Tin tức : (Trường THPT Nguyễn Việt Dũng)/Ngày này năm xưa /
Trận hóa trang kỳ tập của đội cảm tử quốc gia tự vệ cuộc (trận Lê Bình) và anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Bình
Ngày đăng : 23-10-2014
Kính thưa quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 21 ngày sau đó, tức là ngày 23/9, thực dân Pháp lại có âm mưu chiếm nước ta một lần nữa, nhân dân Nam Bộ chưa kịp hưởng niềm vui thanh bình, đã phải tiếp tục chiến đấu để giữ vững nền độc lập của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên, tiến ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Ngày Nam Bộ kháng chiến.
Ở Cần Thơ, sau ngày Nam bộ kháng chiến 23/9, rạng sáng ngày 30/10/1945, tàu chiến Pháp nổ súng tấn công Cần Thơ, cùng lúc với 2 tiểu đoàn bộ binh dùng súng cối, đại liên đánh chiếm thị xã. Lực lượng vũ trang Cần Thơ đã anh dũng ngăn chặn địch trong suốt 90 ngày đêm trên các mặt trận Bình Thủy, Cái Răng lập nên những chiến công hiển hách. Tiêu biểu cho những chiến công đó là trận “Hóa trang kì tập”.
Trận đánh diễn ra vào sáng ngày 12/11/1945 của Đội cảm tử - Quốc gia Tự vệ cuộc gồm 6 đồng chí: Lê Bình, Lê Nhựt Tảo, Bùi Quang Trinh, Cao Minh Lộc, Trần Chiên, Trần Hữu Nghi, do Lê Bình làm chỉ huy.
Các anh lợi dụng việc Pháp cấp giấy hồi cư và giấy phép sinh hoạt, mua bán cho dân đã cải trang làm người buôn lợn, xin giấy phép qua lại buôn bán. Đến chợ Cái Răng, các anh đậu xuồng ngay bến chợ. Anh Nghi đi trước, 2 thanh niên khiêng heo đi sau, các chiến sĩ đội cảm tử bám theo tiến vào Ban chỉ huy quân Pháp tại nhà Việc làng Thường Thạnh xin giấy phép buôn bán. Khi đi đến khoảng giữa cầu thang để vào trong trụ sở, bị lính Pháp chặn lại hỏi, anh Nghi nói tiếng Pháp (giả giọng bồi) xin phép cho được đi buôn bán.
Nhanh như cắt, anh Lê Bình bước ngay vào trong nhà. Đúng lúc Quan Ba Rouen từ trên lầu bước xuống, anh Lê Bình rút súng bắn tên Quan Ba Rouen bị thương nặng. Các anh khác (Bùi Quang Trinh, Trần Chiên) hỗ trợ anh Lê Bình giật cờ tam sắc của Pháp treo cờ đỏ sao vàng của ta lên. Lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới giữa Ban chỉ huy quân Pháp. Địch hoàn toàn bất ngờ và hỗn loạn không kịp phản ứng, mấy phút sau mới có tiếng súng chống cự của địch. Hay tin, địch tập trung chi viện cho đồng bọn, bao vây đội cảm tử. Năm chiến sĩ Quốc gia Tự vệ cuộc đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. (Đ/c Nghi cùng 2 thanh niên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ rút lui về cầu Cái Răng an toàn).
Cuộc đấu không cân sức kéo dài hơn 30 phút. Kết thúc trận đánh đội cảm tử tiêu diệt 27 tên và làm bị thương 17 tên, trong đó có tên Quan Ba Rouen bị thương nặng và sau khi về Pháp chữa trị vết thương, Quan Ba Rouen viết bài thừa nhận và khen ngợi lòng quả cảm của các chiến sĩ cảm tử:
“ … Tôi được cứu sống và lương tâm được thức tỉnh.
Tôi thấy rõ chính nghĩa và tinh thần dũng cảm của một dân tộc mà trước đây tôi xem thường. Với những khẩu súng tầm thường họ chiến đấu dũng cảm, không sợ sệt, nao núng trước những loạt liên thanh chúng tôi quét vào họ. Một thanh niên vượt qua làn đạn, xông lên hạ lá cờ tam sắc xuống, treo cờ đỏ sao vàng lên và gục chết một cách dũng cảm phi thường … Tôi không sợ súng nhưng khiếp sợ tinh thần chiến đấu của họ … Tôi sẽ cố gắng vận động nhân dân Pháp cùng với chúng tôi ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam sớm thành công”.
