Chủ nhật, 06/07/2025 19:12:38
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8

Ngày: 07/04/2016

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2015- 2016

THỜI GIAN: 90 PHÚT

 

 I. Ma trận đề

          Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

1. Đọc hiểu

- Nhận diện  diện thể loại của văn bản.

- Nhớ tác giả của đoạn trích

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

2

1,0

 

 

 

2

1,0

2. Tiếng Việt

- Nhận biết tình thái từ, câu ghép, công dụng dấu ngoặc đơn

Hiểu nội dung của trường từ vựng

 

Phân tích cấu tạo câu ghép và xác định mối quan hệ giữa các vế

 

 

Số câu

Số điểm

3

1,5

1

0,5

1

1,0

 

5

3,0

2. Xây dựng đoạn văn và tạo lập văn bản

 

 

Viết đoạn văn theo yêu cầu cụ thể

Viết bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng

 

Số câu

Số điểm

 

 

1

2,0

 

1

4,0

2

6

Tổng số

Số câu

Số điểm

5

2,5

 

1

0,5

2

3,0

1

4,0

8

10,0

 

 

 

 

II. Đề bài:

* TRẮC NGHIỆM( 3 điểm): Chọn chữ cái ở đầu phương án đúng nhất trong các câu sau:

1, Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của tác giả nào?

A. Nguyên Hồng                                         B. Ngô Tất Tố

C. Nam Cao                                                 D. Thanh Tịnh

2,Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí              B. Truyện ngắn             C. Hồi kí      D. Tiểu thuyết

Câu 3: Dấu ngoặc đơn trong câu văn sau dùng để làm gì?

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.”  (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

    A. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

    B. Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước.

    C. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.    

    D. Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)

Câu 4: Từ "Cơ mà" trong câu văn " Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về cơ mà." (Trích "Tôi đi học" - Thanh Tịnh) thuộc từ loại nào dưới đây?

A. Quan hệ từ.                              B. Thán từ.                        

C. Tình thái từ.                                       D. Trợ từ.

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu ghép?

      A. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng.

      B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.

      C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.

      D. Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.

Câu 6: Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tính cách của con người?

    A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò

              B. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, hung ác

      C. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động

    D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào

 

* TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép dưới đây:

          Tôi luôn cố gắng học tập thật tốt vì bản thân không muốn hổ thẹn với bạn bè.

Câu 2( 2 điểm): Từ văn bản ” Ôn dịch, thuốc lá”( Sách giáo khoa Ngữ văn 8- Tập 1), em hãy viết đoạn văn( khoảng 7 đến 10 câu) nói về tác hại của thuốc lá đối với con người, trong đó có sử dụng một trợ từ. Gạch chân trợ từ đó.

Câu 3( 4 điểm): Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

 

III. Đáp án- Thang điểm

* Phần trắc nghiệm( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

 

Câu

Mức tối đa

Mức không đạt

1

C

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

2

B

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

3

D

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4

C

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5

A

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6

B

Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

 

* Phần tự luận( 7 điểm)

 

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

 

- Mức tối đa:

 HS phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép :

Tôi / luôn cố gắng học tập thật tốt vì bản thân/ không muốn hổ thẹn với bạn bè.

C              V                                             C                       V

-> Quan hệ nguyên nhân.

 

- Mức chưa tối đa( thực hiện được 1/2 yêu cầu nêu trên)

- Mức không đạt( thực hiện sai hoàn toàn hoặc không làm bài).

  1

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

0

2

 

 

a. Yêu cầu

- Viết đúng hình thức đoạn văn đảm bảo số lượng câu theo quy định.

- Sử dụng phương thức nghị luận, thuyết minh: Khẳng định, trình bày vấn đề.

- Đoạn văn làm nổi bật được vấn đề: thuốc lá có tác hại lớn đối với con người:

+ Về sức khỏe: gây bệnh tật nguy hiểm, đột quỵ, đẻ non, thai dị tật...

+ Về kinh tế: tốn kém tiền của

+ Về đạo đức: bố hút làm gương xấu cho con; từ thuốc lá đến rượu bia, ma túy, trộm cắp...

