Tin tức/
Thầy ngày càng sợ… trò!
Chỉ cần một hành vi chưa đúng chuẩn mực sư phạm, một phát âm ngoại ngữ không chuẩn, lập tức giáo viên (GV) trở thành đối tượng cho học sinh (HS) đe dọa, cười cợt. Công nghệ hiện đại một mặt khiến những vụ việc như thầy bạo hành trò được phơi bày nhưng cũng là con dao 2 lưỡi khiến không ít HS dùng làm phương tiện gây áp lực, đe dọa GV. Nuốt nước mắt vào lòng Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 4, TP HCM kể mới đây, trong giờ thể dục, chỉ vì GV nhắc nhở một HS xếp hàng ngay ngắn mà em này đã buông một câu chửi thề rất tục tĩu. GV chủ nhiệm mời phụ huynh đến trường để phối hợp nhắc nhở. Song, thay vì tìm hiểu thì phụ huynh lại xông vào trường đánh cô giáo và đứng giữa đường rêu rao, bôi nhọ đời tư GV. “Phụ huynh này còn dọa “xử” GV nếu “đì” con bà học kém và không lên được lớp; đe dọa quay phim GV, gọi báo chí nếu GV dám phản ứng lại. Dù GV bị xúc phạm nặng nề nhưng chúng tôi cũng đành im lặng, động viên các thầy cô cố gắng. Dư luận hiện nay khiến chúng tôi tổn thương vì trong bất cứ lý do gì thì lỗi đầu tiên vẫn là người thầy phải chịu trách nhiệm” - vị hiệu trưởng bày tỏ. Rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh cần được đề cao trong nhà trường. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH Một GV trường quốc tế tại TP HCM nhớ lại: “Trong giờ học ngữ văn, vì nhắc nhở một HS tập trung vào bài giảng mà tôi nhận được câu thách thức: “Tiền lương hằng tháng của cô còn không bằng học phí tôi đóng vào trường. Cô cũng chỉ đi làm thuê thôi mà làm gì ghê vậy!”. Nghe xong câu trả lời, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong vì hóa ra, HS chỉ xem mình là người đi làm thuê, làm nghề bán chữ!”. Một GV tại quận Gò Vấp, TP HCM vẫn còn nhớ lại cảm giác giận run người khi chưa kịp mắng HS thì ông đã bị học trò đe dọa: “Ông thích xuất hiện trên trang nào?”. Kèm theo đó là chiếc điện thoại đang bật chế độ quay phim! Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết có một thực tế là hiện nay, khi thầy cô có điều gì bức xúc với HS thì liền bị trò đe dọa quay phim, ghi âm. Điều này tác động gây không ít đến tâm lý GV khiến người thầy mất tự tin, sợ sệt. Trong khi đó, một bộ phận phụ huynh lại chiều chuộng, nghe lời con. Thay vì tìm hiểu lý do để cùng nhà trường phối hợp tìm cách dạy dỗ con, họ lại quay ra phản ứng với GV. “HS phản biện khác với cãi lại thầy. Chẳng hạn, tại các trường quốc tế, khi HS muốn tranh luận thì có thể ngồi tại chỗ mà không phải đứng dậy như ở các trường công lập. Tuy nhiên, các em vẫn phải lễ phép và tôn trọng GV. Trong khi đó, hiện nay, không ít HS mang tư tưởng thầy cô chỉ là người đi làm thuê, hưởng lương từ tiền học phí của các em, tiền thuế của người dân nên có tâm lý coi thường” - ông Ngai băn khoăn. Người thầy bị cô lập Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, nhận xét nhiều trường tư thục hiện nay rất sợ mất HS vì HS chính là nguồn thu của trường. Chính vì thế, nếu mâu thuẫn thầy - trò xảy ra, chỉ trường nào có kỷ luật nghiêm minh mới sẵn sàng xử lý, đuổi học những HS phạm lỗi. Tuy nhiên, không phải trường tư thục nào cũng làm được điều này. Vì thế, nếu không thể hòa giải thầy - trò thì nhà trường sẵn sàng chấp nhận chọn cách đuổi thầy chứ không thể đuổi HS. Chưa khi nào mà vai trò người thầy lại rẻ rúng