Tin tức/(Demo)/Khuyến học - Gương sáng/
Quyết tâm đậu ngành Y
Kì thi ĐH năm nay, Nguyễn Văn Huỳnh đăng ký thi khối A ngành Kỹ thuật hạt nhân, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) và đỗ thủ khoa của trường với 28,5 điểm (trong đó Toán 10; Lí 8,5 và Hóa 10 điểm).
Cậu học trò lớp 12A3, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đắk Lắk) còn dự thi khối B ngành Y Đa khoa, ĐH Y dược TPHCM và đạt 27 điểm (Toán 7,75; Sinh 9,75 và Hóa 9,5 điểm). Huỳnh cho biết em theo học ngành Y bởi đây vừa là nguyện vọng mà em đã ấp ủ bấy lâu.
Sau khi đọc bài viết trên báo điện tử Dân trí, nhiều bạn đọc ngỏ ý muốn liên hệ để động viên, chia sẻ với em Nguyễn Văn Huỳnh. Đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin đăng tải số điện thoại của em Huỳnh:0167 7799 502 (hiện em đang học Trường ĐH Y dược TPHCM) |
Bố Huỳnh mất cách đây gần 2 năm vì căn bệnh ung thư dạ dày khi Huỳnh mới học lớp 10. Huỳnh kể trước ngày bố mất, ông dành cả ngày để dặn dò Huỳnh, dặn dò người con trai cả phải thay bố đứng ra làm trụ cột cho mẹ và em gái.
Được biết, bố mẹ Huỳnh vào Đắk Lắk lập nghiệp từ năm 1993, sau đó vì hoản cảnh khó khăn, bố em đi xuất khẩu lao động 7 năm ở Malaysia và Hàn Quốc, đến khi về nước xây dựng được một cơ ngơi nho nhỏ bằng vốn liếng bao năm đi làm ăn xa quê hương. Nhưng niềm vui đoàn tụ của gia đình không được bao lâu, thì ông phát hiện mắc bệnh ung thư dạ dày. Sau 2 tháng phát hiện bệnh, bố Huỳnh mất trong niềm xót thương vô hạn của gia đình.
Cô Trịnh Thị Nhã (mẹ của Huỳnh) nói trong nước mắt: “Bệnh tật đã mang anh đi sớm quá, khiến tôi và 2 cháu rất buồn, phải mất một thời gian dài tôi mới gượng dậy sau mất mát này, giờ các con ngoan hiền học giỏi nên tôi cảm thấy có động lực để tiếp tục nuôi con ăn học nên người”.
Mẹ của Huỳnh cũng cho biết thêm từ ngày bố mất, Huỳnh đã cố gắng nỗ lực rất nhiều, em vừa học tập ở trường vừa chăm chỉ phụ mẹ những việc nặng trong gia đình như bưng vác cà phê, sửa chữa đồ điện, sửa bơm nước… Ngày nào được nghỉ học, Huỳnh cũng tranh thủ vào rẫy phụ mẹ làm cà phê để giúp mẹ bớt mệt nhọc.
Đạt nhiều giải thưởng môn Vật lí
Để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ sự cố gắng nỗ lực ngày đêm của Huỳnh. Về bí quyết học tập, Huỳnh cho biết em đầu tư vào năm học lớp 12 nhiều nhất, trước khi bắt đầu năm học đã học trước một số chương bài và ôn bài theo trật tự sao cho dễ nhớ nhất.
“Do em tự học trước các môn ở nhà vào kỳ nghỉ hè, nên khi vào lớp việc tiếp thu bài cũng nhanh hơn, em thường chia các ngày trong tuần ra và dành mỗi ngày học kỹ một môn cho thật kỹ, nắm chắc các chuyên đề, và thiết lập cho mình phương pháp học tập đơn giản và dễ hiểu. Trước kỳ thi, em cũng lên mạng lấy tài liệu ôn thi, làm các đề thi của các năm gần đây để rèn luyện phương pháp làm bài thi”, Huỳnh chia sẻ.
