Ngày: 05/05/2015
Gợi ý đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư
30 - P2
GỢI Ý CỤ THỂ VỀ CÁCH NHẬN XÉT MỘT SỐ MÔN HỌC THEO
THÔNG TƯ 30 THÔNG QUA 1 SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ
I. Ví dụ cách đánh giá học sinh thường xuyên (nội dung
nhận xét, cách nhận xét, hình thức nhận xét, biện pháp hỗ trợ (nếu có)).
A. Môn:
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: lớp 2
Tiết 3: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?
Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 26
1, Nội dung nhận xét: Dựa vào mục tiêu của bài học (chuẩn
kiến thức kĩ năng).
- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi
ý (bài tập 1, bài tập 2).
Biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì? (bài tập 3).
2, Cách nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
Theo tiến trình tiết học:
- Khi học sinh làm xong bài tập 1: GV kiểm tra của học
sinh trong lớp có thể ghi nhận xét như sau:
+, VD1: Con đã tìm rất nhanh và đúng các từ chỉ sự vật
trong tranh vẽ.
+, VD2: Con tìm còn thiếu từ chỉ đồ vật.
( Biện pháp hỗ trợ) Con hãy quan sát thật kĩ các bức tranh
theo từng hàng để tìm ra từ chỉ đồ vật bị thiếu.
- Khi học sinh làm xong bài tập 2: GV kiểm tra của học
sinh trong lớp có thể ghi nhận xét như sau:
+, VD1: Con đã tìm chính xác các từ chỉ sự vật có trong
bảng.
+, VD2: Con đã tìm đúng được một số từ chỉ sự vật có trong
bảng nhưng các từ (đi, đỏ) không phải là từ chỉ sự vật .
( Biện pháp hỗ trợ) Con hãy đọc thật kĩ (từ đi và từ đỏ)
xem các từ đó có là từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối không? Rồi sửa lại
cho đúng.
(Biện pháp hỗ trợ) Con cần đọc lại các từ có trong bảng và
suy nghĩ kĩ từng từ xem từ nào dùng để chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối ?
Rồi sửa lại cho đúng.
3, Hình thức nhận xét:
Bằng lời nói trực tiếp với học sinh.
Ghi vào vở, vào phiếu học tập của học sinh.
- Hoặc thưởng hoa, thưởng cờ, một tràng vỗ tay của cả lớp,
....( nếu học sinh làm tốt).
B. Môn Toán
– lớp 4
Tiết 29: Phép cộng
Sách giáo khoa trang 36
1, Nội dung nhận xét: (theo chuẩn kiến thức kỹ năng): Biết
đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có
nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp (Bài tập 1, bài tập 2 (dòng 1,3), Biết
giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng có đến 6 chữ số có nhớ (Bài tập 3)
trong sách giáo khoa.
2,Cách nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
Theo tiến trình tiết học: (Theo Bài tập 1, bài tập 2 (dòng
1,3), Bài tập 3 trong sách giáo khoa).
Theo một bài học:
VD1: Em đã thành thạo phép cộng các số có đến sáu chữ số
không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp và giải được bài toán
có lời văn liên quan đến phép cộng có đến 6 chữ số có nhớ.
VD2: Em đặt tính đúng và cộng theo đúng thứ tự từ phải
sang trái nhưng Em còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ. Em làm lại các
bài tập ở sách giáo khoa và lưu ý việc nhớ nhé!
3, Hình thức nhận xét:
- Bằng lời nói trực tiếp với học sinh.
- Ghi vào vở, vào phiếu học tập của học sinh.
Hoặc thưởng hoa, thưởng cờ,....( nếu học sinh làm tốt).
C. Môn: Lịch
sử - Lớp 4
Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn Sách giáo khoa
trang 73
1, Nội dung nhận xét: (theo chuẩn kiến thức kỹ năng -
trang 119)
2,Cách nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
*Theo tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - Nơi cư trú của một số dân
tộc ít người.
- Nội dung nhận xét:
+ Tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao.
+ Mật độ dân cư ở Hoàng Liên Sơn: thưa thớt.
- Cách nhận xét:
VD1: Em đã nêu được tên các dân tộc ít người ở Hoàng Liên
Sơn và đặc điểm về mật độ dân cư ở đây.
VD2: Em còn nhầm lẫn các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư
trú từ nơi thấp đến nơi cao( Thái, Mông, Dao).
( Biện pháp hỗ trợ): Em cần xem kĩ lại bảng số liệu ở
trang 73 để có nhận xét tốt hơn.
- Hình thức nhận xét: (Như trên).
Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn ở Hoàng Liên Sơn
- Nội dung nhận xét: Mô tả nhà sàn ở Hoàng Liên Sơn qua
tranh ảnh.
- Cách ghi nhận xét:
VD1:Em đã mô tả đúng đặc điểm chính của nhà sàn ở Hoàng
Liên Sơn.
VD2:Em đã mô tả còn thiếu đặc điểm của nhà sàn ở Hoàng
Liên Sơn.
Biện pháp hỗ trợ: Em cần quan sát kĩ tranh vẽ và đọc lại
thông tin trong sach giáo khoa để tìm ra các đặc điểm chính của nhà sàn ở Hoàng
Liên Sơn.
- Hình thức nhận xét: Như trên.
Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
Nội dung nhận xét: Mô tả trang phục của một số dân tộc ở
Hoàng Liên Sơn qua tranh ảnh.
Cách ghi nhận xét: ( tương tự trên).
Biện pháp hỗ trợ (nếu có).
Hình thức đánh giá: Như trên.
*Theo một bài học: (tương tự như tiết LTVC).
3, Hình thức đánh giá: (như trên).
II. Hình
thức đánh giá bằng lời (hoặc ghi vở) giáo viên nhận xét học sinh có thể kết hợp
cả nhận xét về kiến thức, kỹ năng, năng lực và phẩm chất.
Ví dụ:
- Ở phân môn Tập đọc có thể nhận xét với 1 học sinh như
sau: Em rất tự tin, đọc bài to, rõ ràng.
Phân môn kể chuyện: hôm nay em rất mạnh dạn, kể chuyện tự
nhiên, hấp dẫn nội dung của truyện đặc biệt em đã biết sử dụng cả điệu bộ, cử
chỉ khi kể.
- Con đã biết giúp đỡ các bạn học tập trong nhóm, trả lời
to, rõ ràng, ngắn gọn đúng câu hỏi của cô.
II. Ví dụ
cách đánh giá học sinh thường xuyên quá trình học tập trong một tháng.
a, Môn học và hoạt động giáo dục (Kiến thức, kỹ năng):
Giáo viên phải tổng hợp được nội dung kiến thức của các môn học và các hoạt
động giáo dục trong 1 tháng để nhận xét học sinh (chỉ ghi những nhận xét nổi
bật và biện pháp hỗ trợ (nếu có).
b, Năng lực: Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát
triển một số năng lực của học sinh trong tháng qua các biểu hiện hoặc hành vi
như sau:
Tự phục vụ, tự quản.
Giao tiếp, hợp tác.
Tự học và giải quyết vấn đề.
c, Phẩm chất: Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát
triển một số phẩm chất của học sinh trong tháng qua các biểu hiện hoặc hành vi
như sau:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo
dục.
- Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.
Trung thực, kỷ luật, đoàn kết.
- Yêu gia đình, bạn và những người khác.