như thế. Ông Nguyễn Văn Ngai cho rằng cần phải ngăn chặn tình trạng HS lợi dụng công nghệ để đe dọa, tạo áp lực, bêu xấu thầy cô. Khi sự việc xảy ra, người thầy thường bị cô lập. Ở một góc độ khác, theo ThS Nguyễn Thị Thu Hiền, GV Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, nói sợ thì chưa hẳn nhưng thực tế hiện nay, HS không còn tôn trọng thầy cô như trước. Để xảy ra tình trạng này, trước hết là do phương pháp sư phạm của người thầy chưa đúng, kỷ luật của nhà trường lỏng lẻo, đạo đức của HS ngày càng đáng báo động. Trong khi đó, GV chỉ lo dạy cho xong bài mà ít khi nghĩ đến việc rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho HS... Đừng để học sinh làm tới Ông Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Tăng (quận 9, TP HCM), cho rằng cả nước có hàng ngàn cơ sở giáo dục và tất nhiên, trong quá trình dạy học, GV không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng chuẩn mực sư phạm. Công nghệ hiện đại là con dao 2 lưỡi, một mặt khiến GV phải không ngừng hoàn thiện mình nhưng cũng là công cụ để HS tạo áp lực lên thầy cô. Vì thế, cách đưa tin của các phương tiện truyền thông cũng cần có chọn lọc, tránh tình trạng cổ xúy cho HS được thể làm tới. “Người thầy không phải lúc nào cũng đúng. Để quan hệ thầy - trò luôn có sự tôn trọng nhau thì cần rất nhiều sự góp ý đúng đắn của phụ huynh” - một chuyên viên Sở GD-ĐT TP HCM nhận định.
Tác giả: Admin
- 6 cách để tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ
- Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học
- Tụi con đã có nước sạch rồi”!
- 'Nếu không ăn rau, con sẽ rất xấu xí' Đôi khi, bạn phải nói dối điều này bởi vì bạn không thể làm bất cứ điều gì khác để có được sự đồng thuận, chấp nhận của con cái trong vấn đề ăn uống mà bạn cho đó là tốt nhất. Bạn muốn con của mình phải ăn
- Cách học mới cho học sinh tiểu học
- Bất bình đẳng trường công - trường tư
- hoạt động ngoại khóa
- Giáo viên Tây chia sẻ cách sống tốt ở HN chỉ với 1 giờ dạy mỗi ngày
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Văn
- Triết lý giáo dục Việt Nam: Học để làm quan!
- Đề xuất xây nhà vệ sinh 2 tỷ đồng: Phụ huynh “phản pháo”
- HKPhone ra mắt Racer INNO chạy chip Qualcomm
- Trao 40 suất học bổng đến học sinh dân tộc thiểu số
- Mang tính năng “độc” của Windows 9 lên phiên bản Windows hiện tại
- AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY
- Tại sao cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ?
- Hướng đến nền giáo dục thực học
- Cùng con khơi dậy tiềm năng tự nhiên mỗi ngày
- Đắk Nông thiếu gần 500 giáo viên mầm non
- Đổi mới phương pháp dạy học Cập nhật lúc : 15:19 07/08/2013 Giáo viên hãy là một nhà tư vấn tâm lý!
- Trường hơn 6 tỷ vẫn “phơi sương” sau hai mùa khai giảng
- Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa dự lễ khai giảng tại ngôi trường nhiều kỷ niệm
- Thực hư sách kĩ năng dạy trẻ 'sờ vào vùng kín' của bạn
- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
- Phụ huynh có vai trò quan trọng quyết định kết quả học tập của con
- Trao 50 suất học bổng đến sinh viên có thành tích xuất sắc
- ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GD về kỳ thi chung quốc gia
- Bí quyết chọn trường mầm non cho con
- Tưng bừng lễ khai giảng ở ngôi trường gần 100 tuổi
- Chàng thủ khoa mồ côi nuôi ước mơ trở thành bác sĩ