Chủ nhật, 25/08/2024 12:09:15
HIỆU QUẢ TỪ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Ngày: 24/11/2016

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học này là đẩy mạnh đổi mới PPDH được trường TH Thanh Vân quan tâm chỉ đạo thực hiện qua việc SHCM. Cụ thể là phương pháp Bàn tay nặn bột được áp dụng trong giờ học mang lại hiệu quả cao được giáo viên nhiệt tình hưởng ứng. Có một tiết học mang lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất là tiết Khoa học lớp 4 với bài Nước có tính chất gì? do cô giáo Dương Thị Thanh Xuân  dạy  ngày 11/ 11 /2016.

    Phần đầu tiên của một tiết học 2 cốc  đựng hai loại chất lỏng khác nhau. Giáo viên dẫn dắt học sinh làm thế nào để phân biệt đâu là cốc nước, đâu là cốc sữa? Lúc này học sinh bắt đầu tham gia vào bài học một cách lôi cuốn. Tất cả các nhóm đều tập trung quan sát tìm ra những nội dung yêu cầu mà cô giáo đưa ra. Các em quan sát đều bằng mắt, em thì nếm thử. Vẻ mặt các em đều tập trung suy nghĩ cao độ, rồi thống nhất kết quả cuối cùng ghi vào bảng nhóm của mình.

   Để phát huy tối đa khả năng suy nghĩ của các em. Các em hiểu sâu nội dung bài học. Giáo viên đặt câu hỏi ngoài cách quan sát trên các em còn có cách nào nữa không? Hình như với câu hỏi này tôi thấy vẻ mặt của các em đầy vẻ ưu tư suy nghĩ. Lúc này, không khí lớp học có vẻ trầm xuống, nét mặt học sinh có vẻ ưu tư

 

    Cũng từ lúc này đây tôi nhận thấy rằng sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột để giúp học sinh sờ nắn, ngửi vào từng vật thật của mình để hiểu nội dung bài học. Giáo viên dẫn dắt học sinh bộc lộ hết khả năng của mình, mạnh dạn trình bầy ý kiến cá nhân trước lớp. Câu hỏi tưởng chừng là khó với các em nhưng được cô giáo cho các em làm việc với vật thật mà cá em đã tìm ra và phân biệt được cốc nước và cốc sữa một cách dễ dàng. Ngoài ra, nhờ làm việc với thí nghiệm và vật thật mà lớp học trở nên sôi động và hào hứng hơn, các nhóm say mê tìm hiểu bài hơn ở các nội dung sau và tự mình nêu được kết luận chung của bài. Từ đó học sinh biết được Tại sao nước lại không có hình dạng nhất định, tính chất không màu, không mùi , không vị, tính thấm và tính hòa tan của nước.

     Sau khi có kết luận nội dung bài mà học sinh đưa ra, đối chiếu lại hiểu biết ban đầu, tôi thấy tiết học áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột thực sự có hiệu quả. Từ những thắc mắc ban đầu tưởng chừng như khó giải quyết được, nhưng bằng những vật thật thí nghiệm dễ tìm kiếm mà giúp học sinh tìm tòi để chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng, giúp các em ghi nhớ và áp dụng sâu rộng bài học vào thực tế cuộc sống.

                                                                                                                                           Phạm Thị Nga

Trường tiểu học Thanh Vân

ThuNT
Tin liên quan