Thứ ba, 23/07/2024 17:31:26
ĐỀ THI THỬ GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH CHU KỲ 2016-2019

Ngày: 17/11/2016

 

UBND huyỆn HIỆP HÒA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi gồm có 06 trang)

ĐỀ THI THỬ GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH

CHU KỲ 2016-2019

Môn: Công nghệ công nghiệp THCS

Thời gian làm bài: 120 phút

(80 câu trắc nghiệm)

 

Họ, tên giáo viên:................................................................ Ngày sinh:..................................

Trường:............................................................................... Huyện:........................................

Số báo danh: ...........................................................................................................................

 

Chọn đáp án đúng trong các câu sau rồi tô vào phiếu làm bài thi:

C©u 1: §èi víi phÐp chiÕu xuyªn t©m th×

A. C¸c tia chiÕu song song víi nhau                           C. C¸c tia chiÕu ®ång quy t¹i mét ®iÓm

B. C¸c tia chiÕu vu«ng gãc víi nhau                           D. C¸c tia chiÕu c¾t nhau

C©u 2:  Cách cầm đục như thế nào là đúng?

A. Tay cầm đục cách phần đầu 5-10 mm                    B. Tay cấm đục cách phần đầu 10-20 mm

C. Tay cấm đục cách phần đầu 20-30 mm                  D. Tay cấm đục cách phần đầu  30-40 mm

C©u 3:  Bảng kê ghi những nội dung gì?

A. Tên gọi chi tiết - số lượng - cơ quan sản xuất, kiểm tra

B. Số thứ tự - số lượng - vật liệu - tên gọi chi tiết

C. Số thứ tự - tỉ lệ - vật liệu - tên gọi sản phẩm

D. Tên gọi chi tiết - số lượng - vật liệu - tỉ lệ

Câu 5: Vật dũa được kẹp chặt vào êtô sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô 

            A. từ 5-10 mm                                            B. từ 10-20 mm

            C. từ 20-25 mm                                          D. từ 25-30 mm.

Câu 6:  Khối đa diện được tạo bởi:

            A. Các hình tam giác.                                                  B.Các hình chữ nhật.

            C. Các hình đa giác phẳng.                                         D. Các hình tam giác cân.

Câu 7: Tính chất nào sau đây là tính vật lí của vật liệu cơ khí?

            A. Tính cứng, dẻo.                                                          B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. 

            C. Tính  ăn mòn.                                                             D. Tính gia công

Câu 8:  Tính chất nào sau đây là tính công nghệ của vật liệu cơ khí?

            A. Tính cứng, dẻo.  B. tính dẫn điện, dẫn nhiệt. 

            C. tính  ăn mòn.       D. tính gia công.

Câu 9: Đĩa xích  xe đạp có số răng là 50 và đĩa líp là 18. hỏi đĩa nào quay nhanh hơn ?           

             A. đĩa xích.          B đĩa líp.            . C. bằng nhau.            D. không so sánh được.

Câu 10:  Đặc điểm của của mối gép bằng hàn là:

            A. Mối ghép chịu nhiệt độ cao và lực lớn.

            B. Mối ghép có cấu tạo đơn giản và dễ tháo lắp.

            C. Mối ghép dễ nứt và giòn , chịu lực kém.

            D. Mối ghép dễ tháo lắp nhưng chịu lực kém.

Câu 11:  Đĩa xích  xe đạp có số răng là 50 và đĩa líp là 18 .Tính tỉ số truyền của chiếc xe đạp ?

            A. i = 2,6                     B. i = 2,8                     C. i = 2,9                     D. i = 3,0

Câu 12: Theo kết quả của câu 17. Nếu đĩa xích quay với tốc độ là 100( vòng/ phút) thì đĩa líp quay với tốc độ là bao nhiêu ?

            A. N2 =  280 (vòng/phút)                                B. N2 =  290 (vòng/phút)                   

            C. N2 =  300 (vòng/phút)                                D. N2 =  270 (vòng/phút)

Câu 13: §Üa xÝch cña xe ®¹p cã 72 r¨ng, vµnh lÝp cã 3 tầng: tầng 18 răng; tầng 20 răng; và tầng 36 răng. TÝnh tû sè truyÒn của cơ cấu truyền động xích khi để xích ở tầng líp 36 răng ?

