Thứ tư, 15/05/2024 11:01:44
Tiết 79: SO SÁNH VĂN 6

Ngày: 28/01/2018

Ngày soạn: 14/01/2018

Ngày dạy: 17/01/2018

                             Tiết 79:        SO SÁNH                                      

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: HS nắm khái niệm, cấu tạo của so sánh, biết sử dụng đúng khi nói, viết phép so sánh.

2. Kĩ năng: Kỹ năng nhận biết và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh trong văn bản. Có ý thức vận dụng phép so sánh trong văn nói và văn viết của bản thân, tạo ra những phép so sánh hay.

 3. Thái độ:  - Giáo dục tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ.

                    - Giáo dục lòng yêu thích môn học.

           *Trọng tâm: Luyện tập

B. Tiến trình bài dạy:

I. Chuẩn bị: Gv soạn giáo án, bảng phụ.

II. Kiểm tra bài cũ:

 (?) Thế nào là phó từ , phân loại phó từ? Đặt câu trong đó có sử dụng phó từ và cho biết ý nghĩa của chúng?

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Tổ chức các hoạt động:

Phương pháp

Nội dung

Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm phép so sánh

- GV treo bảng phụ có ghi VD.

- HS đọc VD.

- HĐ nhóm 2 HS (2 phút) ghi ra bảng phụ. Câu hỏi GV ghi ra bảng phụ.

(?) Bằng kiến thức đã học từ lớp 3, em hãy chỉ ra những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

 

(?) Những sự vật, sự việc so sánh trên có điểm nào giống nhau?

- HS chia sẻ trong nhóm (trao đổi bài làm).

- HS chia sẻ trước lớp – GV gọi một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và đưa ra ý kiến.

- Nếu đúng, GV cho HS ghi.

- Nếu sai, GV sửa chữa.

(?) Theo em tác giả so sánh như vậy nhằm mục đích gì? (hãy so sánh với cách nói: trẻ em rất yếu đuối, non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ).

(?) Vậy qua tìm hiểu trên em hiểu thế nào là so sánh? Tác dụng của so sánh?

- GV đưa ra VD (3) SGK (GV chép ra bảng phụ VD này).

(?) Trong câu văn trên, con mèo được so sánh với con gì?

(?) Hai con vật này có gì giống và khác nhau?

 

 

 

 

 

(?) Vậy em nhận thấy có mấy trường hợp so sánh thường gặp?

 

 

 

- HS hoạt động theo nhóm hai bàn (3phút).  HS làm ra giấy.

- Dãy 1, 2 làm ví dụ phần 1, trang 24

- Dãy 3,4 làm ví dụ 3 trang 25.

Câu hỏi:

(?) Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình phép so sánh ở các ví dụ trên.

- Chia sẻ trong nhóm.

- Gọi HS trong nhóm lên điền vào bảng phụ GV đã chuẩn bị.

- Gọi HS lên nhận xét bài làm của các nhóm.

- GV nhận xét, sửa chữa.

GV: đây chính là mô hình cấu tạo của phép so sánh (các từ so sánh: giống như, hệt như, bao nhiêu - bấy nhiêu; là).

(GV: - Câu a: vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.

- Câu b: từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A).

 

 

 

(?) Từ đó em rút ra được lưu ý gì về cấu tạo của phép so sánh trong thực tế?

 

 

 

- HS đọc phần ghi nhớ.

Hoạt động 2: Hd hs luyện tập

Hãy nêu yêu cầu BT1:

- Đặt câu có sử dụng phép so sánh.

 (Từ VD so sánh theo mẫu trong SGK)

- GV chia lớp 2 nhóm: nhóm 1 so sánh người với người, nhóm 2 so sánh vật với vật.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- GV gọi HS đọc kết quả.

- GV nhận xét, kết luận.

 

- Yêu cầu BT2? (Hãy điền vế B)

- Muốn điền được ta làm như thế nào? (Tìm những sự vật đó có nét tương đồng).

- GV đưa ra một số từ ngữ được so sánh: Khỏe, yếu, đen, trắng, cao, đẹp, xấu, nhanh, chậm, mềm, cứng, dai, ăn, mưa, nắng, rét, ngọt, nhạt, cãi, câm, vàng, đỏ, đông...

- GV cho từng HS lên viết tiếp vế B và từ so sánh theo mẫu.

I. So  sánh là gì?

1.Vd (bảng phụ có ghi VD).                                    

 

2. Nhận xét:

 

 

- So sánh: + trẻ em - búp trên cành

                 + rừng đước - hai dãy tường thành vô tận.

- Chúng có những điểm giống nhau: sự non yếu, cao, dựng lên.

 

 

 

 

 

 

à Làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh, gợi cảm.

 

3. Kết luận:  Ghi nhớ - SGK (tr 24)

 

 

 

- Con mèo to hơn con hổ.

- Giống nhau về hình thức: lông vằn.

- Khác nhau về tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ.

->So sánh nhằm nhấn mạnh sự khác nhau giữa hổ và mèo. Đó là so sánh lô-gíc chưa phải phép tu từ.

->Tu từ so sánh là so sánh nghệ thuật dựa vào sự tương đồng giữa các sự vật.

 

 

II. Cấu tạo của phép so sánh:

1. VD:

2. Nhận xét:

Vế A (SV được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (SV dùng để so sánh)

Trẻ em,

Rừng đước

 

dựng lên cao ngất

như

như

búp...,

hai...

 

Vế A (SV được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (SV dùng để so sánh)

Chí lớn ông cha

Lòng mẹ bao la

 

 

Con người

 

 

 

 

 

Không chịu khuất phục

 

 

Thay bằng dấu hai chấm

 

như

Trường Sơn

Cửu Long (đảo vế B)

 

Tre mọc thẳng

 

* Lưu ý:

- Từ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể lược bớt.

- Vế B có thể đảo lên trước vế A kèm theo từ so sánh.

3.  Kết luận : ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập

BT1.

- Người với người: Cu Tí bước đi như chú bộ đội tí hon.

- Vật với vật: Hồ Gươm như chiếc gương.

- Cái cụ thể - cái trừu tượng:

" Ơn cha…..

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang"

 

 

BT2:

- Khỏe như voi

- Trắng như tuyết

- Cao như sếu

 

IV. Ứng dụng:

(?) Tìm một đoạn thơ, một đoạn văn có sd phép so sánh, chỉ ra cấu tạo của phép ss đó.

V. Bổ sung:

- Thế nào là so sánh? Phép so sánh? Cấu tạo của phép so sánh ?

 - Dặn dò: HS học bài, làm bài tập 3, 4 trang 26, 27.

                 Chuẩn bị: Quan sát, tưởng tượng........

 

c2hoangthanh
Tin liên quan