Chủ nhật, 22/12/2024 19:08:45
DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Ngày: 10/02/2015

DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐA PHƯƠNG TIỆN

VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC HIỆN HÀNH

 

     Cũng như các môn học khác, việc đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật hiện nay là làm sao để học sinh phát huy được năng lực, phẩm chất của mình và điều đó được thể hiện trong nội dung, yêu cầu của tập huấn về dạy - học  Mĩ thuật, là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng quy trình mỹ thuật tương tác tích hợp giữa 5 nội dung (vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng và thường thức mỹ thuật).

      Với phương pháp này, giáo viên đưa các quy trình giáo dục mĩ thuật dựa trên các chủ đề đồng thời mang tính tích hợp vào bài giảng và nêu bật vai trò của ngôn ngữ mỹ thuật trong cuộc sống. Bên cạnh đó giúp học sinh phát triển các năng lực sáng tạo và giao tiếp bằng mỹ thuật, qua đó các em có cơ hội phát triển kỹ năng sống và các năng lực khác nhau như cảm thụ, nghiên cứu, trải nghiệm, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học, tự đánh giá, cùng tạo lập và làm giàu văn hóa của mình.

      Điểm mới của dạy học theo phương pháp này thì môn học Mỹ thuật được đổi thành hoạt động mỹ thuật và hoạt động mỹ thuật được tổ chức gồm các hoạt động: Vẽ cùng nhau; Vẽ biểu đạt; Tạo hình dáng bằng vật liệu tìm được; tạo hình bằng điêu khắc; xây dựng cốt truyện; vẽ theo nhạc.

      Nội dung dạy học được xây dựng thành 7 quy trình và mỗi quy trình được xây dựng bởi nhiều hoạt động. Cụ thể:

     Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. Quy trình này có 6 hoạt động: Vẽ theo quan sát; Trưng bày ngân hàng hình ảnh; sáng tác tranh theo chủ đề; chia sẻ nội dung câu chuyện; tô màu làm phong phú câu chuyện; tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh.

       Quy trình 2: Vẽ biểu cảm. Quy trình này có 4 hoạt động: Vẽ quan sát và vẽ không nhìn giấy; thảo luận về các đường nét biểu cảm; thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc; thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả.

       Quy trình 3: Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. Quy trình này có 5 hoạt động: Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ theo giai điệu; từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc; lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tưởng; tạo sản phẩm trang trí như bưu thiếp, thiệp mời, bìa sách…; trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm.

        Quy trình 4: Xây dựng cốt truyện. Quy trình này có 5 hoạt động: tạo hình dạng hình học cho nhân vật - xé, dán, nặn; giới thiệu các nhân vật tưởng tượng có tính cách; từ hình tượng độc lập, liên kết thành một nội dung chủ đề; hoàn thiện, sáng tạo và làm rõ nội dung chủ đề; trình bày và đánh giá.

        Quy trình 5. Tạo hình 3D-tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được). Quy trình này có 5 hoạt động: khám phá chủ đề ví dụ “Nhà của em”; vẽ và tô màu “Nhà của em” theo trí nhớ; tạo ngôi nhà mơ ước bằng vật dụng tìm được; gắn ngôi nhà mơ ước vào khu dân cư; hoạt động mở rộng.

        Quy trình 6. Điêu khắc-Nghệ thuật tạo hình 3D (nghệ thuật sắp đặt/hoạt cảnh/biểu diễn và sắm vai). Quy trình tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn, bồi giấy hoặc đất nặn hoặc sáp. Quy trình tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn và giấy bồi gồm có 4 hoạt động: quan sát dây thép uốn; từ tĩnh chuyển sang hình động; tạo hình khối trở nên sống động. Đối với hoạt cảnh với các nhân vật được nặn từ đất sét, đất nặn màu cũng gồm có 4 hoạt động:  đóng kịch dựa trên những hình mẫu tương phản; nặn hình khối tương phản bằng đất sét hoặc đất nặn màu; đưa các tác phẩm vào trong hoạt cảnh; trưng bày và thuyết trình về hoạt cảnh.

        Quy trình 7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Quy trình này có 3 hoạt động: tạo sơ đồ tư duy với chhur điểm “trình diễn múa rối”; tạo hình con rối; diễn tập, biểu diễn và đánh giá buổi trình diễn múa rối.

 

NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Tin liên quan