 

 

b. Cách cho điểm

- Mức tối đa:

1) Đề cập đủ 3 ý; 2) Nổi bật được chủ đề; 3) Diễn đạt mạch lạc logic; 4) Bố cục đoạn văn rõ; 5) khẳng định và trình bày rõ ràng; 6) Sử dụng được trợ từ phù hợp và chỉ ra trợ từ ấy.

- Mức chưa tối đa:

+ Thực hiện được 2/3 yêu cầu nêu trên.

+ Thực hiện được 1/3 yêu cầu nêu trên.

- Mức không đạt:

Thực hiện dưới 1/3 yêu cầu hoặc không viết đoạn văn.

 

 

 

2,0

 

 

 

 

1,5

1,0

 

 

0

3

a. Yêu cầu

- Xác định đúng đối tượng thuyết minh: chiếc nón lá Việt Nam.

- Bài văn cung cấp cho người đọc đầy đủ tri thức về chiếc nón lá và vị trí, tầm quan trọng của nó trong đời sống.

- Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp: nêu định nghĩa, phân tích, phân loại, số liêu, nêu ví dụ, so sánh...

- Diễn đạt mạch lạc, hành văn trôi chảy, ngôn ngữ chính xác dễ hiểu, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Viết đúng hình thức một bài văn thuyết minh, bố cục ba phần:

1. Mở bài:

Giới thiệu chiếc nón lá và vai trò của nó trong đời sống.

2. Thân bài:

           Cung cấp cho người đọc các tri thức:

- Nguồn gốc của chiếc nón lá (Ai sáng tạo? Từ bao giờ? Ở đâu?): Từ thời cổ đại, con người đã biết làm ra chiếc nón, nó đã được in dấu trên bề mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ của người Việt cổ cách đây 2500- 3000 năm.

- Phân loại nón: nón rơm, nón quai thao, nón bài thơ, nón dấu cho lính tráng ngày xưa...Hiện nay thường dùng nón lá cọ.

- Hình dáng: hình chóp

- Nguyên liệu, cách làm:

+ Lá cọ đem phơi khô, phơi sương cho mềm, là cho phẳng

+ Vành nón làm bằng tre, nứa, mỗi chiếc nón có 16 vành

+ Buộc vành xong người ta xếp lá cọ từ vành đầu đến vành cuối( chóp), thường có 2- 3 lớp lá.

+ Cuối cùng là khâu nón, quang dầu,  trang trí tranh ảnh, thêu họa tiết cho nón, buộc quai lụa.

- Công dụng, vai trò:

+ Để che mưa nắng

+ làm quạt mát khi đi làm

+ Làm quà tặng

+ làm đồ trang trí trong nhà

+ Làm dụng cụ biểu diễn nghệ thuật

+ Là cảm hứng cho thơ ca

+ So với những vật che mưa nắng khác, nón có nhiều ưu điểm.

- Cách sử dụng, bảo quản

+ Nón mỏng manh nên nhẹ nhàng khi sử dụng, vừa bền vừa giữ nét thanh lịch duyên dáng của người phụ nữ VN.

+ Khi không đội, đem treo trên tường nơi khô ráo, tránh để dầm mưa hoặc gần lửa

3. Kết bài

Bày tỏ thái độ với chiếc bút nón: yêu quý, trân trọng, giữ gìn...

b. Cách cho điểm

- Mức tối đa:

1) Đề cập đủ 6 ý; 2) Nổi bật được vấn đề; 3) Diễn đạt mạch lạc logic; 4) Bố cục bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ các đoạn văn; 5) Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.

- Mức chưa tối đa:

+ Thực hiện được 2/3 yêu cầu nêu trên ( 3 điểm)

+ Thực hiện được 1/3 yêu cầu nêu trên ( 2 điểm)

+ Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu nêu trên (1 điểm)

- Mức không đạt:

Không biết làm bài văn thuyết minh hoặc không làm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

0,25

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

4

 

 

 

 

    3

2

1

 

 

0


GV: Nguyễn Thị Mỹ Tuyền

thcshuongson
Tin liên quan