Thứ ba, 23/04/2024 16:39:09
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 1,2,3

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP " BÀN TAY NẶN BỘT"

         Buổi chiều ngày 20 tháng 4 năm 2018, Tổ 1, 2, 3 Trường Tiểu học Đông Lỗ số 2 tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ tháng 4 năm 2018. Tham dự có các đồng chí trong BGH nhà trường và toàn thể giáo viên trong tổ.

         Theo phương  pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề về hiện tượng tự nhiên thông qua tiến hành quan sát, nghiên cứu tài liệu để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Đứng trước một sự vật, hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, phân tích, tổng hợp kiến thức. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói của học sinh.

         Để giúp học sinh phát triển về kiến thức và năng lực, cô giáo Vũ Thị Huyền - Trường TH Đông Lỗ số 2 đã dạy thể nghiệm qua môn học Tự nhiên và xã hội lớp 1 với bài " Gió" theo phương pháp này. Bằng sự dẫn dắt của giáo viên , học sinh bộc lộ những quan điểm riêng của bản thân và mạnh dạn tìm hiểu về kiến thức đã đạt được. Để học sinh được thực hành bài học thực sự, giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng chu đáo bằng những bức tranh các em tự sưu tầm. Không chỉ vậy, tiết học còn mang lại sự hứng thú đối với các em đó là các em được ra ngoài trời quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để giải đáp cho những thắc mắc của mình. Theo đánh giá  của tất cả các ý kiến trong tổ thì tiết học này của đồng chí Vũ Thị Huyền thành công và có rất nhiều cố gắng dù là một giáo viên mới ra trường.

         Phần thứ hai sau khi dự giờ, Tổ tiến hành thảo luận, chia sẻ về những điểm tâm đắc,những điều còn băn khoăn và đư ra những giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. Các ý kiến rất chủ động, tự giác phát biểu theo góc độ quan sát của mình. Cũng từ việc chú ý theo dõi quan sát học sinh học tập mà các ý kiến phát biểu rất có trọng lượng, rất sát. Kèm theo các ý kiến là các minh chứng cho từng thời điểm, từng hoạt động;ừ phân tích kỹ những biểu hiện của học sinh từ nét mặt, cử chỉ tới hành động, từ việc quan sát đến trao đổi nhóm đến kỹ năng chia sẻ, trình bày của các em.

       Qua việc học tập của học sinh,  các đồng chí trong BGH nhà trường cũng đóng góp rất nhiều những ý kiến hay và bổ ích để giúp cho những tiết học sau được tốt hơn. Buổi sinh hoạt chuyên môn kết thúc,  mỗi giáo viên đều rút  ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cho riêng mình.

 

       

 

 

        

 

Tác giả: Đàm Thị Thương

Xem thêm