Huỳnh được gia đình đặt biệt hiệu “cú đêm” bởi vì Huỳnh rất thích học vào buổi tối và đêm khuya, mẹ Huỳnh cho biết thấy con trai học thâu đêm nhiều khi cô rất nóng ruột lo cho sức khỏe con trai mình.
“Nhiều đêm 1, 2 giờ sáng thấy Huỳnh vẫn học tôi lo lắm, vào kêu tắt đèn đi ngủ Huỳnh lại nói con học về đêm dễ tập trung nhất, biết vậy nhưng tôi vẫn rất lo khi cứ học đến tận sáng như vậy”, cô Nhã kể.
Được biết, chàng thủ khoa mồ côi sở hữu một bộ sưu tập lớn các giải thưởng về môn Vật lí như: giải Nhì học sinh Giỏi tỉnh (lớp 11); giải Nhì học sinh Giỏi tỉnh (lớp 12); giải Nhì cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio với môn Vật lí cấp tỉnh; giải Nhì cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio với môn Vật lí cấp quốc gia (lớp 12).
Nói về cậu học trò của mình, thầy Nguyễn Trọng Nam (giáo viên chủ nhiệm lớp Huỳnh) cho biết Huỳnh là học sinh hiền lành, ngoan ngoãn, rất chịu khó trong học tập, năng nổ trong các hoạt động trường, lớp.
“Huỳnh học rất giỏi các môn Tự nhiên, em suy luận giải bài tập rất nhanh, nhất là môn Vật lí, em đã đạt được nhiều giải thưởng. Biết em Huỳnh đậu thủ khoa tôi vô cùng tự hào về em, em sẽ là tấm gương tiêu biểu để học sinh các thế hệ tiếp của trường tôi noi theo”, thầy Nam nói.
- 6 cách để tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ
- Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học
- Tụi con đã có nước sạch rồi”!
- 'Nếu không ăn rau, con sẽ rất xấu xí' Đôi khi, bạn phải nói dối điều này bởi vì bạn không thể làm bất cứ điều gì khác để có được sự đồng thuận, chấp nhận của con cái trong vấn đề ăn uống mà bạn cho đó là tốt nhất. Bạn muốn con của mình phải ăn
- Cách học mới cho học sinh tiểu học
- Bất bình đẳng trường công - trường tư
- hoạt động ngoại khóa
- Giáo viên Tây chia sẻ cách sống tốt ở HN chỉ với 1 giờ dạy mỗi ngày
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Văn
- Triết lý giáo dục Việt Nam: Học để làm quan!
- Đề xuất xây nhà vệ sinh 2 tỷ đồng: Phụ huynh “phản pháo”
- HKPhone ra mắt Racer INNO chạy chip Qualcomm
- Trao 40 suất học bổng đến học sinh dân tộc thiểu số
- Mang tính năng “độc” của Windows 9 lên phiên bản Windows hiện tại
- AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY
- Tại sao cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ?
- Hướng đến nền giáo dục thực học
- Cùng con khơi dậy tiềm năng tự nhiên mỗi ngày
- Đắk Nông thiếu gần 500 giáo viên mầm non
- Đổi mới phương pháp dạy học Cập nhật lúc : 15:19 07/08/2013 Giáo viên hãy là một nhà tư vấn tâm lý!
- Trường hơn 6 tỷ vẫn “phơi sương” sau hai mùa khai giảng
- Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa dự lễ khai giảng tại ngôi trường nhiều kỷ niệm
- Thầy ngày càng sợ… trò!
- Thực hư sách kĩ năng dạy trẻ 'sờ vào vùng kín' của bạn
- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
- Phụ huynh có vai trò quan trọng quyết định kết quả học tập của con
- Trao 50 suất học bổng đến sinh viên có thành tích xuất sắc
- ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GD về kỳ thi chung quốc gia
- Bí quyết chọn trường mầm non cho con
- Tưng bừng lễ khai giảng ở ngôi trường gần 100 tuổi