Ngày đăng : 14-11-2015
Học sinh tiểu học ở Úc
không chỉ được giáo dục về kiến thức mà cả kỹ năng sống qua những việc làm cụ
thể hàng ngày nhằm giúp các em hình thành và duy trì các thói quen tốt.
Rèn
luyện tính tự lập và sự tự tin
Ở Úc, các em nhỏ được
rèn luyện tính tự lập ngay từ bé. Khi ở nhà, các em đều tự xúc đồ ăn chứ không
có người đút. Các bậc phụ huynh rất kiên trì trong việc dọn dẹp thức ăn vương
vãi xung quanh chỗ ngồi của bé và dần dần hướng dẫn bé cách ăn uống sao cho gọn
gàng, sạch sẽ.
Khi đi học, các em đều
tự mang theo bữa trưa của mình để ăn vào thời gian được quy định. Một số trường
học có tổ chức câu lạc bộ ăn sáng miễn phí cho học sinh. Tại đây, mỗi em học
sinh tự ghi tên, đăng ký món ăn cần có sự chuẩn bị của cô giáo phụ trách như
cháo ăn liền, sữa Milo hâm nóng hoặc ‘scrambled egg’ (giống món trứng bác của
Việt Nam nhưng được cho thêm bột làm bánh, sữa tươi để trứng được dẻo và mịn).
Còn đối với những món ăn nguội như bánh mỳ phết bơ, ngũ cốc trộn sữa... thì các
em phải tự chuẩn bị theo sở thích của mình. Sau khi ăn, các em tự rửa sạch bát,
đĩa, thìa, dĩa, cốc, chén mà mình sử dụng, sắp xếp gọn vào đúng chỗ quy định
trước khi rời câu lạc bộ để vào lớp học.
Một kĩ năng khác mà các
em được rèn luyện trong trường học là cách nói chuyện trước đám đông. Nếu như
đa phần người Việt rất ngại nói trước đám đông thì trẻ em ở Úc được tập ‘diễn
thuyết’ ngay từ bậc tiểu học. Trong năm học, mỗi học sinh được khuyến khích
mang tới lớp một món đồ gì đó mà các em yêu thích và giới thiệu nó với các bạn
cùng lớp.
Phương Hoa, học sinh
lớp 2, hào hứng khoe ‘em búp bê’ rất đẹp mà cô bé định mang tới lớp giới thiệu
với các bạn: “Đây là quà sinh nhật mẹ cháu tặng. Tối nào cháu cũng cho em búp
bê ngủ cùng cháu. Cháu rất yêu em búp bê nên cháu muốn giới thiệu em ý với các
bạn”.
Còn Xuân Hoàng rất
thích môn cờ vua nên em quyết định mang bàn cờ vua nam châm của mình tới lớp.
Do còn hạn chế về vốn từ tiếng Anh nên em đã nhờ bố hướng dẫn một số từ mới và
rất chịu khó luyện cho thật nhớ. Trước khi đi ngủ, em cũng lẩm nhẩm ôn lại. Sau
buổi diễn thuyết, em kể rằng mình nhớ hết tất cả mọi từ mới để giới thiệu với
các bạn: “Các bạn con rất thích còn cô giáo con thì... cười!”
Phối
hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường
Nhằm đảm bảo trẻ em
được giáo dục một cách tốt nhất, các cơ quan giáo dục ở Úc rất chú trọng hướng
dẫn phụ huynh phối hợp với nhà trường để dạy dỗ con em mình. Bộ Giáo dục và
Phát triển Mầm non của bang
Phụ huynh cũng được
khuyến khích tham gia một số hoạt động tại trường cùng với con em mình, ví dụ
tổng vệ sinh toàn trường, hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa như Ngày Thể
thao (Tabloid Sports), Ngày Hòa hợp (Harmony Day), đóng góp sách cho thư viện
trường...
Về phía nhà trường cũng
thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình học sinh qua sổ liên lạc hoặc qua
các thông báo gửi về nhà. Trong trường hợp đặc biệt, sẽ có giáo viên liên lạc
trực tiếp với phụ huynh qua điện thoại.
Đặc biệt, các trường
thường có hẳn một chương trình khuyến khích học sinh đọc sách trong suốt năm
học. Ngay từ đầu năm, mỗi em được phát một cuốn sổ để tự theo dõi việc đọc sách
mỗi ngày của mình. Hàng ngày, trước khi tan học, các em được dẫn vào thư viện,
tự chọn cuốn sách phù hợp với khả năng ngôn ngữ cũng như sở thích của mình để
mang về nhà đọc. Khi đọc xong, các em sẽ ghi lại tên cuốn sách đó cũng như
ngày, tháng hoàn thành việc đọc cuốn sách đó vào sổ theo dõi. Các em cũng có
thể thể hiện cảm nhận của mình về cuốn sách bằng cách vẽ hình khuôn mặt vui,
buồn vào một ô riêng. Ngoài ra, cuốn sổ còn có riêng một ô trống để phụ huynh
ghi nhận xét của mình. Đây là một hình thức khuyến khích phụ huynh tham gia
hướng dẫn và rèn thói quen đọc sách cho con cái, đồng thời giúp họ theo dõi sự
tiến bộ của các em.
Cứ hoàn thành 25 ngày
đọc sách, các em nhận được ‘phần thưởng’ là những tấm hình dán (sticker) vào sổ
theo dõi để ghi nhận thành tích và được viết tên lên bảng theo dõi tại lớp để
biểu dương.
Bill Nguyễn, 8 tuổi,
mới theo gia đình sang Úc học từ đầu năm 2011, ban đầu chỉ dám chọn những cuốn
sách ít chữ nhưng giờ đã có thể tự đọc những cuốn có khá nhiều chữ. Những ngày
đầu nhập học, do chưa quen nên có nhiều ngày cậu bé quên không mang sách về
đọc. Còn giờ đây, cậu rất nhớ ‘nhiệm vụ’ này bởi “con sắp đạt 100 ngày rồi. Lớp
con mới chỉ có ba bạn đạt thành tích này thôi”, Bill phấn khởi nói với bố.
Cô bé Hà Linh sang Úc
theo suất học bổng du học của bố và hiện đang học lớp 2 tại một trường tiểu học
ở khu Oakleigh East, thành phố
Chị Minh, mẹ của Hà
Linh, cho biết: “Tối về, ăn cơm xong là cháu lấy sách ra tập đọc, từ nào không
biết lại hỏi chúng tôi hoặc các cô chú sinh viên sống cùng nhà”. Chị cũng nói
rằng vào những ngày nghỉ cuối tuần, vợ chồng chị đều dẫn cháu đến các cửa hàng
sách cũ (Savers) hay các thư viện công cộng quanh Melbourne, tìm mua sách cũ
còn tốt với giá rẻ để mang về Việt Nam cho Hà Linh, giúp bé tiếp tục giữ thói
quen đọc sách và đọc bằng tiếng Anh.
Xin kết thúc bài viết
này bằng nhận xét của một nghiên cứu sinh Việt Nam, chuyên ngành giáo dục tại
Đại học Monash, về cách rèn thói quen đọc sách cho trẻ: “Giá như các cơ quan
giáo dục Việt Nam cũng làm được như Úc thì người lớn chúng ta đã không phải ‘dở
khóc dở cười’ khi đọc các bài văn của học sinh vào mỗi kỳ thi tốt nghiệp”.
(Theo Khám phá ABC Radio
09/2014
22