

2. Kỹ năng: biết vận dụng kiến thức về phối cảnh xa gần thể hiện trong tranh ở mức độ đơn giản, biết cách chọn pha màu phù hợp với bố cục và nội dung tranh vẽ.

3. Thái độ: Học sinh yêu quí những nét văn hóa truyền thống, tự hào về truyền thống đất nước.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học:

- Đối với giáo viên:

            + Giáo án

+ Máy chiếu

- Đối với học sinh:

  + Sách vở, giấy A4, chì mầu

2. Phương pháp

Bài học này sử dụng những phương pháp như:

- Quan sát trực quan

- Đàm thoại gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thực hành

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (5 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

-Bước 1: Hỏi HS về các trò chơi mà học sinh hay chơi.

-CH: Các bạn ơi? Các bạn có thích chơi trò chơi không? Vậy, bạn hay tham gia những trò chơi nào?

-Bước 2: cung cấp thêm cho HS về một số trò chơi dân gian quen thuộc của địa phương khi mà học sinh chưa nêu được ở câu hỏi trên (như: kéo co, bịt mắt bắt dê, cướp cờ…)

-Bước 3: phân tích thêm về sự mai một của các trò chơi dân gian, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng cần gìn giữ và phát huy các trò chơi dân gian trong bối cảnh hiện đại.

-Bước 4: dẫn dắt vào bài mới.

Bước 1: Lắng nghe và trả lời câu hỏi

 

(1-2Trả lời)

 

 

 

 

-Bước 2: Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

-Bước 3: lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 32: Vẽ tranh:

Đề tài Trò chơi dân gian

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm và chọn nội dung đề tài (5phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

 

-Bước 1: Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời

-CH: Em hiểu thế nào là trò chơi dân gian?

-Bước 2: Gọi HS khác nhận xét bổ sung

-Bước 3: Chốt ý và ghi bảng

 

 

 

-Bước 4: Đặt câu hỏi: theo em trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu gì?

-Bước 5: chuẩn xác kiến thức và ghi bảng.

 

-Bước 1: lắng nghe và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.

 

-Bước 2: nhận xét, bổ sung cho bạn

-Bước 3: Chủ động ghi chép

 

 

 

-Bước 4: Lắng nghe và trả lời câu hỏi

 

 

-Bước 5: Chủ động ghi chép

1.Tìm và chọn nội dung đề tài.

 

 

 

 

 

-Trò chơi dân gian là những trò chơi đã có từ lâu đời, được phổ biến rộng rãi và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

 

 

 

 

-Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt của người dân, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí.

-Bước 6: Đưa bài tập ngắn (phụ lục 1) giúp học sinh phát hiện các trò chơi dân gian.

-Bước 7: Gọi HS thực hiện yêu cầu bài tập.

-Bước 8: Gọi HS khác nhận xét. GV chuẩn xác.

-Bước 9: Nêu câu hỏi: mô tả về một trò chơi dân gian mà em đã từng tham gia? Cảm giác của em sau khi tham gia chơi trò chơi?

-Bước 10: Phân tích thêm cho HS và chuyển ý.

-Bước 4: Quan sát và tư duy

 

 

-Bước 7: 1-2 học sinh thực hiện yêu cầu bài tập.

-Bước 8: Nhận xét, bổ sung (nếu cần)

-Bước 9: 1-2 HS mô tả

 

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ (5phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

-Bước 1: dẫn dắt HS và trình chiếu cách vẽ tranh theo đề tài (phụ lục 2)

 

 

 

 

 

 

-Bước 2: Trình chiếu các bức tranh vẽ mẫu (phụ lục 3) và nêu câu hỏi.

-CH: Theo em bố cục của bức tranh nào là hợp lý và bố cục của bức tranh nào chưa hợp lý? Vì sao?

-Bước 3: Gọi HS phát biểu, học sinh lớp góp ý và bổ sung.

-GV: Chuẩn xác ý kiến và chuyển ý.

-Bước 1: Quan sát và lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-Bước 2: Quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

-Bước 3: 1-2Trả lời; HS khác nhận xét bổ sung

 

 

 

2.Cách vẽ

 

 

- Tìm và chọn nội dung đề tài

- Tìm bố cục phác mảng chính và mảng phụ

- Vẽ hình chi tiết

- Vẽ màu

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hành 25’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

-Bước 1: giao bài tập cho học sinh

-Bước 2: quan sát, trợ giúp HS nếu cần.

B1: Học sinh thực hành

3.Thực hành

- Vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian (khổ A4)

- Chất liệu tùy chọn

IV. Đánh giá kết quả học tập

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

-Bước 1: thu một số bài tốt và chưa tốt treo cho học sinh quan sát

-Bước 2: Gọi học sinh khác lên nhận xét

-Bước 3: nhận xét và đánh giá, kết luận, nhận xét giờ học và ý nghĩa của trò chơi dân gian trong cuộc sống thường ngày

-Bước 4: Dặn dò bài tập về nhà

-Bước 1: học sinh thu bài

 

 

-Bước 2: học sinh lên nhận xét

-Bước 3: học sinh lắng nghe

 

 

 

-Bước 4: Chủ động ghi bài tập về nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phác thảo bài vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian bằng màu

 

V. Phụ lục

 

 

 

Tác giả: c2hopthinh

Văn bản mới

  • Ba công khai
  • Thông báo
Website Đơn vị