Tin tức : (Trường THCS Tài Văn)/Tin tức - Sự kiện

Kỷ niệm 70 năm Quốc hội Việt Nam

Ngày đăng : 06-01-2016

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, 70 năm trước, lần đầu tiên tất cả các công dân Việt Nam với tinh thần yêu nước nồng nàn đã nô nức tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội. Nhìn lại chặng đường 70 năm đã qua, quá trình hình thành, ra đời của Quốc hội là kết tinh sự lựa chọn của chủ nghĩa yêu nước và những giá trị phổ quát của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…

 


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ và dông đảo bạn bè quốc tế cùng tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam (ảnh: TTXVN).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ và dông đảo bạn bè quốc tế cùng tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam (ảnh: TTXVN).

Lễ mit tinh trọng thể kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội sáng nay (6/1/2016) có đầy đủ các lãnh đạo cao nhất của nhà nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh; Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An… cũng tới dự dễ kỷ niệm. Nhiều khách mời quốc tế có mặt tại hội trường như Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch Quốc hội Campuchia


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ mit tinh trọng thể kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ mit tinh trọng thể kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ôn lại lần tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, đó là cuộc bầu cử đúng nguyên tắc dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Chỉ 5 tháng sau ngày Cách mạng tháng Tám thắng lợi, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp mọi miền Tổ quốc, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến… đã tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối.

Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành công dân một nước tự do, độc lập, tự quyết định vận mệnh của mình, tự lựa chọn và xây dựng chế độ công hoà, dân chủ.

“Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 là thắng lợi của tinh thần yêu nước, của chính thể dân chủ cộng hoà lần đầu tiên được thiết lập, của đường lối cách mạng đúng đắn” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.


Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự lễ mít tinh.

Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự lễ mít tinh.

Trải qua 70 năm, với 13 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã không ngừng lớn mạnh, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điểm lại các giai đoạn lịch sử Quốc hội Việt Nam đã trải qua. Ngay sau khi ra đời, Quốc hội khoá I (1946-1960) đã đóng góp to lớn vào công cuộc củng cố nền độc lập, xây dựng nhà nước dân chủ cộng hoà, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân; khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến trên cong đường XHCN, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Trong 14 năm này, Quốc hội khoá I đa xban hành 2 bản Hiến pháp 1946, 1959, thành lập Chính phủ hợp Hiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu để tổ hức nhân dân kháng chiến, kiến quốc.

Giai đoạn 1960-1975 xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, Quốc hội các khoá II, III, IV và V hoạt động đã hoàn thành nhiệm vụ để cùng cả nước trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất non sông đất nước.

Sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất trong cả nước năm 1976, Quốc hội từ khoá VI đến khoá XIII đã ngày càng phát huy, khẳng định vai trò của mình. Quốc hội đã có những đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động. Trong giai đoạn này, Quốc hội ban hành Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và mới nhất là bản Hiến pháp 2013 tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng cho sự phát triển nền dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Mỗi bản Hiến pháp, mỗi đạo luật, mỗi quyết định của Quốc hội luôn gắn liền với vận mệnh quốc gia (ảnh: TTXVN).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Mỗi bản Hiến pháp, mỗi đạo luật, mỗi quyết định của Quốc hội luôn gắn liền với vận mệnh quốc gia" (ảnh: TTXVN).

Nhìn lại 70 năm hình thành phát triển của Quốc hội Việt Nam cho thấy sự ra đời của Quốc hội là kết tinh của sự lựa chọn đúng đắn, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với những giá trị phổ quát của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp nguyện vọng của người dân và quy luật phát triển lịch sử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, những thành tựu của công cuộc đổi mới 30 năm qua, Tổng Bí thư lưu ý, 2016 và những năm tới đất nước cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hơn bao giờ hết, cần đoàn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, tận dụng thời cơ, thuận lợi, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

“Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam là dịp để ôn lại truyền thống, một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, đồng thời xác định rõ hơn những việc cần làm trong thời gian tới” – Tổng Bí thư nhắc nhở, trước hết, Quốc hội cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV (dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tới đây) thành công, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng phát luật, an toàn, tiết kiệm, để đó thực sự là ngày hội của toàn dân.


Lễ kỷ niệm được tổ chức giản tiện nhưng trang trọng, ý nghĩa (ảnh: TTXVN).

Lễ kỷ niệm được tổ chức giản tiện nhưng trang trọng, ý nghĩa (ảnh: TTXVN).

Đáp lại những thông điệp của người đứng đầu Đảng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, ngay từ những ngày đầu đất nước còn trong trứng nước, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức thành công đã trao cho Quốc hội trọng trách ban hành Hiến pháp và lập nên các thiết chế của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội luôn gắn bó với Nhân dân, mang trong mình sức mạnh của Nhân dân, đồng hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh ý nghĩa mỗi bản Hiến pháp, mỗi đạo luật, mỗi nghị quyết, mỗi quyết định quan trọng của Quốc hội luôn gắn liền với vận mệnh của quốc gia, dân tộc, là sự kết hợp nhuần nhuyễn “ý Đảng, lòng Dân”. Mỗi thành quả của Quốc hội là kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là sự phối hợp và cộng đồng trách nhiệm giữa Quốc hội với các cơ quan, là niềm tin, sự gửi gắm, đồng thuận, đồng tình, ủng hộ của Nhân dân và toàn xã hội.

Chủ tịch Quốc hội thay mặt Quốc hội bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quốc dân đồng bào trong suốt 70 năm qua đã luôn tin tưởng, trao cho Quốc hội trách nhiệm thực hiện quyền lực nhân dân. Sự tin tưởng, trao quyền của người dân thông qua bầu cử là nền tảng dân chủ tạo nên chính quyền của dân, do dân và vì dân.

“Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua 70 năm, với ý thức trách nhiệm trước Nhân dân và tiền đồ của đất nước, nhất định Quốc hội chúng ta sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân” – Chủ tịch Quốc hội kết lại phần phát biểu bế mạc lễ mít tinh.

P. Thảo (Báo Dân Trí)

P. Thảo

Xem thêm...