tin tức-sự kiện
Phương pháp giáo dục trẻ em ở Mỹ
Phương pháp giáo dục trẻ em ở Mỹ: Rèn tính độc lập cho con
Tại Mỹ, nơi quyền con người - tự do cá nhân phát triển vô cùng mạnh mẽ, tính cách được rèn giũa nhiều nhất cho những đứa trẻ là tính “độc lập” - S.Paul (giảng viên ngành báo chí, đại học Mỹ) chia sẻ. Vừa là một nhà nghiên cứu, vừa là một người cha, Paul cho hay, từ trước khi quyết định có con, vợ chồng anh đã thảo luận và thống nhất về phương pháp giáo dục đứa trẻ khi nó ra đời.
Việc này tất nhiên không hề dễ dàng.”Chúng tôi chấp nhận, tôn trọng con mình bằng cách: Cho con được toàn quyền lựa chọn từ đồ ăn, giờ ăn, giờ ngủ, sở thích…Cách giáo dục như vậy khuyến khích sự khác biệt, định hình cá tính và đẩy mạnh tính sáng tạo cho trẻ” - Paul giải thích.
Tôn trọng tối đa, nhưng đồng thời cũng hết sức kỷ luật. Từ nhỏ, đứa trẻ đã được dạy phải tuân thủ những quy tắc ứng cơ bản như: Tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng. Lúc con bắt đầu biết cầm, nắm để ăn, Paul và vợ hướng dẫn con mình cách tự xúc ăn.
Đứa bé có thể còn ngượng nghịu, lóng ngóng thậm chí cáu kỉnh và bỏ cuộc. Nhiệm vụ của bố mẹ là phải kiên trì, hết lần này tới lần khác, vừa hướng dẫn vừa khích lệ, thậm chí biến bữa ăn thành “trò chơi”, để con có thể tập cho đến khi biết tự ăn thành thạo.
Phương pháp giáo dục trẻ em ở Mỹ: Người lớn phải làm gương
“Phần lớn, trẻ nhìn cách người lớn cư xử để làm theo. Chúng sẽ thắc mắc, và nhiệm vụ của bố mẹ là giải thích và hướng dẫn chứ không phải áp đặt và lờ đi khi con vặn hỏi. Cha mẹ sẽ nhiều lần tức tối, nổi giận vì mất bình tĩnh khi đối mặt với một đứa trử bướng bình, nhưng điều quan trọng là không được mất kiểm soát tới mức dạy con theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.
Có nghĩa là, bạn đừng dạy đứa bé rằng cắn là thói quen xấu bằng cách cắn nó, dạy đứa bé đánh lộn là hành vi không thể chấp nhận bằng cách đánh nó, và hét vào mặt đứa trẻ để cho nó biết rằng la hét là đức tính xấu….” - Paul nói.
Anh càng lưu ý đến việc cẩn trọng trong mọi hành xử trước mặt con cái – nói phải đi đôi với làm. Với những bậc cha mẹ như vợ chồng Paul, khái niệm con “ngoan” không phải là “biết vâng lời”, mà chỉ cần con “biết hợp tác”. “Con trai tôi 5 tuổi nhưng cháu hiểu và thường biết hợp tác với bố mẹ trong những hoàn cảnh phổ biến” - Paul vui vẻ nói.
Phương pháp giáo dục trẻ em ở Mỹ
Những khi con trai ương bướng và bất hợp tác, anh không phạt con kiểu đe dọa, mắng mỏ, quy kết bé “hư đốn”, “tồi tệ”. Thay vào đó, anh sẽ nghiêm nghị sửa chữa, hoặc đánh vào sở thích của con để “dẫn dụ”: “Ví dụ, thằng bé có thể tự đi giày, nhưng có lúc nó mè nheo và “ra lệnh” cho bố mẹ. Thông thường chúng tôi sẽ nghiêm nghị gợi ý cho bé đặt câu hỏi lễ phép hơn, hỗ trợ bé tự đi chứ không làm hộ.
Khi bé phạm lỗi như nói dối, bỏ ăn, vô kỷ luật, chúng tôi phạt bé bằng cách cắt giảm đồ chơi, trò chơi và giờ chơi, sở thích của bé. Điều cấm kỵ lớn nhất khi phạt trẻ là quát mắng, đánh đòn hoặc đe dọa, quy kết bé “hư đốn”, “tồi tệ”… Bởi trẻ con thì vẫn là trẻ con, vẫn còn rất non nớt. Đứa trẻ biết rằng chúng được cha mẹ tôn trọng và chấp nhận, chúng sẽ mang cái tôi rất lớn và có thể dẫn đến thiếu tôn trọng cha mẹ và người lớn tuổi. Là cha mẹ, chúng ta phải tỉnh táo và nghiêm khắc với con đúng lúc”.
(Nguồn: sưu tầm)
- Làm gì với học sinh chưa giỏi?
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG THCS
- Cảm nhận mô hình chăm sóc trẻ em ở Mỹ
- Cảm nhận mô hình chăm sóc trẻ em ở Mỹ
- Hình thành, phát triển kỹ năng dạy học Sinh học THCS
- 5 bước xử lý khi có hành vi bạo lực học đường
- Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
- Quà tặng đặc biệt gửi các thầy cô giáo trường TH&THCS Mai Đình
- Giáo dục Pháp: Sau phổ thông, đủ đi làm
- Nhật Bản: “Giáo dục đạo đức” là cốt lõi
- Mỹ: Giáo dục sống nhờ triết lý “tự do”
- Phần Lan: Tuyệt đối tin trẻ
- PTE Academic - Lựa chọn mới dành cho người thi chứng chỉ tiếng Anh
- Triết lý giáo dục Việt Nam: Học để làm quan!
- ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GD về kỳ thi chung quốc gia