        A. i = 1                  B. i = 2                      C. i = 3                        D. i = 4

Câu 14: Theo kết quả của câu 19. Điều chỉnh xích ở tầng líp có số răng nào thì tỉ số truyền lớn nhất? Lúc đó đĩa xích quay  1 vòng thì líp quay mấy vòng?

             A. N2 =  N1                                         B. N2 =  2 N1 

             C. N2 =  3 N1                                       D. N2 =  4 N1

Câu 15: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi:

A. Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể

B. Mặt tranh tuỳ ý

C. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể

D. Mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể

Câu 16: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. p = q = r = 0,5

B. Ba hệ số biến dạng khác nhau

C. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

D. Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

Câu 17: Để giới hạn một phần hình cắt cục bộ ta dùng:

            A. Nét liền mảnh         B. Nét liền đậm           C. Nét lượn sóng         D. Đường gạch chéo

Câu 18: Đường bao khuất và cạnh khuất được vẽ bằng nét:

A. Đứt mảnh               B. Liền đậm                 C. Liền mảnh               D. Lượn sóng

Câu 19: Để định hướng các công trình, trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng nào?

A. Hướng bắc của công trình              B         . Hướng tây của công trình

C. Hướng nam của công trình                         D. Hướng đông của công trình

Câu 20: Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong bản vẽ kĩ thuật?

A. 4                             B. 5                             C. 3                             D. 2

Câu 21: Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu gì:

A. Xuyên tâm              B. Song song và vuông góc          C. Song song               D. Vuông góc

Câu 22: Bản vẽ cơ khí liên quan đến:

A. Chế tạo, lắp ráp máy móc thiết bị

B. Kiểm tra, sử dụng các máy móc

C. Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng … các máy móc và thiết bị

D. Hướng dẫn lắp ráp chi tiết

Câu 23: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân là:

A. p = q = 0,5; r = 1                                        B. p = r = 1; q = 0,5               

C. p = q = 1; r = 0,5                                        D. q = r = 1; p = 0,5

Câu 24: Mặt bằng của ngôi nhà là:

A. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng

B. Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà

C. Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ

D. Hình chiếu song song của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng

Câu 25: Khi ghi kích thước, đường gióng kích thước được vẽ vượt qua đường kích thước một khoảng là:

A. 3mm đến 4mm                   B. 1mm đến 3mm           C. 2mm đến 4 mm           D. 2mm đến 5mm

Câu 26: Quá trình thiết kế thường trải qua mấy giai đoạn chính?

A. 6                             B. 3                             C. 7                             D. 5

Câu 27: Mặt cắt được thể hiện bằng:

A. Đường khuất          B. Nét gạch chấm mảnh             C. Nét lượn sóng             D. Đường gạch gạch

Câu 28: Mặt phẳng cắt là:

A. Mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

B. Mặt phẳng đi ngang qua vật thể

C. Mặt phẳng song song với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

D. Mặt phẳng song song với một mặt phẳng hình chiếu

Câu 29: Hãy chỉ ra hình chiếu đứng của vật thể sau:

A. hình A                    B. hình D                    C. hình B                     D. hình C

Câu 30: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu để hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng thì:

A. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang  trái 900

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang phải 900

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang  trái 900

D. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang phải 900

Câu 31: Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện:

A. Song song với hình chiếu của vật thể                     B. Vuông góc với vật thể

C. Vuông góc với hình chiếu của vật thể                    D. Song song với vật thể

Câu 32: Bản vẽ xây dựng liên quan đến:

A. Thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra ,sử dụng … các công trình kiến trúc và xây dựng

B. Kiểm tra, sử dụng các công trình kiến trúc, xây dựng

C. Thiết kế, thi công các công trình kiến trúc

D. Hướng dẫn lắp ráp chi tiết

Câu 33: Bản vẽ lắp dùng để:

A. Lắp ráp các chi tiết                                                 B. Chế tạo các chi tiết

C. Chế tạo và kiểm tra các chi tiết                               D. Sửa chữa các chi tiết

Câu 34: Mặt cắt nào được vẽ ngay trên hình chiếu?

