Thứ ba, 23/07/2024 09:36:09
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9

Ngày: 24/04/2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

 

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị Véc-xai

A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.                      B. Bản án chế độ thực dân Pháp.

C. những bài viết in trên báo Người cùng khổ.           D. tác phẩm Đường cách mệnh.

Câu 2. Văn kiện nào không được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chính cương vắn tắt.                                      B. Sách lược vắn tắt.

C. Điều lệ tóm tắt.                                                D. Luận cương chính trị.

Câu 3. Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra trên địa bàn tỉnh nào?

A. Cao Bằng.                    B. Hà Nội.                  C. Lạng Sơn.                          D. Bắc Giang.

Câu 4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của ai?

A. Võ Nguyên Giáp.                                            B. Văn Tiến Dũng.

C. Phạm Văn Đồng.                                             D. Hồ Chí Minh.      

Câu 5. Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?           

A. Ngày 2/9/1945.         B. Ngày 6/1/1946.         C. Ngày 3/9/1945.        D. Ngày 6/1/1947.

Câu 6. “Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta”. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.                B. Chiến dịch Biên giới 1950.

C. Chiến dịch Tây Bắc 1952.                 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2. (2,0 điểm)

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào? Em có suy nghĩ gì về những tấm gương anh hùng trong chiến thắng Điện Biên Phủ?

Câu 3. (3,0 điểm)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì? Nêu những thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ.

 

------------------------ Hết -----------------------

Họ và tên: ............................................................. Số báo danh: ......................

 

 

SỞ GD&ĐT

BẮC GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: LICH SỬ LỚP 9

Hướng dẫn chấm gồm 2 trang

 

A. TRC NGHIM

Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

D

C

D

B

A

 

B. TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2,0)

 

Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

 

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam; là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam…

- Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng…

- Từ đây cách mạng Việt Nam đã trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới...

- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam…

0,25

 

 

1,0

 

 

0,25

 

0,5

2

(2,0)

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào? Em có suy nghĩ gì về những tấm gương anh hùng trong chiến thắng Điện Biên Phủ?

 

Nguyên nhân thắng lợi…

 

- Có sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo…

- Nhân dân ta từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của cho chiến trường...

- Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần...; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh...

- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp…

0,25

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

Suy nghĩ của bản thân về những tấm gương anh hùng trong chiến thắng Điện Biên Phủ:

 

Học sinh nêu được:

- Kể tên và vắn tắt chiến công của các anh hùng như: Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào sở chỉ huy, rồi cắm cờ lên lô cốt Him Lan…Chiến công của các anh hùng đã góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954)…

- Luôn khâm phục, tự hào, biết ơn sâu sắc các anh hùng liệt sĩ... Xác định trách nhiệm của bản thân trong học tập, rèn luyện theo tấm gương các anh hùng liệt sĩ để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước…

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

3

(3.0)

Chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” là gì? Nêu những thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ.

 

1. Khái niệm:

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ…

2. Những thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:

- Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”…

- Trên mặt trận quân sự, quân và dân ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963. Thắng lợi này khẳng định ta có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”…

- Các cuộc đấu tranh chính trị của tăng ni, Phật tử, của quần chúng nhân dân... đã khiến cho Mĩ  phải làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của anh em Diệm - Nhu (1/11/1963)…

- Với các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa),... trong đông -  xuân 1964 - 1965 trên khắp miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ…

 

1,0

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

Ghi chú: Trên đây là những gợi ý chung cho GV khi chấm. Tuỳ bài viết cụ thể của HS, GV vận dụng cho điểm. Cần chú ý đến tính tổng thể của bài viết, những bài có ví dụ minh hoạ, phân tích… để cho điểm tối đa.

 

 

c2hoangthanh
Tin liên quan