Thứ ba, 23/07/2024 09:26:07
BÀI THUYẾT MINH THI BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH. Môn : Sinh học lớp 9

Ngày: 28/03/2017

BÀI THUYẾT MINH

THI BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH.

Môn : Sinh học lớp 9

Họ và tên đội thi:

  1. Nguyễn Thị Lan – lớp 9A1
  2. Đào Hà Ly – lớp 9A1
  3. Trần Thị Ngọc Khánh – lớp 9A1

Đơn vị: Trường THCS Hoàng Thanh

Phiếu thi số 26: Qua mô hình hãy trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN

I/ Mục tiêu:

  1. Kiến thức:

Trình bày được ( cơ chế ) diễn biến quá trình nhân đôi của phân tử ADN .

Các nguyên tắc trong sự nhân đôi của ADN.

Vai trò của sự tự nhân đôi của ADN trong di truyền và tiến hóa.

  1. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng trình bày, suy luận tổng hợp kiến thức, kĩ năng thực hành thao tác trên mô hình.

  1. Thái độ:

Có ý thức nghiêm túc trong thực hành.

Yêu thích nghiên cứu khoa học.

  1. Phát triển năng lực:

Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, thu thập thông tin, hợp tác nhóm…

II/ Dụng cụ thực hành:

  • Mô hình quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN.
  • Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
  • Giấy A0, bút dạ, que chỉ…

III/ Tiến hành:

Trình bày quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN trên mô hình.

  Thiên nhiên bao quanh chúng ta có muôn vàn điều kì diệu. Một trong những điều kì diệu ấy là sự di truyền của thế giới sinh vật làm sao mà có sự giống nhau về cơ bản và rất ổn định trên các tính trạng giữa các thế hệ con cháu và các thế hệ bố mẹ, tổ tiên. Làm thế nào mà tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đa bào đều có vật chất di truyền giống hệt nhau và giống hệt hợp tử ban đầu. Vấn đề cần phải làm sáng tỏ là : thứ nhất, vật chất di truyền phải có cấu trúc hợp lý như thế nào để nó có thể chứa đựng một số lượng lớn thông tin di truyền; thứ hai, vật chất di truyền phải có khả năng tự sao chép chính xác thông tin di truyền trên nó để chuyển giao cho các thế hệ tế bào và cơ thể con cháu. Và phát minh quan trọng nhất về mô hình cấu trúc hợp lý của phân tử ADN đã ra đời vào ngày 24/5/1953. phát minh của 2 nhà khoa học J. Oatxơn người Mĩ và F. Crick người Anh đó là một bài báo chỉ gồm 900 từ đăng trên tờ tạp chí Thiên Nhiên đó là một công trình ngắn nhất thế giới nhưng lại là sự kiện khoa học quan trọng nhất  kể từ thời Đác Uyn. Mô hình cấu trúc ADN của J. Oatxơn và F. Crick, đơn vị cấu tạo của ADN là các Nucleotit, gồm có 4 loại nucleotit là Adenin, Timin, Guanin, Xitorin. ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit. Số lượng các nucleotit trên ADN rất lớn, trình tự sắp xếp các nucleotit trên ADN khác nhau rất đa dạng cho phép nó chứa đựng số lượng thông tin di truyền rất lớn. Phân tử ADN gồm 2 mạch đơn xếp song song, xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải và quay ngược chiều nhau. Các nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung Adenin với Timin, Guanin với Xitorin. Chính vì vậy cho phép nó khi 2 mạch đơn tách nhau ra để làm khuôn đê tổng hợp nên 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống hệt mẹ và nhờ vậy thông tin di truyền được sao chép một cách chính xác để chuẩn bị chuyển giao cho tế bào con hoặc cơ thể con trong quá trình sinh sản tiếp sau đó . Mỗi chu kì xoắn cao 34 A gồm 10 cặp nucleotit, đường kính vòng xoắn là 20 A. Quá trình sao chép của ADN hay chính là quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra theo trình tự sau:

    Đầu tiên ADN tháo xoắn nhờ enzim tháo xoắn tại 1 điểm, điểm này được gọi là điểm khởi sự sao chép, enzim tháo xoắn gắn tại hai điểm gọi là chạc ba sao chép và di chuyển dần ra hai phía. Enzim tháo xoắn tới đâu ADN tháo xoắn tới đó, đồng thời có một loại protein tới bám vào giữ cho mạch đơn duy trì trạng thái tháo xoắn đó. Sự tổng hợp mạch dơn mới trên mỗi mạch khuôn bắt đầu là một đoạn ARN mồi do enzim primase xúc tác, sau khi có đoạn ARN mồi, một enzim khác là ADN polimeraza sẽ tiến hành tổng hợp mạch mới bằng cách lắp ráp các nucleotit tự do trong môi trường nội bào với các nucleotit trên mạch đơn khuôn theo nguyên tắc bổ sung A bổ sung cho T, G bổ sung cho X và ngược lại. Hai mạch đơn quay ngược chiều nhau nên sự tổng hợp 2 mạch đơn mới cũng theo chiều ngược nhau, trong đó có một mạch được tổng hợp liên tục ( mạch 3’ – 5’) còn một mạch được tổng hợp từng đoạn ( mạch 5’ – 3’) mỗi đoạn ngắn bắt đầu bằng một đoạn ARN mồi do enzim polimeraza xúc tác, tiếp đó một enzim xúc tác polimeraza khác sẽ thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN từ các nucleotit. Sau đó enzim ligaza sẽ nối các đoạn ngắn lại với nhau tạo thành mạch đơn mới hoàn chỉnh. Khi qua strinhf tự nhân đoii kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn.