A. Mặt cắt một nửa                 B. Mặt cắt toàn bộ                   C. Mặt cắt chập           D. Mặt cắt rời

Câu 35: Trong phương pháp hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn có đường kính là d được biểu diễn tương ứng bằng elip có kích thước:

A. Trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,91d

B. Trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,71d

C. Trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,91d

D. Trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,71d

Câu 36: Sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân là:

A. Phương chiếu, hệ số biến dạng, hệ trục tọa độ                   B. Hướng chiếu

C. Hệ trục tọa độ, hệ số biến dạng                                          D. Hệ số biến dạng

Câu 37: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu đứng được đặt ở đâu trong bản vẽ?

A. Ở trên hình chiếu bằng                               B. Góc bên phải bản vẽ

C. Đặt tùy ý                                                     D. Ở dưới hình chiếu bằng

Câu 38: Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau:

A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ  – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm

B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ –  Ghi phần chữ – Tô đậm

C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm

D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên  – Vẽ mờ –  Tô đậm – Ghi phần chữ

Câu 39: Để thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng, các thiết bị ... trong ngôi nhà người ta thể hiện bằng:

A. Hình cắt                  B. Mặt đứng                C. Mặt cắt                    D. Mặt bằng

Câu 40: Những khổ giấy chính dùng trong bản vẽ kĩ thuật là:

A. A1, A2, A3, A4, A5               B. A0, A1, A2, A3, A4                C. A4                D. A1, A2, A3, A4

Câu 41: Để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà người ta dùng:

A. mặt bằng                 B. mặt cắt                    C. hình cắt                   D. mặt đứng

Câu 42: Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là bao nhiêu.

A. 600 V                     B. 650 V                     C. 800 V                     D. 850 V  

Câu 43: Trong hình chiếu phối cảnh mặt phẳng thẳng đứng đặt vuông góc với mặt phẳng vật thể gọi là gì?

A. Mặt phẳng tầm mắt              B. Mặt tranh               C. Mặt phẳng vật thể               D. Điểm nhìn

Câu 44: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều là:

A. p = q = 0,5; r = 1                                        B. p = r = q = 1          

C. p = q = 1; r = 0,5                                        D. q = r = 1; p = 0,5

Câu 45: Trên đồng hồ công tơ của một hộ gia đình, nếu vào ngày 1 tháng 8 số chỉ của công tơ là 1540 kWh, ngày 1 tháng 9 số chỉ của công tơ là 1945 kWh. Tính điện năng tiêu thụ trong tháng của hộ gia đình:

A. 3485 kWh              B. 405 kWh                 C. 185 kWh                 D.504  kWh

Câu 46:  Máy biến áp có công suất đầu vào là 1000 W . Nếu biết tổn hao công suất trên dây quấn là 50 W thì công suất cung cấp cho tải sẽ là:

A.  1050 W.                B.  950 W.                   C. 1500 W.                  D. 1000 W

Câu 47:  Máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp 3000 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng mắc vào nguồn xoay chiều. Khi đó đo được dòng điện thứ cấp là 1,2A. Vậy, dòng điện qua cuộn sơ cấp là :

A. 0,01 A.                   B. 0,02 A.                   C. 0,3 A.                     D. 0,2 A

Câu 48: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu

A. 10 V.                      B. 12 V.                      C. 14 V.                      D. 16 V

Câu 49:  Để giảm hao phí điện năng khi truyền tải điện đi xa người ta thường dùng biện pháp nào ?

