Đó là những cảm nhận khi có dịp dự giờ các lớp học đang được tổ chức theo mô hình "trường học mới tại Việt Nam" (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN).
Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo mô hình này (trong đó, có gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần).
Với các nhà quản lý giáo dục, mô hình này là một cách trả lời cho những đòi hỏi về đổi mới giáo dục, như "chuyển hoạt động dạy học của người thầy sang hoạt động tự học của học sinh, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, trang bị thêm nhiều kỹ năng còn thiếu của học sinh, cân đối giữa dạy chữ - dạy người",v.v.
|
Bước vào lớp, điều khác biệt đầu tiên là lớp học được xếp theo các nhóm từ 4 - 6 em, ngồi quay mặt vào nhau. Ảnh chụp tại Trường tiểu học Làng Sen (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) |
|
Theo mô hình truyền thống, học sinh làm việc cá nhân. Với mô hình này, học sinh sẽ làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc tự học. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, Nghệ An
|
|
Các thành viên trong lớp tổ chức thành Hội đồng và ban. Chủ tịch hội đồng tự quản, và 2 phó chủ tịch do học sinh tự ứng cử hoặc các bạn trong lớp bầu chọn. Giúp việc cho Hội đồng sẽ có các ban chuyên môn như: Đối ngoại, Thư viện, Quyền lợi học sinh, Sức khỏe - Vệ sinh, Văn nghệ...Trong ảnh là mô hình tổ chức của lớp 3A, Trường Tiểu học Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An)
|
|
Học theo mô hình này, học sinh tự làm chủ là chủ yếu. Sơ đồ "10 bước học tập" được treo ở tường lớp học
|
|
Vào đầu mỗi giờ học, các nhóm trưởng tới góc học tập lấy sách vở mang về cho nhóm mình. Ảnh chụp tại lớp 3A, Trường Tiểu học Nậm Cắn
|
|
Theo mô hình truyền thống, học sinh học tập theo sự quản lý của giáo viên. Với mô hình này, học sinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm quá trình học tập, tập làm lãnh đạo. Trong ảnh: Trưởng nhóm điều hành việc thảo luận nhóm. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). |
|
Sách của học sinh là các tài liệu hướng dẫn học, được viết dưới dạng các hoạt động của học sinh (một mình, cặp đôi, làm việc nhóm,v.v...) và theo các mô-đun/bài/vấn đề/nội dung/kiến thức. Theo mô hình truyền thống, học sinh quan tâm tới sách giáo khoa, giáo viên quan tâm tới sách giáo viên; giáo viên giảng giải theo sách. Theo mô hình này, tài liệu học tập dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu "3 trong 1"). Giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức
|
|
Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Với mô hình này, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi. Trong ảnh: Hai học sinh phân vai "vua - tôi" khi học môn Lịch sử và Địa lý
|
|
Trưởng nhóm đang làm việc cùng các bạn
|
|
Các nhóm thảo luận tìm kết quả, sau đó sẽ thông báo cho cô giáo "đã hoàn thành" bằng cách giơ thẻ lên |
|
Tại lớp 4C, giờ học môn Tiếng Việt, bài học "Trung thực - Tự trọng", nhóm trưởng một nhóm báo cáo kết quả tìm các từ có tiếng "tự"
|
|
Nhóm khác đang nước rút hoàn thành công việc
|
|
Cùng với việc chuẩn bị thẻ xanh - thẻ đỏ cho từng nhóm để báo hiệu việc hoàn thành, cô giáo sẽ có thêm các hình thức ghi nhận khác. Tại lớp 2C, trường tiểu học Cẩm Quang (Hà Tĩnh), cô giáo chuẩn bị các cờ chiến thắng để thưởng cho học sinh hoàn thành sớm nhiệm vụ
|
|
Cách học truyền thống quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng. Theo mô hình mới, việc đánh giá sẽ linh động và thường xuyên thông qua từng bài học, quan tâm tới suốt quá trình học và cách học. Trong ảnh: Lời nhận xét của cô giáo với một bài toán của học sinh. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh)
|
|
Theo cách học truyền thống, giáo viên dạy theo số đông, áp đặt một chiều. Còn mô hình VNEN dạy theo cá thể, tương tác đa chiều. Trong lớp học sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ học tập như: Hộp thư vui, Hộp thư đoàn kết, Hôp thư điều em muốn nói, Góc cộng đồng, Góc học tập,v.v.. |
|
Góc cộng đồng tại một lớp học ở Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ban chỉ đạo dự án VNEN khuyến cáo: Cũng như góc học tập và thư viện lớp học, tránh xem các "Góc cộng đồng" chỉ là vật trang trí làm đẹp lớp học
|
|
Một công cụ hỗ trợ học tập khác là sơ đồ "đường đến trường". Ở nhiều trường học, sơ đồ này được treo ở trên cao, khiến học sinh khó tiếp cận.
|
|
Theo mô hình truyền thống, mối quan hệ giáo viên - học sinh theo kiểu chỉ huy, áp đặt một chiều từ trên xuống. Theo mô hình này, mối quan hệ đó sẽ mang tính hỗ trợ, hợp tác, giáo viên tham gia nhiều vào hướng dẫn, tổ chức lớp học thay vì đứng giảng. Để thích nghi với việc đi lại và di chuyển nhiều trong lớp, nhiều cô giáo đã thay giày, dép cao gót bằng giầy, dép bệt
|
|
Với học sinh người dân tộc nói tiếng Việt chưa thạo, tranh thủ ngoài giờ, các giáo viên hướng dẫn thêm việc học đọc
|
|
Cô giáo Nguyễn Thị Giang (Trường Tiểu học Nậm Cắn) được xem là "nòng cốt, cốt cán" của trường. Cô đi tham gia tâp huấn mô hình trường học theo kiểu mới rồi trở về xã, huyện để tham gia giới thiệu lại mô hình cho các đồng nghiệp
|
|
Là một trong hai trưởng phòng tiểu học ở Sở GD-ĐT đi tham quan mô hình trường học mới tại Colombia, ông Trần Thế Sơn, trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Nghệ An) khá hào hứng với mô hình. Năm học 2014 - 2015, Nghệ An có 73 trường tham gia mô hình trường học mới, ở 1.083 lớp học, với 26.577 học sinh.
|
|
Năm học 2014 - 2015, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh nhân rộng mô hình trường học mới ở 36 trường tiểu học. Sau 3 năm, tỉnh này đã có 48 trường nhân rộng mô hình. Bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, việc triển khai nhân rộng là rất cần thiết, nhưng địa phương làm thận trọng để đạt hiệu quả thực sự.
|
|
Áp dụng "mô hình mới", giáo viên gặp không ít khó khăn trong phương pháp giảng dạy; chưa dám chủ động điều chỉnh ngữ liệu, nội dung dạy học. Các trường học phải tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyen đề, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong ảnh: Ông Đặng Tự Ân, chuyên gia trưởng của mô hình trường học mới trao đổi với giáo viên trong một lần dự giờ lớp học. |
|
Mô hình phát huy sự tự tin, khả năng làm viêc nhóm của học sinh
|
|
Mô hình này đã thực hiện đổi mới đánh giá (không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét, trao đổi...) từ trước năm học 2014 - 2015 (là năm học mà ngành giáo dục áp dụng trên toàn quốc việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học)
|