Thứ ba, 23/07/2024 11:37:25
BÀI DỰ THI THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC 9 Năm học: 2016 – 2017

Ngày: 28/03/2017

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HIỆP HÒA

Trường THCS Hoàng Thanh

 

BÀI DỰ THI THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC 9

Năm học: 2016 – 2017

 

Nhóm học sinh:

1.Nguyễn Bảo Lâm           -    Lớp 9a1

2.Nguyễn Thị Nguyệt Hà  -    Lớp 9a2

3.Nguyễn Thi Huyền         -    Lớp 9a2

 

Phiếu số 15:

          Nhận biết nhôm và sắt

 

I. MỤC TIÊU:  Nắm được:

1. Kiến thức: Mục đích, các bước tiến hành, kỉ thuật thực hiện các thí nghiệm: 

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

2. Kỹ năng: 

- Sử dụng các dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các t/n trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.

4. Định hướng năng lực .

-  Nặng lực làm thực hành thí nghiệm với tính chất của nhôm và sắt.

           - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết, hiểu về công thức phân tử; danh pháp các hợp chất vô cơ.

          - Năng lực hiểu biết kiến thức thực tế: Vận dụng kiến thức vào thực tế,

         - Năng lực tự học của bản thân: hợp tác, chia sẻ trong hoạt động học theo nhóm

          - Nhận biết một số chất vô cơ cụ thể

II. CHUẨN BỊ :

1. Dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết trong PTN: Ống nghiệm, cốc, giá TN, đũa, giấy ráp, ống nhỏ giọt, bật lửa...;

2. Hoá chất: Lọ lá Fe,  lá Al. Không có nhãn mác.

III: Tiến hành thí nghiệm.

 

 

Tiến hành thí nghiệm

Hiện tượng giả thích

- Lấy hai mảnh kim lọai ở hai lọ không nhãn đựng lá nhôm và lá Fe, đặt lên đế sứ, dùng nam châm thử.

- Cho 1 lá mỗi kim loại vào từng ống nghiệm, cho tiếp 2-3ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm.

 

- Mảnh kim loại bị Nam châm hút là Fe còn lại là nhôm không bị hút.

 

- Mảnh kim loại nào tan và có khí thoát ra là Al, còn Fe không có hiện tượng gì.

NaOH + Al + H2O  à NaAlO2 +                                                1,5H2

 

 

c2hoangthanh
Tin liên quan