A. Làm tăng điện áp trước khi truyền đi                     B. Làm giảm điện áp trước khi truyền di

C. Làm tăng công suất của máy phát điện                   D. Dùng dây dẫn điện có tiết diện nhỏ

Câu 50: Đo dòng điện đầu ra của một ổn áp 10A bằng ampe kế được 11A, ta kết luận:

A. Ổn áp đang hoạt động bình thường                       B. Ổn áp đã bị cháy

C. Ổn áp đang bị quá tải                                             D. Ổn áp bị giảm công suất

Câu 51: Một lá thép kỹ thuật điện bị bẻ gãy dễ dàng là do trong thép:

A. Chứa nhiều sắt.          B. Chứa ít silíc.           C. Chứa nhiều silíc.          D. Chứa nhiều tạp chất.

Câu 52: Máy biến áp tăng  áp có hệ số biến áp

            A. K < 1                      B.  K £1                      C.  K = 1                     D. K > 1

Câu 53: Dùng vạn năng kế để xác định đứt dây thì khóa chuyển mạch phải ở vị trí nào?

A. Vị trí đo điện áp một chiều, thang đo 220 V          B. Vị trí đo điện trở, thang đo R x 10k

C. Vị trí đo cường độ dòng điện                           D. Vị trí đo điện áp xoay chiều, thang đo 250 V.

Câu 54: Đo điện trở hai đầu của cuộn dây cho giá trị R = ∞ chứng tỏ rằng :

A. Cuộn dây bị ngắn mạch                             B. Cuộn dây bị ẩm nên điện trở tăng

C. Cuộn dây bị đứt                                          D. Cuộn dây bị chập một số vòng

Câu 55: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là

            A. 1100.                                  B. 2200.                                  C. 2500.                      D. 2000.

Câu 56: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì:

A. Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.

C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.

Câu 57: Trên dụng cụ điện thường ghi số 220V và số oát. Số oát này cho biết điều nào dưới đây?

A . Công suất tiêu thụ của dụng cụ điện khi nó sử dụng vơí hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

B.  Công suất tiêu thụ của dụng cụ điện khi nó sử dụng vơí hiệu điện thế đúng với 220V

C.  Công mà dòng điện thực hiện trong 1 phút khi dụng cụ này hoạt động đúng với hiệu điện thế 220V

D. Điện năng mà dụng cụ này tiêu thụ trong 1 phút khi dụng cụ này hoạt động đúng với hiệu điện thế 220V

Câu 58: Một máy biến thế có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này

            A. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

            B. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

            C. là máy hạ thế.                                                                    

            D. là máy tăng thế.

Câu 59: Dây nối đất vào các thiết bị điện có mục đích để:

A. Làm cho thiết bị ít hao điện.                                   B. Thiết bị chắc chắn không bị ngã.

C.An toàn cho người vô tình chạm vỏ.                       D.Thiết bị lâu hư.

Câu 60: Theo TCVN 3144-79 về qui định các cấp bảo vệ của thiết bị điện thì cấp III gồm:

A. Những thiết bị làm việc ở điện áp 50V.

B. Những thiết bị làm việc với điện áp lớn hơn 50V.

C. Những thiết bị làm việc với điện áp lớn hơn hoặc bằng 50V.

D. Những thiết bị làm việc với điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 50V.

Câu 61: Bóng đèn ống 20W sáng hơn bóng đèn dây tóc 60W là do

A. Dòng điện qua bóng đèn ống mạnh hơn.

B. Hiệu suất bóng đèn ống sáng hơn.

C. Ánh sáng tỏa ra từ bóng đèn ống hợp với mắt hơn.

            D. Dây tóc bóng đèn ống dài hơn.

Câu 62: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ

            A. Tăng 102 lần.                    B. Giảm 102 lần.           C. Tăng 104 lần.                D. Giảm 104 lần.

Câu 63: Một lớp nước dày 2m trên mặt hồ chứa nước có diện tích 1km2 ở độ cao 250 so với cửa vào tua bin của nhà máy thuỷ điện. Hỏi lớp nước đó có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu, giả sử hiệu, suất của nhà máy là70%, trọng lượng riêng của nước là là 104N/m2.

A. 2,5.1012J               B. 3,5.1012J                C. 4,5.1012J                D. 5,5.1012J

Câu 64: Một nhà máy nhiệt điện dùng than đá có công suất 600MW. Hỏi trong 1 ngày nhà máy đó phải tiêu thụ lượng than đá là bao nhiêu. Biết hiệu suất của nhà máy là 30%, năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg.

