Thứ sáu, 10/05/2024 06:16:12
góp ý dự thảo Bộ luật dân sự ( sửa đổi )

Ngày: 27/02/2015

ộ luật dân sự hiện hành quy định nguyên tắc tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 9) nhưng chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác trong việc thụ lý, giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có quy định của pháp luật về vụ, việc dân sự đó.

Dự thảo Bộ luật bổ sung Điều 19, theo đó, Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, Tòa án căn cứ vào tập quán (Điều 11), nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng (Điều 12) để xem xét, giải quyết.

Về vấn đề này, hiện có hai loại ý kiến:

- Loại ý kiến thứ nhất: nhất trí với quy định của dự thảo Bộ luật vì các lý do sau đây:

 Thứ nhất, quy định như dự thảo Bộ luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân một cách kịp thời và triệt để hơn vì Tòa án có trách nhiệm xem xét, giải quyết mọi tranh chấp dân sự, kể cả trong trường hợp không có luật điều chỉnh;

Thứ hai, quy định như dự thảo Bộ luật là nhằm triển khai thi hành một cách triệt để quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013, theo đó, “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”;

Thứ ba, về kinh nghiệm quốc tế, ở nhiều nước cũng quy định Thẩm phán  không được từ chối giải quyết các vụ, việc dân sự kể cả trong trường hợp chưa có quy định của luật....

Trần Ngọc Sang
Tin liên quan