Trận “Hóa trang kỳ tập” của Đội cảm tử là trận đánh đầu tiên của lực lượng vũ trang Quốc gia tự vệ cuộc - tiền thân của lực lượng CAND ngày nay mở đầu cho cách đánh bất ngờ vào đầu não địch, làm cho chúng hoang mang kinh sợ trước tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta, gây tiếng vang lớn trong cả nước, đã cổ vũ động viên cán bộ, chiến sĩ ở các mặt trận xông lên giết giặc lập công với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Ghi nhận công lao và sự cống hiến quên mình góp phần giành độc lập tự do cho Tổ quốc của tập thể Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ, ngày 01/3/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ.
Nơi diễn ra trận “Hóa trang kỳ tập” của các anh ngày nay đã trở thành khu di tích lịch sử cấp thành phố ở Cần Thơ, với tên đầy đủ của di tích là “Địa điểm chiến thắng của Đội Cảm tử Quốc gia Tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ năm 1945”. Khu di tích tọa lạc tại khu vực chợ Lê Bình, quận Cái Răng.
Kính thưa quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Phần nội dung tiếp theo, tôi xin được giới thiệu về tiểu sử của anh hùng Lê Bình.
Lê Bình sinh năm 1924 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cha anh là cụ Lê Lương, mẹ là cụ Lê Thị Hai.Anh là người con thứ 4 trong gia đình có 7 anh chị em. Chịu ảnh hưởng của thân phụ, anh được thừa hưởng một sự giáo dục tốt từ nhỏ và kế thừa nghề dạy học. Sau khi tốt nghiệp Tú Tài, anh trở thành một giáo viên tiểu học tại địa phương.
Các anh chị em của anh đều là những người tham gia cách mạng từ trước tháng 8 năm 1945. Riêng ông tham gia mặt trận Việt Minh từ tháng 5/1945, tại Hà Tĩnh. Sau ngày tổng khởi nghĩa, Việt Minh nắm chính quyền, anh được tổ chức đưa vào hoạt động ở Sài Gòn trong ngành công an.Cách mạng tháng 8 thành công, anh được cử làm Trưởng công an Tân Bình (nay là quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), sau đó chuyển về giữ chứcGiám đốc Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ.
Anh đã anh dũng hy sinh khi cùng đồng đội chiến đấu trực diện với quân Pháp trong trận “Hóa trang kì tập” trận đánh diễn ra vào sáng ngày 12/11/1945.
Học tập tấm gương của cảm tử quân Lê Bình và đồng đội, chiến sĩ các mặt trận đã xông lên diệt giặc. Một phân đội du kích mang tên Lê Bình cũng được thành lập và có nhiều chiến công xuất sắc trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến. Từ đây câu chuyện của năm chiến sĩ cảm tử trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân miền Nam.
Sau năm 1975, chính quyền đã cho lập bia kỉ niệm các chiến sĩ cảm tử ở chợ Cái Răng. Một đường phố và một phường tại quận Cái Răng được đặt theo tên Lê Bình. Tại quê hương ông, một con đường và một trường tiểu học tạithành phố HàTĩnhcũng được đặt tên Lê Bình. Liệt sĩ Lê Bình đã được nhà nước Việt Nam truy phong danh hiệuAnh hùng lựclượng vũ trang nhân dân./.
UserFiles/HEAD901/news/attachment/8787/8787_1414034146_TRẬN_HÓA_TRANG_KỲ_TẬP_VÀ_ANH_HÙNG_LÊ_BÌNH.doc
Các tin khác
- Đề cương giới thiệu luật biển Việt Nam (01/10/2014)
- Tuyên truyền về Công ước luật biển (01/10/2014)
- Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (01/10/2014)
- TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 – 10/10/2014) (16/10/2014)
- SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (17/10/2014)
- Phòng và chữa bệnh đau mắt đỏ đúng cách (25/10/2014)
- Tìm hiểu về bệnh dịch hạch và phương pháp phòng tránh (29/11/2014)
- “KHÔNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS” (29/11/2014)
- KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM, 25 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (04/12/2014)
- Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015) (23/01/2015)
- Kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2015). (24/02/2015)
- LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 và CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (28/02/2015)
- Bệnh ho gà (pertussis hoặc whooping cough) (01/03/2015)
- Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 (20/03/2015)
- Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2015) (23/03/2015)
- Thần thoại Hy Lạp (31/03/2015)
- Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2015) (10/04/2015)
- Chúc một ngày tốt lành - Nguyễn Nhật Ánh (29/04/2015)
- 30/4/1975 tại Sài Gòn (05/05/2015)
- Những hình ảnh biểu tượng trong chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2015)