A. 60.105 kg.             B. 62.105 kg.              C. 64.105 kg.             C. 66.105 kg.

Câu 65: Trong trường hợp điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) đạt 8.0, trong có điểm trung bình của môn Ngữ văn là 8,0 và các môn còn lại không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. Nhưng có môn Thể dục bị xếp loại chưa đạt (CĐ) thì em đó được xếp loại:

A. Giỏi                        B. Khá                         C. Trung bình              D. Yếu

Câu 66: Thông tư Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông là thông tư:                 

A. 30/2009/TT-BGDĐT                                 B. 40/2006/QĐ-BGDĐT

C. 58/2011/TT-BGDĐT                                 D. 52/2008/QĐ-BGDĐT

Câu 67: Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

A. Hạnh kiểm, học lực từ trung bình trở lên và nghỉ 44 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

B. Hạnh kiểm, học lực từ trung bình trở lên và nghỉ quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

C. Hạnh kiểm, học lực yếu và nghỉ 12 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

D. Hạnh kiểm yếu, học lực khá và nghỉ 44 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Câu 68: Theo quy định hiện hành, khi tiến hành kiểm tra đánh giá, ra đề thi giáo viên căn cứ chủ yếu vào:

A. Sách giáo khoa và sách bài tập                   B. Sách giáo khoa và sách giáo viên

C. Sách giáo khoa                                           D. Chuẩn kiến thức, kỷ năng của chương trình

Câu 69: Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày:

A. 4/11/2012                                                               B. 4/11/2013

C. 4/11/2014                                                               D. 4/11/2015

Câu 70: Theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng BGDĐT giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm mấy tiết  (đối với giáo viên trung học cơ sở) ?

A. 1 tiết                  B. 2 tiết                                C. 3 tiết                     D. 4 tiết

Câu 71: Thời lượng thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở trong 1 năm học là:

A. 30 tiết                     B. 60 tiết                      C. 90 tiết                      D. 120 tiết

Câu 72:  Theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng BGDĐT thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở trong 1 năm học là bao nhiêu tuần?

A. 37 tuần                   B. 39 tuần                                C. 40 tuần                   D. 42 tuần

Câu 73: Phương tiện dạy học

A. Phải luôn đặt trên bàn học sinh để học sinh tự tay sử dụng.

B. Chỉ được sử dụng một lần trong một tiết dạy.

C. Được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó.

D. Được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu một phương tiện sử dụng nhiều lần trong một tiết học.

Câu 74: Anh (Chị) hãy cho biết Luật Giáo dục hiện nay mà ngành đang sử dụng là Luật Giáo dục được ban hành vào năm nào?

            A. 2004                       B. 2005                                   C. 2006                       D. 2007

Câu 75: Trong nội dung định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo tại nghị quyết số 29-NQTW 8 khóa XII có mấy quan điểm chỉ đạo ?

            A. 6                             B. 8                                         C. 15                           D. 7    

Câu 76: Tại công văn số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới có mấy nguyên tắc đánh giá:

A.3                              B. 4                                         C. 6                             D. 8

Câu 77: Trong các ý sau, ý nào không phải là nội dung đánh giá theo quy định tại  công văn số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc ướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới:

A. Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục THCS theo từng môn học và hoạt động giáo dục.

B. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh.

C. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh.

            D. Chỉ đánh giá bằng điểm kiểm tra.

Câu 78:  Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT thì số lần kiểm tra thường xuyên của môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết /tuần  bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn là:

            A. Ít nhất 3 lần            B. Ít nhất 2 lần                         C. Ít nhất 4 lần             D. ít nhất 1 lần

Câu 79: Mức độ nào là mức độ cao nhất trong bốn mức độ của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:

A.  Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

B. Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

C. Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

D. Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Câu 80: "Tích cực" trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là:

A. Trái nghĩa với tiêu cực.                                                      B. Hoạt động, chủ động.

C. Tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.         D. Người dạy là chủ thể của hoạt động.

 

………………………… HẾT. …………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c2hoangthanh
Tin liên quan