Kết quả sau quá trình tự nhân đôi từ một ADN mẹ cho hai ADN con giống hệt nhau và giống hệt mẹ.

Qua trình tự nhân đôi của phân tử ADN đã diễn ra theo 3 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung.

Nguyên tắc khuôn mẫu là các ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

Nguyên tắc bán bảo toàn là trong mỗi ADN con có một mạch của ADM mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

Nguyên tắc bổ sung là các nucleotit trên mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc; A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.

Nhờ được tiến hành theo 3 nguyên tắc trên mà sự sao chép của phân tử ADN diễn ra chính xác nhờ vậy mà có sự di truyền các tính trạng của các thế hệ bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI THUYẾT MINH

THI BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH.

Môn : Sinh học lớp 9

Họ và tên đội thi:

1. Nguyễn Thị Lan – lớp 9A1

2. Đào Hà Ly – lớp 9A1

3. Trần Thị Ngọc Khánh – lớp 9A1

Đơn vị: Trường THCS Hoàng Thanh

Phiếu thi số 26: Nhận biết một vài dạng đột biến qua tranh ảnh hoặc mẫu vật.

I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:

Nhận biết được một vài dạng đột biến qua tranh ảnh.

Phân biệt được sự sai khác giữa thể dột biến và thể bình thường.

 Trình bày được khái niệm đột biến, một vài dạng đột biến..

Nêu được vai trò của đột biến

2.Kĩ năng:

Rèn kĩ năng trình bày, suy luận tổng hợp kiến thức, kĩ năng thực hành thao tác trên mẫu vật, tranh ảnh.

3.Thái độ:

Có ý thức nghiêm túc trong thực hành.

Yêu thích nghiên cứu khoa học.

4.Phát triển năng lực:

Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, thu thập thông tin, hợp tác nhóm…

II/ Dụng cụ thực hành:

  • Tranh ảnh một số hình ảnh về các dạng đột biến.
  • Mẫu vật một vài dạng đột biến trong tự nhiên.
  • Giấy A0, bút dạ, que chỉ…

III/ Tiến hành:

Nhận biết một vài dạng đột biến.

 Đột biến là sự biến đổi xảy ra trong vật chất di truyền.

 Đột biến đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen; đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến dổi xảy ra trong cấu trúc nhiễm sắc thể; đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc xảy ra ở tất cả bộ nhiễm sắc thể.

Trong tự nhiên các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp ( 10 – 10  ).

Các đột biến biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự hiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Đột biến gen đa số là các đột biến gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.

 Chúng ta có thể nhận biết một vài dạng đột biến qua các ví dụ sau:

  1. Đột biến hình thái

- Chuột dạng bình thường có bộ lông màu xám đen còn chuột dạng đột biến ( bạch tạng ) có bộ lông màu trắng, mắt màu đỏ vì đã mất thị giác, không còn lòng đen.

-  Rùa dạng bình thường có 4 chi, 1 đầu nhưng rùa đột biến có 4 chi và 2 đầu.

- Ếch bình thường có 4 chi, còn ếch đột biến thì có 3 chi

- Dâu tây bình thường có màu đỏ, nhỏ. Dâu Tây bị đột biến thành nhiều hình dạng khác nhau. Màu sắc của dâu tây bị đột biến thì đa dạng. Kích cỡ và trọng lượng tăng hơn so với bình thường.

- Ngô bình thường có hạt màu vàng còn ngô đột biến hạt có rất nhiều màu sắc khác nhau.

- Người bình thường có mắt màu đen, tóc đen, da vàng.. còn người bị bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây ra thì có mắt màu hồng, da và tóc màu trắng.

- Quả susu bình thường có màu xanh, hơi bẹt còn quả susu đột biến sinh đôi dính nhau có 1 cuống và có 2 hạt...

2. Đột biến nhiễm sắc thể

- Dâu tằm: dạng gốc lá nhỏ, mỏng nhiều cành còn dạng đột biến thì có lá to, dày, ít cành.

- Bưởi: dạng gốc có nhiều hạt, còn dạng đột biến thì không có hạt.

- Hành tây dạng gốc thì củ nhỏ còn dạng đột biến thì rất lớn, ít hăng và ngọt hơn.

- chuồn chuồn dạng gốc có 2 mắt lớn, râu nhỏ, thân dài, sải cánh khoảng 8 -10cm còn chuồn chuồn đột biến có sừng, râu dài, sải cánh rộng khoảng 21cm.

- Người bình thường có hai mắt nằm không cách xa nhau, lưỡi không thè ra, miệng không hơi há.. còn người bị mắc bệnh Đao do có 3 nhiễm sắc thể số 21 thì có đặc điểm hai mắt cách xa nhau, miệng hay há, lưỡi hơi thè ra, si đần....

Do các tác nhân vật lí, tác nhân hóa học hoặc do biến đổi sinh lí ở môi trường nội bào dẫn đến làm biến đổi cấu trúc của gen, cấu trúc của nhiễm sắc thể, số lượng nhiễm sắc thể.

 

Đa số đột biến có hại, thể đột biến ( cá thể mang gen đột biến biểu hiện ra bên ngoài thành tính trạng) thường có sức sống thấp, không có khả năng sinh sản, hoặc sinh sản kém, chính vì vậy nên khả năng gặp ngoài tự nhiên rất  ít. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật chất di truyền là xuất hiện thêm nhiều đột biến, đặc biệt là các đột biến có lợi, trong đó chủ yếu là các thành tựu trong chọn giống cây trồng, ví dụ các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều loài mới, đặc biệt là tạo ra các giống đột biến cho năng suất cao, thực phẩm dược phẩm như lúa thuốc Hồng Hương...

 

c2hoangthanh
Tin liên quan