Ngày: 21/09/2017
Ngày 19/9, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc tổ chức diễn đàn giáo dục 2017 để báo cáo phân tích ngành giáo dục, cụ thể là giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015.
Tại đây, nhiều con số đã được công bố:
Theo đó, số lượng giáo viên ngày càng tăng trong phạm vi cả nước. Theo báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo cho thấy, cả nước có khoảng 900.000 giáo viên phổ thông.
Đối với cấp Tiểu học, tỷ lệ giáo viên /lớp cao nhất ở Đồng bằng Sông Hồng là 1,5 giáo viên/lớp.
Qua khảo sát tại 3 tỉnh/thành là Hà Nội, Long An và Gia Lai cho thấy tỷ lệ tương ứng lần lượt là 1,56 giáo viên/lớp ; 1,52 giáo viên/lớp và 1,2 giáo viên/lớp.
Theo báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, cả nước có khoảng 900.000 giáo viên phổ thông. (Ảnh minh họa: VTV.vn) |
Trong khi đó, quy định đối với trường Tiểu học dạy 1 buổi trong ngày không quá 1,2 giáo viên/lớp và trường dạy 2 buổi trong ngày là không quá 1,5 giáo viên/lớp.
Ở cấp Trung học cơ cở, tỷ lệ giáo viên/lớp tháp nhất thuộc vùng Đông Nam Bộ (dưới 2 giáo viên/lớp). Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là gần 2,5 giáo viên/lớp.
Cả nước đang thừa, thiếu bao nhiêu giáo viên? |
Đối với các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Gia Lai và Long An thì số giáo viên/lớp tương ứng là 2,23; 2,0 và 2,12.
Tỷ lệ này cao hơn so với quy định không quá 1,9 giáo viên/lớp.
Đối với cấp Trung học, tỷ lệ giáo viên/lớp đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với gần 2,5 giáo viên/lớp.
Còn đối với 3 tỉnh khảo sát nêu trên, tỷ lệ giáo viên/lớp dao động trong khoảng 2,12 – 2,23 giáo viên/lớp.
Tỷ lệ quy định cho cấp Trung học phổ thông là không quá 2,25 giáo viên/lớp.
Từ những con số nêu trên, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc cho rằng, có thể kết luận quy mô giáo viên ngày càng tăng nhưng không đồng đều ở các cấp học và môn học. Từ đó dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số nơi, một số môn học và cấp học.